Đặc điểm cơ chế điều chỉnh của chính sách tiền tệ Việt Nam: Chính sách tiền tệ Việt Nam đang chuyển dần sang cơ chế kiểm soát tiền tệ gián tiếp (đặc biệt là

Một phần của tài liệu Ngân hàng trung ương và hiệu quả trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 36 - 38)

Việt Nam đang chuyển dần sang cơ chế kiểm soát tiền tệ gián tiếp (đặc biệt là công cụ nghiệp vụ thị trường mở). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiêng về sử dụng cơ chế điều chỉnh các điều kiện tiền tệ về lượng (khối lượng tiền) hơn là sử dụng cơ chế điều chỉnh qua giá (lãi suất) trong việc điều hành chính sách tiền tệ.

2. Đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước Việt Namthời gian qua thời gian qua

a) Về mục tiêu của chính sách tiền tệ

Trong hơn 10 năm đổi mới, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ hướng vào kiểm soát lạm phát, tạo môi trường ổn định để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự ổn định hệ thống. Việc xác định và lựa chọn mục tiêu điều hành chính

sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được thực hiện phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đường lối phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước.

Những kết quả đạt được trong việc thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Trong hơn 10 năm qua, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đổi mới mạnh mẽ điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, vận hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, thực hiện cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ. Do đó, đã đảm bảo khối lượng tiền tệ, tín dụng cần thiết cho nền kinh tế quốc dân, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại, góp phần đáng kể trong việc thay đổi bộ mặt đất nước. Từ một nước có tỷ lệ lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, thiếu hụt ngân sách triền miên, cán cân thanh toán quốc tế bội chi lớn trong nhiều năm liên tục, qua quá trình đổi mới Việt Nam đã trở thành một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục duy trì trong nhiều năm, tỷ lệ lạm phát ở mức một con số từ năm 1996 trở lại đây, dự trữ ngoại tệ tăng dần, cán cân thanh toán được cải thiện. Bên cạnh đó, Việt Nam đã giảm mạnh tình trạng đói nghèo, duy trì ổn định chính trị – xã hội, mở rộng công ăn việc làm ở cả đô thị và nông thôn. Các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả, số ngân hàng kinh doanh có lãi ngày càng tăng, đóng góp đáng kể cho Ngân sách Nhà nước. Hệ thống ngân hàng đã không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn, đáp ứng nguồn vốn cho mục tiêu đầu tư phát triển đất nước. Hoạt động tín dụng được mở rộng đối với mọi thành phần kinh tế để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

b) Về điều hành chính sách tiền tệ

Trước những năm 1990, chỉ tiêu phát hành tiền do chính phủ quy định và thường xuyên được dùng để bù đắp thâm hụt ngân sách. Ngân hàng Nhà nước điều hành lượng tiền cung ứng qua việc khống chế lượng tiền mặt phát hành ra lưu thông mà không quan tâm đến việc tăng M2 qua kênh tín dụng của ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại và kênh tăng tín dụng cho nền kinh tế. Việc quản lý tín dụng được thực hiện theo kế hoạch vay vốn của doanh nghiệp, cho vay theo chỉ định của chính phủ. Việc cho vay này chủ yếu nhằm bù đắp vốn lưu động thiếu của các doanh nghiệp mà không dựa trên hiệu quả kinh doanh. Cùng với đó, tỷ giá được quản lý theo cơ chế tỷ giá cố định, các luồng vốn chưa được quan tâm kiểm soát, chưa hình thành cán cân thanh toán quốc tế. Chính sách tiền tệ điều hành như vậy là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát phi mã, giai đoạn 1986 – 1989.

Từ 1991, ngân hàng Nhà nước đã xác định khối lượng tiền cung ứng hàng năm phù hợp với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát. Đồng thời, ngân hàng Nhà nước đã lựa chọn sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, chủ động điều hành linh hoạt lượng tiền cung ứng được

chính phủ phê duyệt hàng năm. Đặc biệt, từ năm 1996, ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý, điều hành hiệu quả lượng tiền cung ứng, sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và kiểm soát lạm phát ở mức một con số.

Trong những năm gần đây, kinh tế diễn biến phức tạp do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, dịch cúm lợn, thiên tai, lũ lụt, xâm nhập mặn… bồi thêm cú sốc đến nhiều mặt đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Song với quan điểm điều hành trên, ngân hàng Nhà nước đã kịp thời điều tiết cung – cầu vốn trên thị trường thông qua các công cụ tiền tệ gián tiếp, thực hiện đổi mới chính sách lãi suất và tỷ giá, qua đó đưa thị trường tiền tệ hoạt động theo xu hướng ổn định.

c) Về sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ

Trong điều kiện thị trường tiền tệ chưa phát triển, ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm soát tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ trực tiếp kết hợp với các công cụ gián tiếp và trong bước đổi mới chuyển từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang sử dụng các công cụ gián tiếp phù hợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng của các công cụ chính sách tiền tệ trong việc nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ trong những năm qua, ngân hàng Nhà nước rất chú trọng hoàn thiện và đổi mới các công cụ này.

Một phần của tài liệu Ngân hàng trung ương và hiệu quả trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 36 - 38)