Bảng phân tích tổng thu nhập/tổng tài sản bình quân

Một phần của tài liệu 0596 hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại NH phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà tây luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 99 - 117)

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BCTC NHTM

3.2. Bảng phân tích tổng thu nhập/tổng tài sản bình quân

Hệ số này phản ánh hiệu quả của các chính sách quản lý danh mục đầu tư của NH. Nhìn vào bảng ta thấy, hệ số này tăng lên trong năm 2010 với mức tăng là 4,21%. Sự tăng lên của hệ số sử dụng tài sản thể hiện hiệu quả quản trị tài sản của MHB Hà Tây thông qua việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay cũng như mở rộng các sản phẩm dịch vụ khác của NH.

Như vậy ta thấy ROA tăng mạnh trong năm 2010 là do NH đã quản trị tốt chi phí hoạt động, đồng thời NH đã quản trị rất tốt danh mục tài sản có sinh lời.

Như vậy, việc phân tích các tỷ số trong mô hình Dupont cho phép đánh giá được thành tích hiện tại; dự đoán tiềm năng, cũng như so sánh thành tích này của NHTM với các NHTM khác hay trung bình của toàn ngành nhằm phục vụ các đối tượng sử dụng thông tin trong quá trình ra các quyết định kinh tế.

Hiện nay, tại MHB Hà Tây, khi phân tích khả năng sinh lời mới chỉ sử dụng một chỉ tiêu ROA, các nhà quản trị nên sử dụng thêm các chỉ tiêu phân tích khác để có cái nhìn cụ thể hơn về khả năng sinh lời của NH như một số chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

(NIM) (%)

Thu lãi từ các khoản cho vay và đầu tư - Chi phí trả lãi khác cho tiền gửi và nợ khác

Tông tài sản sinh lời bình quân x100 Tỷ lệ này thể hiện một đơn vị tài sản sinh lời tạo ra được bao nhiêu đơn

vị lợi nhuận từ hoạt động tín dụng và đầu tư.

Tỷ lệ thu nhập ngoài _ Thu ngoài lãi - Chi phí ngoài lãi ɪθθ

lãi cận biên (%) Tông tài sản sinh lời bình quân

Tỷ lệ này thể hiện một đồng tài sản sinh lời tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận từ các hoạt động không phải tín dụng và đầu tư.

Tỷ lệ thu nhập hoạt Tông thu từ hoạt động- Tông chi phí hoạt động

1 Zx =---;--- ---x100

động cận biên (%) Tông tài sản bình quân

Tỷ lệ này thể hiện một đơn vị tài sản thì tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

Ngày nay các nhà quản lý ngân hàng cũng đang nỗ lực hạn chế tỷ tọng tài sản không sinh lời (bao gồm tiền mặt, tài sản cố định) trong tông tài sản. Một thước đo phản ánh tầm quan trọng tương đối giữa tài sản không sinh lời và những tài sản khác (như các khoản cho vay và đầu tư) được sử dụng một cách rộng rãi là tỷ lệ tài sản sinh lời:

Tông tài sản sinh Tông tài sản bình quân - Tài

Tỷ lệ tài sản lời bình quân sản không sinh lời bình quân

` Z∖ =---’---=---’---x100

sinh lời (%) Tông tài sản bình Tông tài sản bình quân quân

Nhìn chung, khi tỷ lệ tài sản sinh lời giảm thì cả ban lãnh đạo và nhân viên của ngân hàng phải làm việc tích cực hơn để có thể duy trì mức thu nhập hiện tại.

Với chiến lược tối đa hóa lợi nhuận, MHB Hà Tây cần nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Điều này có nghĩa là làm giảm các chi phí hoạt động và tăng năng suất lao động trên cơ sở tự động hóa và nâng cao trình độ nhân viên. Các thước đo phản ánh rõ nhất tính hiệu quả trong hoạt động ngân hàng và năng suất lao động của nhân viên là:

Tỷ số hiệu quả hoạt động (%) = Tổ" g chi phí hoạt x100 Tổng thu từ hoạt động

Năng suất Thu nhập hoạt động

lao động Số nhân viên làm việc đầy đủ thời gian (tính tương đương)

3.1.2.5. Phân tích mức độ rủi ro của Ngân hàng

Thông thuờng nội dung phân tích rủi ro được tiến hành lồng ghép trong các nội dung phân tích khác của NH. Tuy nhiên để có cái nhìn toàn diện về một trong những nội dung phân tích hàng đầu này, nhà quản trị nên có nội dung phân tích mức độ rủi ro của NH. Xuất phát từ hạn chế cơ bản của công tác phân tích rủi ro của MHB Hà Tây là chưa đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số loại rủi ro chính (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro từ hoạt động ngoại bảng) đến hoạt động kinh doanh NH, giải pháp hoàn thiện phân tích mức độ rủi ro NH bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Thứ nhất, NH cần bổ xung thêm chỉ tiêu Nợ xấu/ Tổng dư nợ để có thể đánh giá chính xác hơn về mức độ rủi ro tín dụng. Và để có cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn về chất lượng hoạt động tín dụng NH, nhà quản trị cần chú ý đến việc phân tích các danh mục tín dụng ngoại bảng như cam kết bảo lãnh cho khách hàng. Mặc dù sự biến động của các giao dịch ngoại bảng không làm thay đổi kết cấu cân số BCĐKT nhưng vì nó cũng là một hiện tượng kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh nên độ rủi ro của nó cũng tác động mạnh mẽ đến độ an toàn của NH.

- Thứ hai, NH phải phân tích các khoản mục tài sản và nợ phải trả theo các nhóm có kì hạn phù hợp dựa trên thời gian còn lại tính từ ngày khoá sổ lập BCTC đến ngày đáo hạn theo điều khoản hợp đồng. Điều này xuất phát từ thực tế các giao dịch NH thường có kì hạn không chắc chắn và thuộc rất nhiều loại hình nghiệp vụ khác nhau trong hoạt động kinh doanh. Sự không phù hợp về kì hạn và lãi suất giữa tài sản và nợ phải trả có thể làm tăng khả năng sinh lời của NH nhưng cũng có thể làm tăng rủi ro tổn thất. Việc lập bảng theo dõi các tỷ lệ khả năng chi trả sẽ giúp nhà phân tích đánh giá chính xác hơn về rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất của NH.

Việc phân tích các tỷ lệ khả năng chi trả của NH có thể trình bày theo mẫu ở Phụ lục 3.1

Trên cơ sở bảng theo dõi này nhà quản trị có thể đánh giá mức độ rủi ro thanh khoản thông qua xác định mức độ thừa hoặc thiếu thanh khoản cho từng kì hạn.

- Thứ ba, việc tính toán tỷ lệ khả năng chi trả theo Thông tư 13/TT- NHNN ngày 20/5/2010 khó có thể sử dụng trong điều kiện hiện nay của Việt Nam. Do đó, để có thể tính toán nhanh chỉ tiêu này, các NHTM nói chung và MHB Hà Tây nói riêng phải nâng cấp hệ thống thông tin quản lý, đảm bảo cung cấp được thông tin về các khoản nợ cần phải trả và nợ sẽ thu đến tận thời điểm ngày làm việc, từ đó chủ động được nguồn vốn sử dụng và tiết kiệm được chi phí điều hòa vốn.

- Thứ tư, một mục tiêu quan trong trong hoạt động quản lý rủi ro lãi suất là hạn chế tới mức tối đa mọi ảnh hưởng xấu của sự biến động lãi suất đến thu nhập của ngân hàng.

Để giúp nhà quản trị đánh giá mức độ rủi ro lãi suất, NH nên cung cấp báo cáo phân tích mức độ nhạy cảm với lãi suất trong từng khoảng thời gian nhất định. Để lập báo cáo phân tích trạng thái nhạy cảm với lãi suất, NH cần

ghi chép và mã hoá các thông tin về kì hạn hợp đồng, kì hạn định giá lại lãi suất của các loại tài sản và công nợ và ngày thực hiện hợp đồng cho vay và huy động. MHB Hà Tây có thể tham khảo công tác phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất qua bảng được trình bày ở Phụ lục 3.2

Báo cáo mức chênh cho ta một cái nhìn tổng quát về mức độ rủi ro lãi suất của NH thông qua thước đo “khe hở nhạy cảm lãi suất”.

Khe hở nhạy Giá trị tài sản nhạy Giá trị công nợ nhạy cảm lãi suất = cảm lãi suất - cảm lãi suất

Nếu NH có khe hở nhạy cảm lãi suất âm, tức là có tài sản Nợ nhạy cảm lớn hơn tài sản Có nhạy cảm với lãi suất, NH ở trạng thái nhạy cảm tài sản Nợ. Khi lãi suất tăng, thu nhập lãi ròng của NH giảm và ngược lại. Ngược lại nếu khe hở này dương, NH ở trạng thái nhạy cảm tài sản Có. Thu nhập ròng của NH sẽ giảm khi lãi suất giảm và ngược lại. Tuy nhiên các mức khe hở nhạy cảm lãi suất chưa cho thấy mức độ biến động cụ thể trong thu nhập của NH khi lãi suất biến động.

Ta có thể xác định giá trị gần đúng mức biến động của thu nhập khi lãi suất tăng hoặc giảm 1% bằng phương pháp đơn giản sau:

* Tác động tới thu nhập của từng nhóm tài sản và nguồn vốn

Thay đổi của thu nhập lãi ròng = Quy mô khe hở nhạy cảm lãi suất x Thay đổi lãi suất

*Tác động tới thu nhập lãi ròng theo phương pháp tích luỹ của nhiều kì hạn khác nhau:

Thay đổi của thu Quy mô khe hở nhạy

= , 1~∙ Á..' x Thay đổi lãi suất nhập lãi ròng cảm lãi suất tích lũy

Như vậy, thông qua việc tính toán các chỉ tiêu trong bảng Phụ lục 3.2,

nhà quản trị đưa ra nhận xét về tình hình rủi ro lãi suất của NH trên cơ sở xem

xét quy mô khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy đó có hợp lý hay không, thấy được dự báo sự biến động lãi suất trên thị trường của NH, đánh giá được NH có thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro không. Ví dụ, giả sử NH đặt mục tiêu nếu lãi suất thị trường thay đổi 1%, thu nhập lãi ròng của NH chỉ bị tác động dưới 1%, với việc tính toán mức chênh lệch lãi suất thực tế, nhà quản trị dễ dàng tính được thay đổi thu nhập lãi ròng khi lãi suất thị trường thay đổi 1%, so sánh với mục tiêu ban đầu của NH từ đó điều chỉnh kết cấu tài sản nợ và tài sản có để giảm quy mô của khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy.

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích BCTC tạiMHB Hà Tây MHB Hà Tây

3.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Thứ nhất, tiếp tục cải thiện môi trường luật pháp, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh NH.

Trong những năm qua, với sự ban hành hàng loạt các đạo luật và quy chế trên mọi lĩnh vực đã tạo ra tiền đề pháp lý thiết yếu cho việc thành lập và triển khai các hoạt động của các chủ thể theo cơ chế thị trờng. Tuy nhiên, các văn bản ban hành vẫn còn mang tính hình thức, tính bắt buộc và cưỡng chế chưa cao. Mặt khác, nội dung quy định vẫn còn nhiều sơ hở, chung chung, chưa mang tính chất hướng dẫn cụ thể. Bởi vậy, việc cải thiện môi trường pháp lý sẽ tạo nền tảng đầu tiên cho sự phát triển bền vững của các NH.

Thứ hai, NHNN Việt Nam nên sớm xây dựng một hệ thống chỉ tiêu tiêu chuẩn, thống nhất về nội dung và phương pháp phân tích tạo điều kiện cho việc quản lý, giám sát hoạt động NHTM của NHNN.

So với các năm trước, năm 2010 là một mốc quan trọng đánh dấu những bước tiến mới của NHNN trong việc ban hành các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của NHTM. Một loạt các quy định mới ra đời đã khắc phục những tồn tại của các quy định trước đó, tuy nhiên, bên cạnh đó,

vẫn còn một số bất cập cần được giải quyết như việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM còn hạn chế, việc tính toán chưa cụ thể, thông tin trên BCTC chưa đảm bảo tính thống nhất và khoa học.

Thứ ba, hiện nay, các NHTM nói chung và MHB Hà Tây nói riêng khi phân tích báo cáo tài chính chưa có sự so sánh hoạt động giữa các Ngân hàng với nhau nên việc đánh giá tài chính còn có nhiều hạn chế như: Chưa đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của mình so với các Ngân hàng bạn; Chưa có được cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của các Ngân hàng để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời và hữu hiệu trong việc điều hành hoạt động. Vì vậy, để có thể đánh giá được chính xác và khách quan tình hình tài chính của mình, MHB Hà Tây cần tiến hành so sánh các con số, chỉ tiêu với các Ngân hàng khác: Nhóm các Ngân hàng TMCP; Nhóm các Ngân hàng Quốc doanh; và so sánh với các chỉ tiêu trung bình của ngành.

Để thực hiện được điều này thì cần phải có sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà Nước. Ngân hàng Nhà Nước cần phải yêu cầu tất cả các Ngân hàng phải công khai tình hình tài chính.

Thứ tư, NHNN kết hợp với Bộ tài chính cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi chế độ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam, đồng thời phải tiếp cận dần tới các tiêu chuẩn, các nguyên tắc trong hoạt động của các NHTM trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các chuẩn mực kế toán quốc tế.

3.2.2. Đối với Ngân hàng MHB Hà Tây

- MHB Hà Tây nên thành lập bộ phận chuyên trách phân tích BCTC của NH với đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiêm và óc phân tích tốt. Đồng thời NH luôn luôn đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban để trao đổi thông tin, kinh nghiệm nghiệp vụ.

- MHB Hà Tây cần ứng dụng tin học vào công tác phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh NH. NH cần sử dụng yếu tố công nghệ từ khâu thu thập, lưu trữ đến tính toán, xử lý và phân tích số liệu. Với việc ứng dụng toàn diện tin học sẽ làm cho hiệu quả phân tích cao hơn tiết kiệm nhân lực và vật lực cho NH.

- Nâng cao nhận thức, trình độ và năng lực phân tích, đánh giá của nhà quản trị NH. Có thể nói, con người là lực lượng lao động năng động nhất là trung tâm của mọi nguồn lực. Do đó, vấn đề nâng cao trình độ nhận thức, năng lực của nhà quản trị luôn là vấn đề ưu tiên của các NHTM, và MHB Hà Tây không phải là ngoại lệ.

Kết luận chương 3:

Có thể nói hoàn thiện công tác phân tích BCTC là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong quản trị NH của MHB Hà Tây. Để hoàn thiện công tác này, nhà quản trị NH cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu, phương pháp phân tích hợp lý và khoa học, phù hợp với mục tiêu phân tích của nhà quản trị. Bản thân MHB Hà Tây cần tạo điều kiện về thông tin, con người và công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác phân tích BCTC. Đồng thời, về mặt quản lý vĩ mô, NHNN cần hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý, hệ thống thông tin hướng dẫn, qua đó đưa hoạt động kinh doanh của NHTM vào quỹ đạo hiệu quả và an toàn dưới sự giám sát tích cực của mình.

KẾT LUẬN

Cùng với xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM Việt Nam nói chung và MHB Hà Tây nói riêng đang đứng trước nhiều thời cơ nhưng cũng không kém phần thách thức mà nếu không có chính sách, đường lối phù hợp các NH sẽ rất dễ “bị tiêu diệt ngay trên sân nhà”. Để đứng vững trên thương trường trong một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt buộc

Một phần của tài liệu 0596 hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại NH phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà tây luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 99 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w