Ngân hàng Trung ương điển hình nhất – Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc

Một phần của tài liệu Ngân hàng trung ương và hiệu quả trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 30 - 31)

- Lịch sử ra đờ

b) Ngân hàng Trung ương điển hình nhất – Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc

độc lập của ngân hàng trung ương của các quốc gia này có sự liên quan chặt chẽ tới mức độ phát triển của khu vực tài chính và thể chế chính trị Ở khu vực này, mức độ độc lập của ngân hàng trung ương là khác nhau ở mỗi quốc gia.

Một trong những rào cản khiến sự độc lập của ngân hàng trung ương ở những nước này gần như không thể là do mức độ vốn hoá thấp bởi ngân hàng trung ương không có khả năng để tạo ra nguồn thu. Trường hợp của Ngân hàng Trung ương Costa Rica (the Central Bank of Costa Rica) là một ví dụ điển hình cho sự thiếu hụt về các nguồn lực tài chính thiết yếu để mang lại sự hiệu quả trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Hoặc ở nền kinh tế mới nổi khác là Indonesia, Ngân hàng Trung ương Indonesia (Bank of Indonesia) khi đối mặt với vấn đề thiếu hụt về nguồn lực tài chính đã không có khả năng hỗ trợ tín dụng cho những ngân hàng yếu kém trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

Để đảm bảo tính độc lập và quyền lực tối cao cho ngân hàng trung ương, chính phủ ở nhiều quốc gia đang phát triển và nền kinh tế mới nổi đã bắt đầu gia tăng vốn định kỳ cho ngân hàng trung ương. Mặt khác, ngân hàng trung ương của các quốc gia thuộc hội đồng hợp tác vùng vịnh mặc dù sở hữu lượng vốn đủ nhưng tính độc lập bị giới hạn. Điều này đã thúc đẩy họ cố gắng hình thành nên ngân hàng trung ương đa quốc gia để đảm bảo tính độc lập từ sự kiểm soát của chính phủ các quốc gia riêng lẻ.

Trong số những ngân hàng trung ương độc lập nhất, Ngân hàng Dự trữ Châu Phi (the Reserve Bank of Africa), Ngân hàng Trung ương Ai Cập (the Central Bank of Egypt) hoàn toàn được độc lập trong việc thực thi chính sách tiền tệ - mức độ độc lập cao khỏi áp lực chính trị. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những ngân hàng trung ương này đương nhiên có quyền quyết định những mục tiêu vĩ mô chung của nền kinh tế. Ngược lại, trong nhiều trưởng hợp, ngân hàng trung ương hành động trong sự phối hợp với các cơ quan tài khóa của chính phủ, đặc biệt trong thời gian khủng hoảng.

b) Ngân hàng Trung ương điển hình nhất – Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Quốc

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (People's Bank of China - PBC hoặc PBOC) là ngân hàng trung ương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền kiểm soát chính sách tiền tệ và quản lý các định chế tài chính của nước này. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có lượng tài sản tài chính nhiều hơn bất cứ định chế tài chính công cộng nào trong lịch sử thế giới.

- Lịch sử ra đời

Ngân hàng này thành lập ngày 1 tháng 12 năm 1948 trên cơ sở hợp nhất các ngân hàng Hoa Bắc, ngân hàng Bắc Hải và ngân hàng nông dân Tây Bắc.

Trụ sở ban đầu đặt tại Thạch Gia Trang, tỉnh Hồ Bắc, sau đó chuyển về Bắc Kinh năm 1949. Trong thời gian từ 1949 đến 1978, nó là ngân hàng duy nhất của toàn Trung Quốc và đảm đương vai trò ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại.

Vào thập niên 1980, các chức năng ngân hàng thương mại được tách ra hình thành bốn ngân hàng quốc doanh. Năm 1983, Chính phủ Trung Quốc thông báo rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ thực hiện vai trò ngân hàng trung ương của Trung Quốc. Tư cách này được xác nhận ngày 18 tháng 3 năm 1995 tại phiên họp toàn thể thứ ba của Quốc hội Trung Quốc. Năm 1998, ngân hàng tiến hành tái cấu trúc cơ bản. Tất cả các chi nhánh địa phương và cấp tỉnh đều bãi bỏ, Ngân hàng trung ương Trung Quốc mở 9 chi nhánh khu vực, địa giới từng chi nhánh không theo địa giới hành chính. Năm 2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn một đạo luật sửa đổi nhằm tăng cường vai trò của ngân hàng này trong việc đề ra và thực hiện chính sách tiền tệ với mục đích bảo vệ sự ổn định tài chính quốc gia và thiết lập các dịch vụ tài chính.

- Đặc điểm

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hoạt động như là ngân hàng một cấp duy nhất của Trung Quốc, thực hiện cả vai trò của ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương. Đây là mô hình ngân hàng của các cơ chế mang tính xã hội chủ nghĩa nhất, bởi vì ngân hàng tư nhân bị cấm hoạt động trong những hệ thống kinh tế này. Năm 1980, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc phân chia hoạt động của ngân hàng thương mại vào 4 ngân hàng nhà nước. Năm 1985, PBC chính thức bắt đầu các chức năng của nó theo luật định như là một ngân hàng trung ương đầy đủ các chức năng, có trụ sở đặt ở Bắc Kinh và 9 văn phòng vùng khác. Tù đó, những cải tổ dần dần được đưa ra nhằm trao quyền cho PBC kiểm soát toàn bộ khu vực ngân hàng và có quyền thực thi chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, PBC có trách nhiệm báo cáo về chính sách tiền tệ, khối lượng tiền cung ứng, lãi suất và tỷ giá hối đoái tới Hội đồng Nhà nước thậm chí trước khi thực hiện. Do mức độ liên quan của Hội đồng Nhà nước trong các hoạt động của PBC đã giới hạn quyền độc lập của PBC so với hầu hết các ngân hàng trung ương ở các nước công nghiệp.

Một phần của tài liệu Ngân hàng trung ương và hiệu quả trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w