Nội dung và chỉ tiêu phân tích BCTC NHTM

Một phần của tài liệu 0596 hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại NH phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà tây luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 36)

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BCTC NHTM

1.3. Phân tích BCTC

1.3.4. Nội dung và chỉ tiêu phân tích BCTC NHTM

1.3.4.1. Phân tích về tài sản và cơ cấu tài sản

* Tài sản ngân hàng (hay tài sản có) là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Mỗi tài sản có đặc điểm khác nhau về khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản và mức độ rủi ro. Phân tích quy mô cơ cấu tài sản sẽ giúp cho nhà quản trị đánh giá được tính hiệu quả, an toàn của sử dụng tài sản NH.

Một số chỉ tiêu phân tích cơ bản:

1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản, từng loại tài sản 2. Tỷ trọng tài sản có Tổng tài sản có sinh lời bình quân

sinh lời (bình quân) = x 100

Tổng tài sản có bình quân

(%)

Ý nghĩa : giúp nhà quản trị nắm được kết cấu của tài sản có (được sắp xếp theo chỉ tiêu thanh khoản), thấy được khả năng sinh lời và độ an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng.

2. Tỷ trọng từng Số dư từng khoản mục nguồn vốn khoản mục nguồn =

vốn (%) Tổng nguồn vốn

_ x 100 3. Tỷ trọng nguồn Tổng nguồn vốn huy động

* Trong tổng tài sản có của NH tín dụng là danh mục chiếm tỉ trọng lớn nhất Đây là khoản mục tạo ra nguồn thu nhập chính của NH nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Nhà quản trị rất quan tâm đến công tác phân tích hoạt động tín dụng vì từ đó họ có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của NH cũng như mức độ rủi ro tiềm ẩn. Để có cái nhìn đầy đủ và chính xác về chất lượng hoạt động tín dụng NH, các nhà phân tích cũng cần chú ý đến việc phân tích danh mục tín dụng ngoại bảng như các cam kết bảo lãnh cho khách hàng. Đây là khoản mục có nguy cơ rủi ro rất cao và có thể làm đảo ng- ược tình hình Bảng cân đối kế toán của NH.

Các chỉ tiêu phân tích tín dụng cơ bản: 3. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng

4. Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng TSC

5. Tỷ trọng từng loại dư nợ (ngắn hạn, trung dài hạn)

6. Tỷ lệ chuyển NV ngắn hạn dùng cho vay và đầu tư dài hạn

hoán vốn Tổng nguồn vốn ngắn hạn

* Bên cạnh hoạt động tín dụng, NH phân chia danh mục tài sản của mình

từ 1/5 đến 1/3 giá trị danh mục vào một loại hình tài sản sinh lời khác. Đây là khoản mục đem lại lợi nhuận, nâng cao tính thanh khoản, tăng cường mức độ đa dạng hóa, hạn chế rủi ro.. .Khoản mục đầu tư cũng có vai trò ổn định thu nhập NH, tạo ra thu nhập bổ sung khi các nguồn thu khác (đặc biệt là nguồn thu từ lãi cho vay) suy giảm.

7. Tổng giá trị đầu tư/Tổng tài sản

8. Tỷ trọng từng loại tài sản đầu tư/ Tổng giá trị đầu tư 9. Dự phòng giảm giá chứng khoán/Tổng đầu tư

27

1.3.4.2. Phân tích về nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn

Nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành nên tài sản của NHTM. Mỗi loại nguồn vốn có đặc điểm khác nhau về chi phí và thời hạn hoàn trả. Phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn giúp nhà phân tích có cái nhìn khái quát về tình hình hợp lý và hiệu quả của nghiệp vụ nguồn vốn cũng như vị thế của Ngân hàng trên thị trường.

Chỉ tiêu phân tích cơ bản:

vốn huy động so với =

Ý nghĩa : giúp nhà quản trị biết được cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Qua đó, đánh giá được khả năng huy động vốn của Ngân hàng trên thị trường gắn liền với chi phí huy động. Hiệu quả huy động vốn ảnh hưởng trực tiếp đến “chi phí đầu vào” của Ngân hàng, từ đó tác động đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược hoạt động vốn tốt nhất trong từng thời kì nhất định.

Khác với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khác, nguồn vốn của NH chủ yếu là vốn huy động. Vốn huy động (VHĐ) là những giá trị tiền tệ do NH tập trung bằng việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ NH. Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NH (khoảng 70-80%). Do đó, vốn huy động có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh NH.

VHĐ là nguồn nguyên liệu chính để NH thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình, là cơ sở để NH thực hiện các hoạt động đầu tư và cho vay. Đồng thời VHĐ là nguồn tạo ra khoản chi phí chính trong hoạt động kinh doanh NH bao gồm chi phí trả lãi và chi phí phi lãi liên quan đến huy động vốn.

*Nhóm chỉ tiêu đánh giá về chi phí nguồn vốn huy động 4. Lãi suất bình quân Tổng chi phí trả lãi

λ _= x 100

của nguồn VHĐ (%) Tổng nguồn VHĐ bình quân

Hoặc Lãi suất bình quân của nguồn VHĐ = Tỷ trọng NVi x Lãi suất HĐi

Ý nghĩa: Với việc tính toán chỉ tiêu này, nhà quản trị có thể đánh giá khả năng cạnh tranh của NH thông qua so sánh lãi suất huy động với mặt bằng lãi suất chung và lãi suất huy động bình quân của các NH khác.

5. Tỷ lệ chi phí hoà Chi phí trả lãi + Chi phí khác cho VHĐ

vốn cho nguồn vốn tài = x 100

Tài sản có sinh lời trợ từ bên ngoài (%)

Ý nghĩa:Tỷ lệ này được gọi là tỉ lệ thu nhập hòa vốn của NH bởi vì thu nhập từ các tài sản có sinh lời tối thiểu phải bằng tỉ lệ này để bù đắp tổng chi phí huy động vốn.

1.3.4.3. Phân tích thu nhập, chi phí, khả năng sinh lời

Cơ sở phân tích thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời là Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH. Trên cơ sở phân tích từng khoản mục thu nhập và chi phí sẽ giúp NH nắm được tình hình tài chính của NH, từ đó hạn chế những khoản chi bất hợp lý, có biện pháp tăng cường các khoản thu nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận được. Đồng thời, NH có thể xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ với quy mô,

cấu tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu của NH để có thể thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh thực sự của NH.

Các chỉ tiêu phân tích cơ bản:

* Nhóm chỉ tiêu phân tích quy mô, kết cấu, tốc độ tăng trưởng thu nhập 1. Tốc độ tăng thu nhập, chi phí

2. Tỷ trọng từng khoản mục thu nhập, chi phí * Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời

3. Lợi nhuân trên tổng tài Lợi nhuận sau thuế

■ 7 * = ____-____________________ x100

sản (ROA) (%) Tổng TSC bình quân 4. Lợi nhuận trên vốn tự có Lợi nhuận ròng

nj ŋ , ■ = ____-____________________ x100

(ROE) (%) Vốn tự có bình quân

5. Đòn bẩy tài chính Tổng TSC bình quân

(số lân) Vốn tự có bình quân

* Chỉ tiêu kiểm soát chi phí

6. Lãi suất hoà vốn Chi phí trả lãi+Chi phí khác cho huy động vốn

7 ” = ________;_______-___________________ x100

bình quân (%) Nguồn vốn được sử dụng bình quân Trong đó:

Nguồn vốn được sử dụng bình quân = Nguồn vốn bình quân x Hệ số sử dụng vốn

Hoặc

Nguồn vốn được sử dụng bình quân = Nguồn vốn bình quân - Các khoản mục dự trữ bình quân

1.3.4.4. Phân tích về mức đô rủi ro

NH cần phân tích 4 loại rủi ro chính sau:

a. Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp NH không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn.

1. Tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 2. Tỷ lệ Nợ xấu/ Tổng dư nợ

3. Tỷ lệ lãi còn tồn đọng chưa Lãi chưa thu được

∖ ' = ____________________ x 100

thu được trên số dư nợ (%) Tổng dư nợ

4. Dự phòng/Tổng dư nợ

b. Rủi ro thanh khoản

Sự chênh lệch trong kì đáo hạn của các tài sản và các khoản nợ dẫn đến sự khác biệt trong thời gian xuất hiện những luồng tiền vào và ra khỏi NH hay rủi ro thanh khoản. Thông qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá rủi ro thanh khoản của NH sẽ giúp nhà quản trị dự đoán được một cách khái quát nhu cầu và các nguồn thanh khoản của NH trong từng khoảng thời gian và từ đó có biện pháp điều chỉnh cần thiết khi thực hiện các hoạt động huy động và đầu tư tiếp theo.

Ngân quỹ + Tiền gửi tại các TCTD 1. Chỉ tiêu trạng thái ngân quỹ = __________________________________

Tổng tài sản Tiền gửi giao dịch

2. Hệ số thành phần tiền gửi = __________________________________ Tiền gửi có kì hạn

3. Cho vay và cho thuê ròng so Dư nợ cho vay + Cho thuê với tổng TG Tổng tiền gửi

4. TSC lỏng so với TSC Đầu tư ngắn hạn sinh lời TSC sinh lời - Đầu tư ngắn hạn

Tài sản trên thị trường tiền tệ (GTCG ngắn hạn) 5. Hệ số tiền nóng =______________________________________________

Nợ trên thị trường tiền tệ (TG vốn vay ngắn hạn) 6. Chứng khoán sẽ đáo Chứng khoán sẽ đáo hạn trong vòng 1năm hạn trong vòng một năm = Tổng tài sản

Ngoài ra để đánh giá được chính xác rủi ro thanh khoản của NH, các nhà phân tích còn sử dụng các phương pháp phân tích khác như phân tích rủi ro thanh khoản bằng việc lập bảng nguồn vốn và sử dụng vốn theo kì đáo hạn thực tế, phân tích rủi ro thanh khoản theo cung cầu thanh khoản..., phân tích rủi ro thanh khoản thông qua tính toán tỷ lệ khả năng chi trả (tỷ lệ TSC có thể thanh toán ngay/ TSN phải thanh toán ngay).

c. Rủi ro lãi suất

Sự không cân xứng về kì hạn xác định lãi suất và loại hình lãi suất giữa TSC và TSN của NH có thể dẫn đến rủi ro lãi suất. Khi lãi suất thị trường biến đổi, NH có thể gặp phải rủi ro thu nhập (rủi ro ảnh hưởng trực tiếp tình hình thu nhập, chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) hoặc rủi ro giá trị hợp lý (rủi ro tác động đến giá trị thị trờng của TSC và TSN tài chính của NH trên Bảng cân đối kế toán). Do sự biến động của lãi suất nằm ngoài tầm kiểm soát của các NH nên để quản trị được rủi ro lãi suất các NH phải đo lờng được mức rủi ro lãi suất và có biện pháp điều chỉnh kip thời. Nhà quản trị có thể phân tích khái quát rủi ro lãi suất thông qua các chỉ tiêu đánh giá sự khác biệt về thời hạn giữa tài sản sinh lời và các khoản nợ.

Ví dụ: so sánh tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn/Tổng VHĐ và Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ hoặc so sánh giữa tỷ lệ vốn huy động dài hạn/Tổng VHĐ và tỷ lệ dư nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ với giả thiết cùng lãi suất cố định.

Một phương pháp phân tích rủi ro lãi suất đó là phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất, phương pháp này đòi hỏi nhà đầu tư tính toán chênh lệch giữa tài sản có nhạy cảm lãi suất và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất.

d. Rủi ro ngoại hối

Nguyên nhân của rủi ro ngoại hối là do sự chênh lệch giữa tài sản có ngoại tệ và tài sản nợ ngoại tệ của NH, tạo nên trạng thái mở về ngoại tệ của NH. Để phân tích, đánh giá rủi ro ngoại hối của NH, nhà phân tích có thể sử dụng phương pháp phân tích trạng thái ngoại hối. Trên cơ sở đó, nhà phân tích xác định mức trạng thái ngoại hối ròng của từng loại ngoại tệ và tổng mức trạng thái ngoại hối là trường hay đoản và quy mô là bao nhiêu, đồng thời đánh giá việc kiểm soát tỷ lệ của trạng thái ngoại hối so với VTC có vượt mức quy định của NHNN đưa ra hay không.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân tích BCTC

1.4.1. Nhân tố chủ quan:

- Tính chính xác của thông tin: nguồn thông tin trong phân tích tài chính của NHTM là yếu tố đầu vào của hoạt động phân tích tài chính. Để có kết quả phân tích chính xác thì cần phải có những thông tin trung thực, chính xác. Để quản trị ngân hàng được tốt thì việc phân tích tài chính phải được thực hiện thường xuyên. Do vậy bên cạnh việc đòi hỏi các số liệu kế toán phải có chất lượng tốt, chính xác, số liệu hạch toán tuân thủ các quy định hiện hành thì số liệu kế toán và các thông tin khác cũng phải đuợc cập nhật một cách thường xuyên, kịp thời đáp ứng tốt cho nhu cầu phân tích.

- Năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người phân tích: đây là yếu tố

quan trọng quyết định đến kết quả của hoạt động phân tích tài chính Ngân hàng. Những người có trình độ và kỹ năng phân tích tốt sẽ có những phân tích và đánh giá được chính xác và sâu sắc. Bên cạnh đó yếu tố kinh nghiệm cũng là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng, giúp nhà phân tích nắm đuợc trọng tâm cũng như bản chất của các chỉ tiêu tài chính. Như vậy, để đạt được yêu cầu của công tác phân tích tài chính NHTM thì cán bộ phân tích phải là người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm với công việc.

- Nhận thức của người quản lý về tầm quan trọng của hoạt động phân tích tài chính: Nếu lãnh đạo Ngân hàng nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc phân tích tài chính, thường xuyên sử dụng các kết quả của hoạt động phân tích tài chính trong điều hành hoạt động kinh doanh thì hoạt đông phân tích tài chính tại Ngân hàng đó sẽ được quan tâm đầy đủ và phát triển hơn.

- Yếu tố công nghệ ngân hàng: Ngân hàng nào có công nghệ hiện đại, tiên tiến thì phục vụ rất tốt cho hoạt động phân tích tài chính vì số liệu kế toán sẽ chính xác, được cập nhật thường xuyên, nhanh chóng.

1.4.2. Nhân tố khách quan:

- Chưa có hệ thống các chỉ tiêu trung bình của ngành ngân hàng để làm cơ sở so sánh và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của mình để đặt ra các chỉ tiêu khắc phục tình trạng tài chính của mình.

- Các ngân hàng chưa có sự công khai về tài chính để có thể có sự so sánh giữa các ngân hàng với nhau. Vì vậy, cho dù hoạt động phân tích tài chính có tốt đến đâu đi nữa thì các NHTM chỉ nắm được thực trạng tài chính và kinh doanh của mình mà không biết được vị trí hoạt động của ngân hàng mình trong hệ thống các NHTM. Do vậy, việc công khai tài chính của các NHTM là hết sức cần thiết, đảm bảo việc cạnh tranh giữa các NHTM được lành mạnh hơn, đồng thời đảm bảo hoạt động phân tích tài chính được toàn

diện hơn.

Kết luận chương 1:

Có thể nói, việc phân tích BCTC đòi hỏi ở người phân tích nhiều thời gian, sức lực và những kiến thức cơ bản về lĩnh vực tiền tệ - NH. Tuy nhiên để có thể đánh giá được toàn diện và khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của NH, từ đó đưa ra các biện pháp kinh tế hữu hiệu nhà quản trị không thể bỏ qua công việc này. Nắm vững lý luận phân tích BCTC từ đó áp dụng vào thực tế chính là một cách hiệu quả nhất để công tác phân tích của nhà quản trị luôn luôn đi đúng hướng và đạt hiệu quả phân tích cao.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI

NGHÁNH HÀ TÂY (MHB HÀ TÂY)

2.1. Khái quát chung về MHB Hà Tây

2.1.1. Sự ra đời và phát triển

Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Hà Tây được thành lập ngày 19/1/2005, là một chi nhánh của Ngân hàng PTN ĐSCL (MHB), đây là một trong 5 ngân hàng thương mại nhà nước do thủ tướng chính phủ ký quyết định thành lập ngày 18/9/1997, với mục tiêu ban đầu là dùng các nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển nhà ở các chương trình kinh tế - xã

Một phần của tài liệu 0596 hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại NH phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà tây luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 36)