Công cụ lãi suất

Một phần của tài liệu Ngân hàng trung ương và hiệu quả trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 42 - 47)

Năm 1992, ngân hàng Nhà nước đã thực hiện một bước chuyển đổi quan trọng chuyển từ chính sách lãi suất âm sang chính sách lãi suất dương. Việc chuyển đổi này là bước khởi đầu tạo cơ sở cho việc theo đuổi mục tiêu tự do hóa lãi suất, tạo đòn bẩy cho các ngân hàng thương mại chuyển hoạt động kinh doanh từ thua lỗ sang có lãi. Từ tháng 8/2000, ngân hàng Nhà nước đã thay thế cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay bằng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng đồng Việt Nam và cơ chế lãi suất thị trường có sự quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ. Lãi suất cơ bản được xác định trên cơ sở lãi suất thị trường với mức độ rủi ro thấp, đảm bảo sự kiểm soát lãi suất của ngân hàng Nhà nước. Từ tháng 6/2002, ngân hàng Nhà nước thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Như vậy, tổ chức tín dụng xác định lãi suất cho vay bằng VND trên cơ sở cung-cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng vay. Trong những năm gần

đây, việc xử lý mối quan hệ giữa lãi suất VND và lãi suất USD, quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá ngày càng được ngân hàng Nhà nước coi trọng. Thực tế, việc điều hành linh hoạt lãi suất và tỷ giá đã làm chúng trở thành công cụ hỗ trợ hiệu quả cho việc thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.

VD: Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ Ngân hàng Nhà nước; giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn dưới 6 tháng, giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp, người dân.So với các nước trong khu vực, Việt Nam là một trong những nước có mức giảm lãi suất điều hành mạnh nhất (Philipines: -2%; Thái Lan: -0,75%; Malaysia: -1,25%; Indonesia: -1,25%; Ấn Độ: -1,15%; Trung Quốc: -0,3%)

- Tỷ giá

Năm 1994, cùng với sự ra đời của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, ngân hàng Nhà nước thực hiện điều hành tỷ giá theo cơ chế mới: ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá chính thức giữa ngoại tệ và đồng Việt Nam, tỷ giá mua bán trên thị trường được phép dao động trong biên độ cho phép. Năm 1999, ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đổi mới cơ bản về điều hành tỷ giá theo các nguyên tắc thị trường bằng việc hàng ngày công bố tỷ giá chính thức là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch trước đó.

Từ năm 2016, NHNN bắt đầu thực hiện cách thức điều hành tỷ giá mới theo cơ chế tỷ giá trung tâm biến động hàng ngày bám sát diễn biến thị trường và mục tiêu là đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, củng cố niềm tin vào VND, thực hiện chủ trương của Chính phủ về chống đô-la hóa nền kinh tế. Điều hành linh hoạt tỷ giá trung tâm kết hợp với mua, bán, can thiệp ngoại tệ phù hợp với điều

kiện thị trường; chủ động truyền thông dưới nhiều hình thức để định hướng, ổn định tâm lý thị trường khi có áp lực bất lợi; phối hợp chặt chẽ với các công cụ chính sách tiền tệ khác (thanh khoản VND, lãi suất, tín dụng…).

Nhờ kinh tế vĩ mô ổn định cùng với các biện pháp điều hành chủ động, linh hoạt, thị trường ngoại tệ những năm vừa qua nhìn chung ổn định, thanh khoản ngoại tệ thông suốt, nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp và người dân được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Tỷ giá VND/USD cơ bản ổn định mặc dù thị trường tiền tệ thế giới biến động mạnh, là tiền đề để người dân giảm mạnh nắm giữ ngoại tệ, qua đó chuyển hóa nguồn lực ngoại tệ thành VND để phát triển kinh tế, phù hợp với chủ trương chống đô-la hóa (tiền gửi ngoại tệ của dân cư tại hệ thống ngân hàng ngày 28/12/2020 giảm gần 40% so với cuối năm 2015). Dự trữ ngoại hối Nhà nước được củng cố đáng kể, góp phần nâng cao tiềm lực tài chính và uy tín quốc gia, năm 2020 ước khoảng 4 tháng nhập khẩu.

=> Có thể nói việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện, những nỗ lực của ngân hàng Nhà nước trong việc đổi mới các công cụ chính sách tiền tệ đã góp phần thực hiện được các mục tiêu của chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng kinh tế liên tục, duy trì ổn định tiền tệ và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân và đảm bảo được các mục tiêu kinh tế – xã hội khác.

3. Những thành quả từ việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước Việt Nam nước Việt Nam

a) Góp phần tăng trưởng kinh tế

Kể từ khi có hai pháp lệnh ngân hàng đến nay, hệ thống ngân hàng đã không ngừng được tăng cường và mở rộng nguồn vốn tín dụng để cung cấp vốn, đầu tư cho các doanh nghiệp, từ đó giúp nền kinh tế Việt Nam nói chung và từng ngành sản xuất nói riêng đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Xét trên giác độ vĩ mô, thông qua việc thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng Nhà nước đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở hai khía cạnh: Thứ nhất, chính sách tiền tệ góp phần tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định để thu hút được nguồn vốn đáng kể cho đầu tư; Thứ hai, gián tiếp tạo vốn và kích thích đầu tư phát triển kinh tế. Việc sử dụng linh hoạt và mềm dẻo chính sách lãi suất trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ đã khiến các tổ chức tín dụng điều chỉnh mức lãi suất huy động một cách hợp lý làm cho nguồn vốn huy động trong nước tăng liên tục; thêm vào đó, nguồn vốn huy động từ nước ngoài cũng được hệ thống ngân hàng khai thác triệt để, đáp ứng chiến lược vốn phục vụ tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Giai đoạn 2016 - 2019, ngay trước khi xảy ra đại dịch, kinh tế Việt Nam đã chứng tỏ sự năng động với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là 6,8%/năm, chất lượng tăng trưởng cải thiện nhờ nâng cao năng suất; lạm phát được kiểm soát dưới

4%, tạo môi trường vĩ mô ổn định, thu hút FDI, từ đó thúc đẩy xuất khẩu và xuất siêu liên tiếp trong bối cảnh thương mại quốc tế sụt giảm. IMF đánh giá năm 2020 quy mô GDP của Việt Nam có thể đứng thứ 4 ASEAN; hệ số tín nhiệm quốc gia liên tục tăng. Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch, với chủ trương đúng đắn của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đạt 2,91% - thuộc nhóm nước tăng trưởng cao nhất thế giới và đứng đầu các nước ASEAN; trong khi môi trường vĩ mô tiếp tục ổn định, trong đó lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 ở mức 2,31%, góp phần kiểm soát lạm phát bình quân chung ở mức 3,23%

b) Góp phần làm giảm lạm phát

Có thể thấy rằng, trong nhiều năm qua ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đóng vai trò chủ chốt trong việc ổn định sức mua đối nội và đối ngoại của đồng Việt Nam, góp phần ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát, phục vụ sự tăng trưởng kinh tế. Trong thời kỳ 1986-1989, nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng lạm phát phi mã, người dân mất lòng tin vào đồng Việt Nam, nhưng đến nay sau hàng loạt đổi mới hệ thống ngân hàng, đổi mới công cụ chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt và phù hợp với từng thời kỳ thì ngân hàng Nhà nước đã dần lấy lại được lòng tin, nhờ đó nền kinh tế đi dần vào ổn định, tỷ lệ lạm phát trong nhiều năm được kiềm chế ở mức một con số, giá trị của VND được coi là khá ổn định trong khu vực. Điều này chứng tỏ cho sự đúng đắn của đường lối đổi mới kinh tế nói chung và vận hành có hiệu quả chính sách tiền tệ của hệ thống ngân hàng nói riêng.

Nhờ đó, lạm phát được kiểm soát chặt chẽ, bình quân 11 tháng năm 2020 đạt 3,51%, dưới mục tiêu 4% của Quốc hội; lạm phát cơ bản bình quân đạt 2,43%, cho thấy hiệu quả điều hành CSTT linh hoạt, đóng góp tích cực vào việc giảm áp lực lên lạm phát bình quân chung trong khi vẫn có dư địa hỗ trợ nền kinh tế. Lạm phát ổn định đã tạo lập nền tảng vững chắc duy trì niềm tin của cộng đồng đầu tư đối với môi trường kinh doanh Việt Nam, thu hút FDI.

c) Góp phần thực hiện ổn định công ăn việc làm

Ngoài những thành quả kể trên, việc thực thi chính sách tiền tệ đúng đắn đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Sự ổn định môi trường vĩ mô tạo lợi thế cho môi trường đầu tư, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các ngành, mở rộng sản xuất. Từ đó tạo thêm công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Trong những năm gần đây, Việt Nam có tỷ lệ tạo việc làm nhanh hơn tỷ lệ tăng dân số, vì vậy tỷ lệ thất nghiệp có chiều hướng giảm đi. Trong thời kỳ 2016 - 2020 ước tính Việt Nam đã giải quyết được 1,3 triệu việc làm mới mỗi năm. Rõ ràng, việc mở rộng đầu tư tín dụng cho các thành phần kinh tế khiến cho công ăn việc làm được cải thiện rõ nét.

d) Góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội khác

Việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua mang lại nhiều hiệu quả góp phần ổn định tỷ giá hối đoái, tạo điều kiện

thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, đặc biệt là xuất khẩu. Năm 1997, trong khu vực xảy ra cuộc khủng hoảng tiền tệ nhưng với sự điều chỉnh kịp thời của ngân hàng Nhà nước mà nền kinh tế Việt Nam không bị ảnh hưởng lớn, xuất khẩu vẫn tăng 4% (năm 1998). Từ đó kích thích sản xuất trong nước phát triển. Quá trình thực thi chính sách tiền tệ tiền tệ của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong những năm qua còn góp phần đáng kể vào các quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo…

 Những thành công có được từ việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với nền kinh tế Việt Nam là rất đáng ghi nhận, tuy nhiên việc điều hành chính sách tiền tệ cũng vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần khắc phục để ngày càng hoàn thiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập.

4. Những hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam a) Hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ a) Hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ

Thứ nhất, việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam mới ở điểm “sơ khai”, “xuất phát”. Thường thì ngân hàng Nhà nước dựa vào các tín hiệu của nền kinh tế để xác định lượng tiền cung ứng, trình chính phủ phê duyệt, bổ sung, điều chỉnh, vẫn mang nặng tính đối phó trước mắt mà còn chưa có tính chiến lược lâu dài nên dễ rơi vào bị động, hiệu quả và độ tin cậy chưa cao.

Thứ hai, kinh doanh của hầu hết các ngân hàng thương mại còn gò bó, thiếu chủ động, tự chủ. Phần lớn các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay đều trong tình trạng thua lỗ. Nguồn vốn tín dụng hạn hẹp, mất cân đối cơ cấu với việc sử dụng, cho vay còn phân tán, hiệu quả thấp. Rủi ro tín dụng ngân hàng là đáng lo ngại và luôn thường trực.

Thứ ba, hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng chưa phát triển, chưa có những điều kiện căn bản để thả nổi tỷ giá hối đoái, còn đang trong quá trình từng bước tiến tới tự do hóa lãi suất. Việc tạo lập các công cụ và thể chế phát triển thị trường tiền tệ và thị trường vốn còn gặp không ít khó khăn.

Thứ tư, sự thâm hụt lớn của cán cân vãng lai do nhập siêu triền miên và gánh nặng nợ từ nước ngoài cũng như gánh nặng của bội chi ngân sách tạo nên những áp lực đe dọa tính ổn định, độc lập tương đối của chính sách tiền tệ do sự nôn nóng uốn nắn một cách cứng nhắc hoạt động tiền tệ tín dụng và ngân hàng sau một số vụ đổ vỡ tài chính làm tái phát xu hướng bao cấp tràn lan qua hạn mức tín dụng, qua lãi suất ưu đãi, qua áp lực chỉ định cho vay…

b) Những hạn chế trong sử dụng công cụ chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Ngân hàng trung ương và hiệu quả trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w