Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BCTC NHTM
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân tích BCTC
1.4.1. Nhân tố chủ quan:
- Tính chính xác của thông tin: nguồn thông tin trong phân tích tài chính của NHTM là yếu tố đầu vào của hoạt động phân tích tài chính. Để có kết quả phân tích chính xác thì cần phải có những thông tin trung thực, chính xác. Để quản trị ngân hàng được tốt thì việc phân tích tài chính phải được thực hiện thường xuyên. Do vậy bên cạnh việc đòi hỏi các số liệu kế toán phải có chất lượng tốt, chính xác, số liệu hạch toán tuân thủ các quy định hiện hành thì số liệu kế toán và các thông tin khác cũng phải đuợc cập nhật một cách thường xuyên, kịp thời đáp ứng tốt cho nhu cầu phân tích.
- Năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người phân tích: đây là yếu tố
quan trọng quyết định đến kết quả của hoạt động phân tích tài chính Ngân hàng. Những người có trình độ và kỹ năng phân tích tốt sẽ có những phân tích và đánh giá được chính xác và sâu sắc. Bên cạnh đó yếu tố kinh nghiệm cũng là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng, giúp nhà phân tích nắm đuợc trọng tâm cũng như bản chất của các chỉ tiêu tài chính. Như vậy, để đạt được yêu cầu của công tác phân tích tài chính NHTM thì cán bộ phân tích phải là người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm với công việc.
- Nhận thức của người quản lý về tầm quan trọng của hoạt động phân tích tài chính: Nếu lãnh đạo Ngân hàng nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc phân tích tài chính, thường xuyên sử dụng các kết quả của hoạt động phân tích tài chính trong điều hành hoạt động kinh doanh thì hoạt đông phân tích tài chính tại Ngân hàng đó sẽ được quan tâm đầy đủ và phát triển hơn.
- Yếu tố công nghệ ngân hàng: Ngân hàng nào có công nghệ hiện đại, tiên tiến thì phục vụ rất tốt cho hoạt động phân tích tài chính vì số liệu kế toán sẽ chính xác, được cập nhật thường xuyên, nhanh chóng.
1.4.2. Nhân tố khách quan:
- Chưa có hệ thống các chỉ tiêu trung bình của ngành ngân hàng để làm cơ sở so sánh và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của mình để đặt ra các chỉ tiêu khắc phục tình trạng tài chính của mình.
- Các ngân hàng chưa có sự công khai về tài chính để có thể có sự so sánh giữa các ngân hàng với nhau. Vì vậy, cho dù hoạt động phân tích tài chính có tốt đến đâu đi nữa thì các NHTM chỉ nắm được thực trạng tài chính và kinh doanh của mình mà không biết được vị trí hoạt động của ngân hàng mình trong hệ thống các NHTM. Do vậy, việc công khai tài chính của các NHTM là hết sức cần thiết, đảm bảo việc cạnh tranh giữa các NHTM được lành mạnh hơn, đồng thời đảm bảo hoạt động phân tích tài chính được toàn
diện hơn.
Kết luận chương 1:
Có thể nói, việc phân tích BCTC đòi hỏi ở người phân tích nhiều thời gian, sức lực và những kiến thức cơ bản về lĩnh vực tiền tệ - NH. Tuy nhiên để có thể đánh giá được toàn diện và khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của NH, từ đó đưa ra các biện pháp kinh tế hữu hiệu nhà quản trị không thể bỏ qua công việc này. Nắm vững lý luận phân tích BCTC từ đó áp dụng vào thực tế chính là một cách hiệu quả nhất để công tác phân tích của nhà quản trị luôn luôn đi đúng hướng và đạt hiệu quả phân tích cao.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI
NGHÁNH HÀ TÂY (MHB HÀ TÂY)