a. Khái niệm
Thuyết minh BCTC (TM BCTC) là một bảng giải trình một cách chi tiết các thông tin BCTC và một số chỉ tiêu liên quan khác để phục vụ cho việc nghiên cứu, kiểm tra các chỉ tiêu thông tin kinh tế, tài chính phản ánh trên BCTC của các cơ quan chức năng.
Theo chuẩn mực số 21 “Trình bày BCTC” ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC: Một bản Thuyết minh BCTC của một doanh nghiệp nói chung cần phải:
-Đưa ra các thông tin về cơ sở dùng để BCTC và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng.
-Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán mà chưa được trình bày trong các BCTC khác.
-Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong BCTC khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý.
Sở dĩ cần có Thuyết minh BCTC vì các thông tin kế toán thường bị ảnh hưởng của những yếu tố chủ quan thuộc về người lập, những chế độ chuẩn mực chính sách, phương pháp kế toán được áp dụng và nhiều yếu tố khác. Do đó, để đảm bảo cung cấp cho người đọc một bức tranh tương đối đầy đủ và trung thực về tình hình tài chính của NH cần có những thuyết minh cho các BCTC. Thông qua thuyết minh BCTC người đọc có thể thu nhận nhiều thông tin chi tiết hơn, kể cả những thông tin phản ánh trên các tài khoản kế toán.
b. Nội dung, kết cấu
Theo Chuẩn mực số 21, bản thuyết minh BCTC nói chung thường được trình bày theo thứ tự sau đây và cần duy trì nhất quán nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được BCTC của doanh nghiệp và có thể so sánh với BCTC của các doanh nghiệp khác:
-Tuyên bố về việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán VN -Giải trình về cơ sở đánh giá và chính sách kế toán được áp dụng;
-Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong mỗi BCTC theo thứ tự trình bày mỗi khoản mục hàng dọc và mỗi BCTC;
-Trình bày những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu;
-Những thông tin khác, gồm: những khoản nợ tiềm tàng, những khoản cam kết và những thông tin tài chính khác; và những thông tin phi tài chính.
Ngoài những nội dung thống nhất trên, đối với NHTM và tổ chức tài chính tương tự, việc lập một bản Thuyết minh BCTC còn phải tuân thủ chuẩn mực kế toán số 22 của VAS.
Trên đây là 4 bản BCTC được yêu cầu trong hệ thống BCTC của các NHTM. Các BCTC cho ta thấy một bức tranh khá hoàn chỉnh về tình hình tài chính của NHTM, phản ánh hoạt động kinh doanh cơ bản, đặc trưng và những rủi ro đặc thù trong hoạt động NH.
1.3. Phân tích Báo cáo tài chính
1.3.1. Khái niệm, sự cần thiết của phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ thống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống báo cáo nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau.
Phân tích BCTC có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thông qua những vai trò chính sau:
-Phân tích BCTC là một công cụ để đánh giá hoạt động của NHTM.
Bằng việc phân tích BCTC, các nhà quản trị biến các con số trên BCTC trở thành những con số “biết nói”, từ đó giúp nhà quản trị Ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động, những rủi ro tiềm ẩn cũng như đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng, những cơ hội, thách thức mà Ngân hàng sẽ đối mặt.
-Phân tích BCTC là một công cụ để Ngân hàng đánh giá lại chiến lược kinh doanh của mình và đề ra chiến lược kinh doanh mới.
Một chiến lược kinh doanh được hoạch định có thể là hoàn toàn đúng đắn, có thể vẫn còn sự thiếu sót. Thông qua phân tích BCTC, các NHTM sẽ xem xét lại chiến lược kinh doanh của mình đề ra có được đúng đắn, phù hợp với thực tiễn nền kinh tế không, có điểm nào sai, thiếu sót cần điều chỉnh lại. Phân tích BCTC góp phần đưa ra định hướng mới cho các quyết định của Ban giám đốc mang tính khả thi hơn.
-Phân tích BCTC là một công cụ kiểm soát sự đúng đắn của các hoạt động kế toán của NHTM
Đây là vai trò rất quan trọng của phân tích BCTC vì số liệu phản ánh trên các BCTC có đúng đắn thì việc sử dụng số liệu đó mới có hiệu quả, mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Thông qua phân tích BCTC, bộ phận phân tích có thể phát hiện các sai sót của quá trình phản ánh của hệ thống kế toán và có biện pháp chỉnh sửa cho phù hợp.
-Phân tích BCTC của NHTM là cơ sở để các nhà đầu tư có thể tham khảo trước khi ra quyết định đầu tư vào NHTM.
Bằng việc công khai BCTC cũng như hoạt động phân tích BCTC của NHTM trên thị trường, NHTM có thể truyền tải đến nhà đầu tư những thông tin đầy đủ và bổ ích, giúp nhà đầu tư có cái nhìn đúng đắn về sức khỏe tài chính của Ngân hàng trước khi quyết định góp vốn liên doanh, liên kết, mua cổ phần với NHTM.
Có thể nói phân tích BCTC là một yêu cầu tất yếu khách quan, ra đời và phát triển từ đòi hỏi của đời sống kinh tế, từ yêu cầu quản lý khoa học và có hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nó là công cụ không thể thiếu được đối với các nhà quản lý kinh tế, là một hình thức biểu hiện của chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước.
Tuy nhiên, luận văn này đề cập tới phân tích BCTC tại một chi nhánh NHTM nên tại chi nhánh NHTM, phân tích BCTC là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh tài chính. Bảng lưu chuyển tiền tệ tại chi nhánh hầu như không được sử dụng bởi các chỉ tiêu được phản ánh trên bảng này ít và cũng được các bảng trên phản ánh.
Việc phân tích BCTC tại một chi nhánh NHTM nhằm mục đích để đánh giá hoạt động của đơn vị, đánh giá lại chiến lược kinh doanh và đề ra chiến lược kinh doanh mới, ngoài ra khi tiến hành phân tích, bộ phận phân tích có thể phát hiện các sai sót trong hạch toán kế toán để có biện pháp chỉnh sửa phù hợp.
1.3.2. Một số nguyên tắc cần đảm bảo khi phân tích BCTC
Khi phân tích BCTC của một NHTM, nhà đầu tư cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:
-Phải xem xét các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh NH trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển.
-Phải xem xét các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh NH trong mối liên hệ biện chứng, tức là trong mối quan hệ mật thiết với các sự vật, hiện tượng kinh tế khác.
-Khi xem xét chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh NH phải xuất phát từ thực tế khách quan và phải có quan điểm lịch sử cụ thể hay đặt hiện tượng
kinh tế trong điều kiện không gian và thời gian nhất định, phải chú ý đến môi trường kinh doanh, điều kiện kinh doanh và hoàn cảnh cụ thể của NH đó.
-Xem xét các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh NH phải thường xuyên phát hiện mâu thuẫn giữa các mặt hoạt động, phân loại mâu thuẫn và tìm ra biện pháp để giải quyết mâu thuẫn đó.
Việc tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc phân tích sẽ giúp nhà quản trị đưa ra các đánh giá mang tính toàn diện, khách quan và sâu sắc về tình hình hoạt động kinh doanh của NH, từ đó có thể đưa ra các biện pháp và phương hướng hoạt động đúng đắn.
1.3.3. Một số phương pháp phân tích BCTC cơ bản
1.3.3.1. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tình hình tài chính của NH. Thông qua phương pháp này, nhà quản trị có thể đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Ph- ương pháp này thường được thực hiện ở bước khởi đầu của công việc phân tích.
Về kĩ thuật so sánh có:
-So sánh bằng số tuyệt đối: Cho biết khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích được biểu hiện bằng tiền mà NH đạt được ở kì thực tế so với kì kế hoạch.
-So sánh bằng số tương đối: Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. So sánh số tương đối giúp thấy được tỷ trọng và vị trí của bộ phận trong tổng thể, thấy được tốc độ tăng trởng của chỉ tiêu.
-So sánh bằng số bình quân: Số bình quân được tình bằng cách san bằng mọi chênh lệch về trị số của chỉ tiêu phân tích nhằm phản ánh đặc điểm điển
hình của chỉ tiêu phân tích đó. Thông qua việc so sánh này có thể thấy mức độ NH đạt được so với bình quân chung của ngành.
1.3.3.2. Phương pháp phân tổ
Là phương pháp căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thành nhiều chỉ tiêu chi tiết. Khi sử dụng phương pháp phân tổ, người phân tích cần chú ý lựa chọn tiêu thức phân tổ phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Có thể nói phân tổ là phương pháp phân tích BCTC quan trọng. Nó là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích khác bởi vì chỉ sau khi phân tổ chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thành nhiều chỉ tiêu bộ phận có tính chất khác nhau thì việc tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ, tình hình biến động, mối quan hệ giữa các hiện tượng mới có ý nghĩa đúng đắn.
1.3.3.3. Phương pháp phân tích tỷ lệ
Một tỉ lệ là sự biểu hiện một mối quan hệ giữa một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác. Bản chất của phương pháp phân tích tỉ lệ là thực hiện so sánh giữa các tỉ lệ để thấy xu hướng phát triển của hiện tượng. Tuy nhiên do tỉ lệ này được cấu thành từ hai thành phần: tử số và mẫu số nên khi lên tỉ lệ số tuyệt đối của hai thành phần này không được thể hiện, do đó tỉ lệ này không phản ánh được nguyên nhân của hiện tượng mà chỉ phản ánh được chất lượng của hiện tượng đó mà thôi.
1.3.3.4. Phương pháp Dupont
Là phương pháp phân tích một tỉ lệ sơ cấp (phản ánh hiện tượng) thành tỉ lệ thứ cấp (phản ánh các nhân tố ảnh hưởng). Theo chu trình này, ngời ta xây dựng một chuỗi các tỉ lệ có mối quan hệ nhân quả với nhau. Do đó, phương pháp này chỉ giúp nhà quản trị đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng nhưng lại không phản ánh được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó.
1.3.3.5. Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kì trước hay kì kế hoạch sang kì thực tế để xác định trị số vừa được tính với chỉ tiêu khi chưa có biến đổi. Sau đó, so sánh chỉ tiêu của trị số vừa tính đưưc với chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Phương pháp này chỉ sử dụng khi các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu có mối quan hệ tích số, thương số hay kết hợp cả tích số và thương số. Phương pháp thay thế liên hoàn giúp nhà quản trị xác định được các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến chỉ tiêu phân tích.
1.3.4. Nội dung và chỉ tiêu phân tích BCTC NHTM1.3.4.1. Phân tích về tài sản và cơ cấu tài sản 1.3.4.1. Phân tích về tài sản và cơ cấu tài sản
* Tài sản ngân hàng (hay tài sản có) là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Mỗi tài sản có đặc điểm khác nhau về khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản và mức độ rủi ro. Phân tích quy mô cơ cấu tài sản sẽ giúp cho nhà quản trị đánh giá được tính hiệu quả, an toàn của sử dụng tài sản NH.
Một số chỉ tiêu phân tích cơ bản:
1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản, từng loại tài sản 2. Tỷ trọng tài sản có Tổng tài sản có sinh lời bình quân
sinh lời (bình quân) = x 100
Tổng tài sản có bình quân
(%)
Ý nghĩa : giúp nhà quản trị nắm được kết cấu của tài sản có (được sắp xếp theo chỉ tiêu thanh khoản), thấy được khả năng sinh lời và độ an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng.
2. Tỷ trọng từng Số dư từng khoản mục nguồn vốn khoản mục nguồn =
vốn (%) Tổng nguồn vốn
_ x 100 3. Tỷ trọng nguồn Tổng nguồn vốn huy động
* Trong tổng tài sản có của NH tín dụng là danh mục chiếm tỉ trọng lớn nhất Đây là khoản mục tạo ra nguồn thu nhập chính của NH nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Nhà quản trị rất quan tâm đến công tác phân tích hoạt động tín dụng vì từ đó họ có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của NH cũng như mức độ rủi ro tiềm ẩn. Để có cái nhìn đầy đủ và chính xác về chất lượng hoạt động tín dụng NH, các nhà phân tích cũng cần chú ý đến việc phân tích danh mục tín dụng ngoại bảng như các cam kết bảo lãnh cho khách hàng. Đây là khoản mục có nguy cơ rủi ro rất cao và có thể làm đảo ng- ược tình hình Bảng cân đối kế toán của NH.
Các chỉ tiêu phân tích tín dụng cơ bản: 3. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng
4. Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng TSC
5. Tỷ trọng từng loại dư nợ (ngắn hạn, trung dài hạn)
6. Tỷ lệ chuyển NV ngắn hạn dùng cho vay và đầu tư dài hạn
hoán vốn Tổng nguồn vốn ngắn hạn
* Bên cạnh hoạt động tín dụng, NH phân chia danh mục tài sản của mình
từ 1/5 đến 1/3 giá trị danh mục vào một loại hình tài sản sinh lời khác. Đây là khoản mục đem lại lợi nhuận, nâng cao tính thanh khoản, tăng cường mức độ đa dạng hóa, hạn chế rủi ro.. .Khoản mục đầu tư cũng có vai trò ổn định thu nhập NH, tạo ra thu nhập bổ sung khi các nguồn thu khác (đặc biệt là nguồn thu từ lãi cho vay) suy giảm.
7. Tổng giá trị đầu tư/Tổng tài sản
8. Tỷ trọng từng loại tài sản đầu tư/ Tổng giá trị đầu tư 9. Dự phòng giảm giá chứng khoán/Tổng đầu tư
27
1.3.4.2. Phân tích về nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành nên tài sản của NHTM. Mỗi loại nguồn vốn có đặc điểm khác nhau về chi phí và thời hạn hoàn trả. Phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn giúp nhà phân tích có cái nhìn khái quát về tình hình hợp lý và hiệu quả của nghiệp vụ nguồn vốn cũng như vị thế của Ngân hàng trên thị trường.
Chỉ tiêu phân tích cơ bản:
vốn huy động so với =
Ý nghĩa : giúp nhà quản trị biết được cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Qua đó, đánh giá được khả năng huy động vốn của Ngân hàng trên thị trường gắn liền với chi phí huy động. Hiệu quả huy động vốn ảnh hưởng trực tiếp đến “chi phí đầu vào” của Ngân hàng, từ đó tác động đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược hoạt động vốn tốt nhất trong từng thời kì nhất định.