Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BCTC NHTM
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích BCTC tạ
MHB Hà Tây
3.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Thứ nhất, tiếp tục cải thiện môi trường luật pháp, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh NH.
Trong những năm qua, với sự ban hành hàng loạt các đạo luật và quy chế trên mọi lĩnh vực đã tạo ra tiền đề pháp lý thiết yếu cho việc thành lập và triển khai các hoạt động của các chủ thể theo cơ chế thị trờng. Tuy nhiên, các văn bản ban hành vẫn còn mang tính hình thức, tính bắt buộc và cưỡng chế chưa cao. Mặt khác, nội dung quy định vẫn còn nhiều sơ hở, chung chung, chưa mang tính chất hướng dẫn cụ thể. Bởi vậy, việc cải thiện môi trường pháp lý sẽ tạo nền tảng đầu tiên cho sự phát triển bền vững của các NH.
Thứ hai, NHNN Việt Nam nên sớm xây dựng một hệ thống chỉ tiêu tiêu chuẩn, thống nhất về nội dung và phương pháp phân tích tạo điều kiện cho việc quản lý, giám sát hoạt động NHTM của NHNN.
So với các năm trước, năm 2010 là một mốc quan trọng đánh dấu những bước tiến mới của NHNN trong việc ban hành các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của NHTM. Một loạt các quy định mới ra đời đã khắc phục những tồn tại của các quy định trước đó, tuy nhiên, bên cạnh đó,
vẫn còn một số bất cập cần được giải quyết như việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM còn hạn chế, việc tính toán chưa cụ thể, thông tin trên BCTC chưa đảm bảo tính thống nhất và khoa học.
Thứ ba, hiện nay, các NHTM nói chung và MHB Hà Tây nói riêng khi phân tích báo cáo tài chính chưa có sự so sánh hoạt động giữa các Ngân hàng với nhau nên việc đánh giá tài chính còn có nhiều hạn chế như: Chưa đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của mình so với các Ngân hàng bạn; Chưa có được cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của các Ngân hàng để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời và hữu hiệu trong việc điều hành hoạt động. Vì vậy, để có thể đánh giá được chính xác và khách quan tình hình tài chính của mình, MHB Hà Tây cần tiến hành so sánh các con số, chỉ tiêu với các Ngân hàng khác: Nhóm các Ngân hàng TMCP; Nhóm các Ngân hàng Quốc doanh; và so sánh với các chỉ tiêu trung bình của ngành.
Để thực hiện được điều này thì cần phải có sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà Nước. Ngân hàng Nhà Nước cần phải yêu cầu tất cả các Ngân hàng phải công khai tình hình tài chính.
Thứ tư, NHNN kết hợp với Bộ tài chính cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi chế độ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam, đồng thời phải tiếp cận dần tới các tiêu chuẩn, các nguyên tắc trong hoạt động của các NHTM trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các chuẩn mực kế toán quốc tế.
3.2.2. Đối với Ngân hàng MHB Hà Tây
- MHB Hà Tây nên thành lập bộ phận chuyên trách phân tích BCTC của NH với đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiêm và óc phân tích tốt. Đồng thời NH luôn luôn đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban để trao đổi thông tin, kinh nghiệm nghiệp vụ.
- MHB Hà Tây cần ứng dụng tin học vào công tác phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh NH. NH cần sử dụng yếu tố công nghệ từ khâu thu thập, lưu trữ đến tính toán, xử lý và phân tích số liệu. Với việc ứng dụng toàn diện tin học sẽ làm cho hiệu quả phân tích cao hơn tiết kiệm nhân lực và vật lực cho NH.
- Nâng cao nhận thức, trình độ và năng lực phân tích, đánh giá của nhà quản trị NH. Có thể nói, con người là lực lượng lao động năng động nhất là trung tâm của mọi nguồn lực. Do đó, vấn đề nâng cao trình độ nhận thức, năng lực của nhà quản trị luôn là vấn đề ưu tiên của các NHTM, và MHB Hà Tây không phải là ngoại lệ.
Kết luận chương 3:
Có thể nói hoàn thiện công tác phân tích BCTC là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong quản trị NH của MHB Hà Tây. Để hoàn thiện công tác này, nhà quản trị NH cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu, phương pháp phân tích hợp lý và khoa học, phù hợp với mục tiêu phân tích của nhà quản trị. Bản thân MHB Hà Tây cần tạo điều kiện về thông tin, con người và công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác phân tích BCTC. Đồng thời, về mặt quản lý vĩ mô, NHNN cần hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý, hệ thống thông tin hướng dẫn, qua đó đưa hoạt động kinh doanh của NHTM vào quỹ đạo hiệu quả và an toàn dưới sự giám sát tích cực của mình.
KẾT LUẬN
Cùng với xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM Việt Nam nói chung và MHB Hà Tây nói riêng đang đứng trước nhiều thời cơ nhưng cũng không kém phần thách thức mà nếu không có chính sách, đường lối phù hợp các NH sẽ rất dễ “bị tiêu diệt ngay trên sân nhà”. Để đứng vững trên thương trường trong một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt buộc các NH không ngừng đổi mới và hoàn thiện mình. Muốn vậy, NH phải luôn khách quan nhìn nhận và đánh giá bản thân, từ đó khắc phục những nhược điểm, phát huy ưu điểm, tranh thủ thời cơ và hoá giải thách thức. Hoàn thiện công tác phân tích BCTC được các nhà quản trị đánh giá là một phương pháp trị liệu thực sự hữu ích cho công tác tự đánh giá hoạt động kinh doanh của NH.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn sau:
-Khái quát hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về phân tích BCTC như nội dung, phương pháp và chỉ tiêu phân tích.
-Làm rõ những ưu, nhược điểm và nguyên nhân của công tác phân tích BCTC tại MHB Hà Tây.
-Đưa ra hướng gợi mở cho NH trong việc hoàn thiện công tác phân tích BCTC.
-Đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước và bản thân MHB Hà Tây.
Luận văn tuy được thực hiện trong một thời gian không dài nhưng những vấn đề lý luận và thực tiễn của nó là những vấn đề mà hiện nay MHB Hà Tây và các NHTM rất quan tâm. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn Tiến sĩ Phạm Thanh Bình, ban lãnh đạo và các cán bộ công tác tại MHB Hà Tây đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ tài chính, Các chuẩn mực kế toán Việt Nam
2. Fredic S.Mishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
3. Hennie Van Greuning và Marius Koen, Các chuẩn mực kế toán quốc tế,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định về ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (số 493/2005/QĐ- NHNN).
6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (số 13/2010/TT- NHNN).
7. Trần Xuân Nam (2010), “So sánh chuẩn mực kế toán Việt nam và kế toán quốc tế”, www.webketoan.vn
8. TS. Tô Kim Ngọc (2008), Giáo trình tiền tệ - ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
9. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.
10. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại,
Khoản mục Tỷ lệ xác định luồng tiền Số dư theo sổ sách Số dư để xác định kỳ hạn thanh toán
Thời gian đến hạn Căn cứ xác định
thời gian đến hạn Ngày tiếp theo (ngày 1) Từ ngày 2 đến ngày thứ 7 Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 30 Từ ngày thứ 30 đến ngày thứ 180 Từ ngày thứ 180 đến ngay thứ 360 Trên 360 ngày (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) I. Tài sản Có đến hạn thanh toán
1. Tiền mặt tại quỹ 100% Số dư cuối ngày
hôm trước 2. Vàng, bao gồm cả
vang gửi tại NHNN
100% Số dư cuối ngày
hôm trước 3. Tiền gửi tại NHNN
(trừ tiền gửi DTBB)
3.1 Không kỳ hạn 100% Số dư cuối ngày
hôm trước
3.2 Có kỳ hạn 100% Theo kỳ hạn trên
hợp đồng tiền gửi 4. Tiền, vàng gửi, cho
vay tại các TCTD khác
4.1 Không kỳ hạn 100% Số dư cuối ngày
Phụ lục 3.1
hôm trước
4.2 Có kỳ hạn 100% Theo kỳ hạn trên
hợp đồng tiền gửi
4.3. Cho vay 100% Theo kỳ hạn trên
hợp đồng vay 5. Các loại chứng khoán do Chính phủ VN, chính phủ các nước thuộc OECD phát hành, hoặc được Chính phủ VN, chính phủ các nước thuộc OECD bảo lãnh thanh toán
5.1. Chứng khoán nợ 95% Theo kỳ hạn trên
chứng khoán nợ
5.2. Chứng khoán vốn 95% Số dư cuối ngày
hôm trước 6. Các loại chứng khoán
do tổ chức tín dụng hoạt động tại VN phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán
6.1. Chứng khoán nợ 90% Theo kỳ hạn trên
chứng khoán nợ
6.2. Chứng khoán vốn 90% Số dư cuối ngày
7. Các loại chứng khoán khác được niêm yết
7.1. Chứng khoán nợ 85% Theo kỳ hạn trên
chứng khoán nợ
7.2. Chứng khoán vốn 85% Số dư cuối ngày
hôm trước 8. Các khoản cho vay
không có đảm bảo, trừ nợ xấu, đến hạn thanh toán
75% Theo kỳ hạn trên
hợp đồng vay 9. Các khoản cho vay có
bảo đảm, cho thuê tài chính, trừ nợ xấu, đến hạn thanh toán 80% Theo kỳ hạn trên hợp đồng vay Tổng cộng tài sản có A II. Tài sản Nợ đến hạn thanh toán
1. Tiền gửi không kỳ hạn của các TCTD khác
100% Số dư cuối ngày
hôm trước 2. Tiền gửi có kỳ hạn của
các TCTD khác, tổ chức, cá nhân
100% Theo kỳ hạn trên
hợp đồng tiền gửi 3. Tiền gửi không kỳ hạn
của tổ chức (trừ tiền gửi của TCTD khác), cá nhân
15% 15% số dư bình
quân trong thời gian 30 ngày liền
kề trước từ ngày hôm trước 4. Tiền vay từ Chính phủ
và NHNN
100
% Theo kỳ hạn trênhợp đồng vay
5. Tiền vay từ các TCTD khác 100 % Theo kỳ hạn trên hợp đồng vay 6. Giấy tờ có giá do TCTD phát hành 100
% Theo kỳ hạn trêngiấy tờ có giá
7. Các khoản tiền lãi, phí phải trả
100 %
Theo kỳ hạn của khoản tiền lãi, phí
phải trả 8. Cam kết cho vay
không hủy ngang đối với khách hàng
100 %
Theo kỳ hạn trên cam kết cho vay không hủy ngang 9. Cam kết bảo lãnh vay
vốn đối với khách hàng 100 % Đánh giá từng ngày theo tình hình thực tế 10. Các cam kết bảo lãnh
thanh toán, trừ phần giá trị được bảo đảm bằng tiền
100
% Đánh giá từng ngàytheo tình hình thực
tế
Tổng cộng tài sản Nợ B Trạng thái thanh khoản
của thang đáo hạn
=A- B
Ty lệ khả năng chi trả theo kỳ hạn (07 ngày)
Danh mục tài sản và nguồn vốn
Giá trị của tài sản và công nợ đáo hạn hoặc là đối tượng định lại lãi suất trong từng khoảng thời gian KKH 1 tháng 1-6 tháng 1 năm 1-3 năm Trên 3 năm Qu á hạn Tổng Tài sản nhạy cảm với lãi suất (A)
TG tại NHNN Tiền gửi tại TCTD khác
Cho vay khách hàng Tổng
Công nợ nhạy cảm với lãi suất (B)
Tiền gửi của các TCTD khác
TG của khách hàng Các khoản nợ khác Tổng
Khe hở nhạy cảm lãi suất (A-B) Khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy Trạng thái của ngân hàng
Phụ lục 3.2