Phân tích hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu 0596 hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại NH phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà tây luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 92 - 94)

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BCTC NHTM

3.1. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác phân tích

3.1.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của MHB Hà Tây. Do đó, việc phân tích hoạt động tín dụng cần được đảm bảo thực hiện một cách toàn diện và sâu sắc nhằm giúp nhà quản trị đưa ra các quyết sách tín dụng có hiệu quả và an toàn. Để đáp ứng được yêu cầu này, công tác phân tích hoạt động tín dụng tại MHB Hà Tây cần tiến hành đi sâu xem xét những vấn đề sau:

- Trước hết, chỉ tiêu lãi suất đầu ra của NH cần phải được tính lại. Hiện nay, chỉ tiêu này chỉ xem xét dư nợ cho vay mà không xét tới các tài sản có sinh lời khác (tiền gửi tại NH Trung ương được Hội sở chính trả phí dự trữ bắt buộc, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác) trong khi các tài sản đó đem lại thu nhập cho ngân hàng.

Tổng thu từ lãi

Lãi suất đầu ra bình quân =_____________________________________ Tổng tài sản có sinh lời bình quân

- Thứ hai, NH cần đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng trong mối

quan hệ với hoạt động huy động vốn. Cụ thể NH cần xem xét chênh lệch giữa lãi suất bình quân tín dụng và lãi suất bình quân huy động và sự biến động của chênh lệch này, sự cân đối giữa kì hạn huy động vốn và tín dụng...

Thu từ lãi Tổng chi phí trả lãi Chênh lệch lãi —;;---λ r---

suất bình quân = Tổng tài sản có sinh - Tổng nguồn vốn phải trả

lời bình quân lãi bình quân

Trên cơ sở mức chênh lệch lãi suất tính toán được, NH sẽ so sánh mức độ biến động của mức chênh lệch lãi suất và xác định các nhân tố ảnh hưởng và khả năng mở rộng mức chênh lệch này trong tương lai.

- Thứ ba, phân tích dư nợ tín dụng theo lĩnh vực kinh tế hay mục đích cấp tín dụng là một nội dung quan trọng trong phân tích tình hình tín dụng của NH mà MHB Hà Tây có thể áp dụng. Đặc biệt, phân tích dư nợ tín dụng theo lĩnh vực kinh tế sẽ giúp nhà quản trị NH có thể đánh giá được hoạt động tín dụng của NH có phù hợp với chính sách kinh tế và phát triển các ngành kinh tế trong từng thời kì. Mặt khác ở tầm vi mô, phân tích hoạt động tín dụng đối với các ngành kinh tế khác nhau có những rủi ro khác nhau, mức độ rủi ro khác nhau, hiệu quả tín dụng cũng khác nhau. Ví dụ, trong giai đoạn hiện nay, ngành dịch vụ có xu hướng tăng tỉ trọng trong tổng thu nhập quốc dân, tuy nhiên đây lại là ngành có rủi ro cao do tính cạnh tranh và sự đa dạng về rủi ro của nó (rủi ro công nghệ, rủi ro thông tin, rủi ro thị trường.). Đối với hoạt động tín dụng theo mục đích cấp tín dụng, thì với những mục đích sử dụng vốn khác nhau rủi ro sẽ khác nhau. Ví dụ, nếu cho vay tiêu dùng thì rủi ro sẽ thấp hơn và không đa dạng như cho vay sản xuất kinh doanh trong nước, cho vay xuất khẩu, nhập khẩu. Bởi vì khách hàng vay vốn tiêu dùng thường đã có bảo đảm việc hoàn trả rất cao đối với NH (như nguồn thu nhập hàng tháng,

tài sản cầm cố mà chủ yếu là bất động sản...) tuy nhiên giá trị khoản vay lại nhỏ và phải theo dõi trong thời gian dài trong khi đó, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay xuất khẩu. thường có nhiều rủi ro như rủi ro dự án, rủi ro thị trường, rủi ro tỷ giá.. .nhưng nguồn thu thì không chắc chắn, tuy vậy giá trị khoản vay lại lớn, vòng quay vốn lại nhanh. Do đó, bản thân NH cần quản lý được cơ cấu tín dụng theo ngành nghề và mục đích vay vốn để phát hiện rủi ro và chế ngự rủi ro kịp thời hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư để có hiệu quả tín dụng cao hơn.

Một phần của tài liệu 0596 hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại NH phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà tây luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w