Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn

Một phần của tài liệu 0596 hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại NH phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà tây luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94)

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BCTC NHTM

3.1. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác phân tích

3.1.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn

Phân tích khái quát cơ cấu tài sản, nguồn vốn là xem xét các thành phần của tài sản, nguồn vốn, tỷ trọng các khoản mục cũng như mối tương quan giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của NH. Nhìn chung, nhà quản trị NH đã phân tích tương đối chi tiết các khoản mục trong tài sản và nguồn vốn của NH. Tuy nhiên công tác phân tích của nhà quản trị chỉ mới dừng lại ở việc phân tích các khoản mục mà chưa xem xét mối quan hệ cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Thực tế này đã làm giảm hiệu quả của việc phân tích. Do đó, nhà quản trị NH nên tiến hành phân tích thêm tương quan giữa nguồn vốn và tài sản.

Trong đó, nhà quản trị nên sử dụng chỉ tiêu sau để phân tích nội dung này:

- Chỉ tiêu tương quan giữa tài sản có khác và tài sản nợ khác

Khoản mục tài sản có khác thể hiện khoản vốn của NH bị người khác chiếm dụng. Căn cứ vào số liệu ở bảng 2.4 ta thấy khoản mục này có xu hướng giảm về tỉ trọng trong tổng tài sản của NH. Đây là một dấu hiệu tốt trong hoạt động kinh doanh NH, thể hiện khả năng quản lý tốt các khoản phải thu của NH.

Nhìn trực quan vào bảng 2.10, ta thấy khoản mục các tài sản nợ khác trong năm 2010 tăng trưởng nhanh cả về số tuyệt đối lẫn tỉ trọng trong tổng tài sản của NH, cụ thể là tăng 422,36%. Theo lý thuyết, khoản mục tài sản nợ khác tăng thể hiện một phần nguồn vốn của người khác bị NH chiếm dụng. Khi lấy chênh lệch giữa tài sản nợ khác và tài sản có khác ta có kết quả: năm 2009 là +5.296 triệu đồng và năm 2010 là +105.488 triệu đồng. Sở dĩ có thể nói việc tăng tài sản nợ khác là một thuận lợi đối với NH vì đó là khoản mục NH có thể sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn mà không phải trả phí hoặc phải trả một khoản phí rất thấp.

3.1.2.3. Phân tích tình hình huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động chính tạo ra nguồn vốn hoạt động cho NH. Trên cơ sở đầu vào vốn huy động, NH mới có thể tiến hành các nghiệp vụ sinh lời của mình. Đối với bất kì một nhà NH nào, khi huy động vốn đều quan tâm đến 2 vấn đề chính là chi phí và tính ổn định của nguồn vốn, đồng thời tìm được đầu ra hợp lý cho nguồn vốn này. Do đó, để hiệu quả của việc phân tích tình hình huy động vốn hiệu quả hơn, nhà quản trị cần tính toán và xem xét các chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu thể hiện sự tương ứng giữa nguồn vốn huy động với dư nợ theo kỳ hạn

Hệ số sử dụng nguồn vốn Dư nợ trung, dài hạn

trung, dài hạn Nguồn vốn trung, dài hạn

* Nếu hệ số >1: NH lạm dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn làm ảnh hưởng tới tính thanh khoản của NH

* Nếu hệ số =1: NH tạo được lợi nhuận tối đa từ nguồn vốn trung, dài hạn

* Nếu hệ số <1: NH dùng vốn trung, dài hạn hay một phần vốn này để cho vay ngắn hạn thì lợi nhuận giảm

- Chỉ tiêu phản ánh chi phí trả lãi bình quân của nguồn vốn huy động

Thực tế, nhà quản trị MHB Hà Tây đã tính toán chi phí trả lãi bình quân của nguồn vốn huy động và có sự so sánh chi phí trả lãi giữa các kì khác nhau. Tuy nhiên, đối với công tác quản trị chi phí của NH, việc làm trên là chưa đủ. Điều quan trọng là nhà quản trị phải xác định được ảnh hưởng của các nhân tố tới lãi suất bình quân của nguồn vốn huy động. Trên cơ sở đó, nhà quản trị đề ra phương hướng và biện pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động, giảm thiểu chi phí lãi suất huy động vốn.

Chỉ tiêu lãi suất huy động vốn bình quân được tính theo công thức: LS(HĐ) = ∑ (HĐi*LS (HĐi))

t=1

Trong đó:

LS(HĐ) : Lãi suất huy động bình quân

HĐ| : Tỷ trọng của nguồn vốn huy động thứ i LS (HĐi) : Lãi suất huy động của nguồn vốn thứ i

Sau đó, nhà quản trị vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch để xác định ảnh hưởng của các nhân tố tỷ trọng từng nguồn vốn huy động và lãi suất bình quân của từng nguồn vốn huy động đến lãi suất bình quân của nguồn vốn huy động.

3.1.2.4. Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời

Từ những hạn chế trong công tác phân tích tình hình thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời của MHB Hà Tây đặt ra yêu cầu NH cần hoàn thiện phương pháp và chỉ tiêu phân tích nội dung này như sau:

- NH cần tiến hành phân tích các chỉ tiêu kiểm soát chi phí

Thu nhập sau thuế Tổng thu nhập

Chỉ tiêu 2009 2010

Lợi nhuận sau thuế 3.64

7 9.716 Tổng thu nhâp 57.93 8 97.33 6

Kiểm soát chi phí hợp lý là một cách để NH nâng cao lợi nhuận của mình. Một chỉ tiêu rất quan trọng trong phân tích kiểm soát chi phí mà NH có thể sử dụng là lãi suất hoà vốn bình quân. NH có thể tham khảo cách tính lãi suất hoà vốn bình quân theo phương pháp chi phí lịch sử như sau:

Lãi suất hoà vốn bình Chi phí trả lãi+Chi phí khác cho huy động vốn

quân Nguồn vốn được sử dụng bình quân

Trong đó:

Nguồn vốn được sử dụng bình quân = Nguồn vốn bình quân x Hệ số sử dụng vốn

Hoặc

Nguồn vốn được sử dụng bình quân = Nguồn vốn bình quân - Các khoản mục dự trữ bình quân

Lãi suất hoà vốn bình quân phản ánh lãi suất cho vay bình quân thấp nhất mà NH phải thực hiện để hoạt động kinh doanh không bị lỗ. Chỉ tiêu này giúp NH phần nào xác định được cơ sở để ấn định lãi suất đầu ra của NH.

Mặt khác, để công tác đánh giá tình hình lợi nhuận đạt hiệu quả cao, MHB Hà Tây nên vận dụng mô hình Dupont trong phân tích BCTC NHTM có ưu điểm là khắc phục được nhược điểm của phương pháp tỷ lệ là chỉ ra được mối liên hệ nhân quả giữa các thành phần tạo nên một số chỉ số cơ bản. Vì vậy, MHB Hà Tây nên áp dụng phương pháp phân tích này để thấy được bản chất của từng chỉ số để từ đó tìm ra các giải pháp để đạt được mục tiêu sinh lời mà Ngân hàng đã đề ra.

Thu nhập sau thuế

ROA= ________________________________ Tổng tài sản bình quân 81 Tổng thu nhập x ______________________ Tổng tài sản bình quân = PM x AU Trong đó:

PM (Profit Margin): tỉ suất lợi nhuận trên thu nhập, tỉ số này đo lường khả năng chi trả chi phí và khả năng sinh lời từ thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi của NHTM. Đây là một chỉ số đánh giá chính sách định giá cũng như tính hiệu quả của việc quản lý chi phí. PM tăng chứng tỏ các chính sách trên của NH đang phát huy hiệu quả.

AU (Asset Utilization): vòng quay của tài sản có. Chỉ tiêu này đo lường tổng thu nhập và thu nhập ngoài lãi được tạo ra từ một đồng tài sản có của NHTM hay biểu hiện hiệu suất sử dụng tài sản. Hệ số này tăng chứng tỏ năng lực tạo doanh thu của tài sản tăng.

Với số liệu đã tính toán được, nhà quản trị NH hoàn toàn có thể tiến hành phân tích theo ROA theo phương pháp Dupont, việc phân tích được tiến hành như sau:

Bảng 3.1: Bảng phân tích Lợi nhuận sau thuế/Tổng thu nhập (PM)

Lợi nhuận sau thuế/ Tổng thu nhập 6,3 %

9,98 %

Chỉ tiêu 2009 2010 Tổng thu nhâp 57.93 8 97.33 7 Tổng tài sản bình quân 454.855 574.118

Tổng thu nhập/Tổng tài sản bình quân 12,74% 16,95 %

Hệ số này thể hiện khả năng quản lý chi phí và thuế của NH. Hệ số này tăng qua các năm thể hiện hiệu quả quản lý chi phí của NH rất tốt.

82

Bảng 3.2: Bảng phân tích Tổng thu nhập/Tổng tài sản bình quân (AU)

Hệ số này phản ánh hiệu quả của các chính sách quản lý danh mục đầu tư của NH. Nhìn vào bảng ta thấy, hệ số này tăng lên trong năm 2010 với mức tăng là 4,21%. Sự tăng lên của hệ số sử dụng tài sản thể hiện hiệu quả quản trị tài sản của MHB Hà Tây thông qua việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay cũng như mở rộng các sản phẩm dịch vụ khác của NH.

Như vậy ta thấy ROA tăng mạnh trong năm 2010 là do NH đã quản trị tốt chi phí hoạt động, đồng thời NH đã quản trị rất tốt danh mục tài sản có sinh lời.

Như vậy, việc phân tích các tỷ số trong mô hình Dupont cho phép đánh giá được thành tích hiện tại; dự đoán tiềm năng, cũng như so sánh thành tích này của NHTM với các NHTM khác hay trung bình của toàn ngành nhằm phục vụ các đối tượng sử dụng thông tin trong quá trình ra các quyết định kinh tế.

Hiện nay, tại MHB Hà Tây, khi phân tích khả năng sinh lời mới chỉ sử dụng một chỉ tiêu ROA, các nhà quản trị nên sử dụng thêm các chỉ tiêu phân tích khác để có cái nhìn cụ thể hơn về khả năng sinh lời của NH như một số chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

(NIM) (%)

Thu lãi từ các khoản cho vay và đầu tư - Chi phí trả lãi khác cho tiền gửi và nợ khác

Tông tài sản sinh lời bình quân x100 Tỷ lệ này thể hiện một đơn vị tài sản sinh lời tạo ra được bao nhiêu đơn

vị lợi nhuận từ hoạt động tín dụng và đầu tư.

Tỷ lệ thu nhập ngoài _ Thu ngoài lãi - Chi phí ngoài lãi ɪθθ

lãi cận biên (%) Tông tài sản sinh lời bình quân

Tỷ lệ này thể hiện một đồng tài sản sinh lời tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận từ các hoạt động không phải tín dụng và đầu tư.

Tỷ lệ thu nhập hoạt Tông thu từ hoạt động- Tông chi phí hoạt động

1 Zx =---;--- ---x100

động cận biên (%) Tông tài sản bình quân

Tỷ lệ này thể hiện một đơn vị tài sản thì tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

Ngày nay các nhà quản lý ngân hàng cũng đang nỗ lực hạn chế tỷ tọng tài sản không sinh lời (bao gồm tiền mặt, tài sản cố định) trong tông tài sản. Một thước đo phản ánh tầm quan trọng tương đối giữa tài sản không sinh lời và những tài sản khác (như các khoản cho vay và đầu tư) được sử dụng một cách rộng rãi là tỷ lệ tài sản sinh lời:

Tông tài sản sinh Tông tài sản bình quân - Tài

Tỷ lệ tài sản lời bình quân sản không sinh lời bình quân

` Z∖ =---’---=---’---x100

sinh lời (%) Tông tài sản bình Tông tài sản bình quân quân

Nhìn chung, khi tỷ lệ tài sản sinh lời giảm thì cả ban lãnh đạo và nhân viên của ngân hàng phải làm việc tích cực hơn để có thể duy trì mức thu nhập hiện tại.

Với chiến lược tối đa hóa lợi nhuận, MHB Hà Tây cần nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Điều này có nghĩa là làm giảm các chi phí hoạt động và tăng năng suất lao động trên cơ sở tự động hóa và nâng cao trình độ nhân viên. Các thước đo phản ánh rõ nhất tính hiệu quả trong hoạt động ngân hàng và năng suất lao động của nhân viên là:

Tỷ số hiệu quả hoạt động (%) = Tổ" g chi phí hoạt x100 Tổng thu từ hoạt động

Năng suất Thu nhập hoạt động

lao động Số nhân viên làm việc đầy đủ thời gian (tính tương đương)

3.1.2.5. Phân tích mức độ rủi ro của Ngân hàng

Thông thuờng nội dung phân tích rủi ro được tiến hành lồng ghép trong các nội dung phân tích khác của NH. Tuy nhiên để có cái nhìn toàn diện về một trong những nội dung phân tích hàng đầu này, nhà quản trị nên có nội dung phân tích mức độ rủi ro của NH. Xuất phát từ hạn chế cơ bản của công tác phân tích rủi ro của MHB Hà Tây là chưa đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số loại rủi ro chính (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro từ hoạt động ngoại bảng) đến hoạt động kinh doanh NH, giải pháp hoàn thiện phân tích mức độ rủi ro NH bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Thứ nhất, NH cần bổ xung thêm chỉ tiêu Nợ xấu/ Tổng dư nợ để có thể đánh giá chính xác hơn về mức độ rủi ro tín dụng. Và để có cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn về chất lượng hoạt động tín dụng NH, nhà quản trị cần chú ý đến việc phân tích các danh mục tín dụng ngoại bảng như cam kết bảo lãnh cho khách hàng. Mặc dù sự biến động của các giao dịch ngoại bảng không làm thay đổi kết cấu cân số BCĐKT nhưng vì nó cũng là một hiện tượng kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh nên độ rủi ro của nó cũng tác động mạnh mẽ đến độ an toàn của NH.

- Thứ hai, NH phải phân tích các khoản mục tài sản và nợ phải trả theo các nhóm có kì hạn phù hợp dựa trên thời gian còn lại tính từ ngày khoá sổ lập BCTC đến ngày đáo hạn theo điều khoản hợp đồng. Điều này xuất phát từ thực tế các giao dịch NH thường có kì hạn không chắc chắn và thuộc rất nhiều loại hình nghiệp vụ khác nhau trong hoạt động kinh doanh. Sự không phù hợp về kì hạn và lãi suất giữa tài sản và nợ phải trả có thể làm tăng khả năng sinh lời của NH nhưng cũng có thể làm tăng rủi ro tổn thất. Việc lập bảng theo dõi các tỷ lệ khả năng chi trả sẽ giúp nhà phân tích đánh giá chính xác hơn về rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất của NH.

Việc phân tích các tỷ lệ khả năng chi trả của NH có thể trình bày theo mẫu ở Phụ lục 3.1

Trên cơ sở bảng theo dõi này nhà quản trị có thể đánh giá mức độ rủi ro thanh khoản thông qua xác định mức độ thừa hoặc thiếu thanh khoản cho từng kì hạn.

- Thứ ba, việc tính toán tỷ lệ khả năng chi trả theo Thông tư 13/TT- NHNN ngày 20/5/2010 khó có thể sử dụng trong điều kiện hiện nay của Việt Nam. Do đó, để có thể tính toán nhanh chỉ tiêu này, các NHTM nói chung và MHB Hà Tây nói riêng phải nâng cấp hệ thống thông tin quản lý, đảm bảo cung cấp được thông tin về các khoản nợ cần phải trả và nợ sẽ thu đến tận thời điểm ngày làm việc, từ đó chủ động được nguồn vốn sử dụng và tiết kiệm được chi phí điều hòa vốn.

- Thứ tư, một mục tiêu quan trong trong hoạt động quản lý rủi ro lãi suất là hạn chế tới mức tối đa mọi ảnh hưởng xấu của sự biến động lãi suất đến thu nhập của ngân hàng.

Để giúp nhà quản trị đánh giá mức độ rủi ro lãi suất, NH nên cung cấp báo cáo phân tích mức độ nhạy cảm với lãi suất trong từng khoảng thời gian nhất định. Để lập báo cáo phân tích trạng thái nhạy cảm với lãi suất, NH cần

ghi chép và mã hoá các thông tin về kì hạn hợp đồng, kì hạn định giá lại lãi

Một phần của tài liệu 0596 hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại NH phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà tây luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94)