Phân tích mức độ rủi ro của ngân hàng

Một phần của tài liệu 0596 hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại NH phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà tây luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 102 - 105)

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BCTC NHTM

3.1. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác phân tích

3.1.2.5. Phân tích mức độ rủi ro của ngân hàng

Thông thuờng nội dung phân tích rủi ro được tiến hành lồng ghép trong các nội dung phân tích khác của NH. Tuy nhiên để có cái nhìn toàn diện về một trong những nội dung phân tích hàng đầu này, nhà quản trị nên có nội dung phân tích mức độ rủi ro của NH. Xuất phát từ hạn chế cơ bản của công tác phân tích rủi ro của MHB Hà Tây là chưa đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số loại rủi ro chính (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro từ hoạt động ngoại bảng) đến hoạt động kinh doanh NH, giải pháp hoàn thiện phân tích mức độ rủi ro NH bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Thứ nhất, NH cần bổ xung thêm chỉ tiêu Nợ xấu/ Tổng dư nợ để có thể đánh giá chính xác hơn về mức độ rủi ro tín dụng. Và để có cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn về chất lượng hoạt động tín dụng NH, nhà quản trị cần chú ý đến việc phân tích các danh mục tín dụng ngoại bảng như cam kết bảo lãnh cho khách hàng. Mặc dù sự biến động của các giao dịch ngoại bảng không làm thay đổi kết cấu cân số BCĐKT nhưng vì nó cũng là một hiện tượng kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh nên độ rủi ro của nó cũng tác động mạnh mẽ đến độ an toàn của NH.

- Thứ hai, NH phải phân tích các khoản mục tài sản và nợ phải trả theo các nhóm có kì hạn phù hợp dựa trên thời gian còn lại tính từ ngày khoá sổ lập BCTC đến ngày đáo hạn theo điều khoản hợp đồng. Điều này xuất phát từ thực tế các giao dịch NH thường có kì hạn không chắc chắn và thuộc rất nhiều loại hình nghiệp vụ khác nhau trong hoạt động kinh doanh. Sự không phù hợp về kì hạn và lãi suất giữa tài sản và nợ phải trả có thể làm tăng khả năng sinh lời của NH nhưng cũng có thể làm tăng rủi ro tổn thất. Việc lập bảng theo dõi các tỷ lệ khả năng chi trả sẽ giúp nhà phân tích đánh giá chính xác hơn về rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất của NH.

Việc phân tích các tỷ lệ khả năng chi trả của NH có thể trình bày theo mẫu ở Phụ lục 3.1

Trên cơ sở bảng theo dõi này nhà quản trị có thể đánh giá mức độ rủi ro thanh khoản thông qua xác định mức độ thừa hoặc thiếu thanh khoản cho từng kì hạn.

- Thứ ba, việc tính toán tỷ lệ khả năng chi trả theo Thông tư 13/TT- NHNN ngày 20/5/2010 khó có thể sử dụng trong điều kiện hiện nay của Việt Nam. Do đó, để có thể tính toán nhanh chỉ tiêu này, các NHTM nói chung và MHB Hà Tây nói riêng phải nâng cấp hệ thống thông tin quản lý, đảm bảo cung cấp được thông tin về các khoản nợ cần phải trả và nợ sẽ thu đến tận thời điểm ngày làm việc, từ đó chủ động được nguồn vốn sử dụng và tiết kiệm được chi phí điều hòa vốn.

- Thứ tư, một mục tiêu quan trong trong hoạt động quản lý rủi ro lãi suất là hạn chế tới mức tối đa mọi ảnh hưởng xấu của sự biến động lãi suất đến thu nhập của ngân hàng.

Để giúp nhà quản trị đánh giá mức độ rủi ro lãi suất, NH nên cung cấp báo cáo phân tích mức độ nhạy cảm với lãi suất trong từng khoảng thời gian nhất định. Để lập báo cáo phân tích trạng thái nhạy cảm với lãi suất, NH cần

ghi chép và mã hoá các thông tin về kì hạn hợp đồng, kì hạn định giá lại lãi suất của các loại tài sản và công nợ và ngày thực hiện hợp đồng cho vay và huy động. MHB Hà Tây có thể tham khảo công tác phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất qua bảng được trình bày ở Phụ lục 3.2

Báo cáo mức chênh cho ta một cái nhìn tổng quát về mức độ rủi ro lãi suất của NH thông qua thước đo “khe hở nhạy cảm lãi suất”.

Khe hở nhạy Giá trị tài sản nhạy Giá trị công nợ nhạy cảm lãi suất = cảm lãi suất - cảm lãi suất

Nếu NH có khe hở nhạy cảm lãi suất âm, tức là có tài sản Nợ nhạy cảm lớn hơn tài sản Có nhạy cảm với lãi suất, NH ở trạng thái nhạy cảm tài sản Nợ. Khi lãi suất tăng, thu nhập lãi ròng của NH giảm và ngược lại. Ngược lại nếu khe hở này dương, NH ở trạng thái nhạy cảm tài sản Có. Thu nhập ròng của NH sẽ giảm khi lãi suất giảm và ngược lại. Tuy nhiên các mức khe hở nhạy cảm lãi suất chưa cho thấy mức độ biến động cụ thể trong thu nhập của NH khi lãi suất biến động.

Ta có thể xác định giá trị gần đúng mức biến động của thu nhập khi lãi suất tăng hoặc giảm 1% bằng phương pháp đơn giản sau:

* Tác động tới thu nhập của từng nhóm tài sản và nguồn vốn

Thay đổi của thu nhập lãi ròng = Quy mô khe hở nhạy cảm lãi suất x Thay đổi lãi suất

*Tác động tới thu nhập lãi ròng theo phương pháp tích luỹ của nhiều kì hạn khác nhau:

Thay đổi của thu Quy mô khe hở nhạy

= , 1~∙ Á..' x Thay đổi lãi suất nhập lãi ròng cảm lãi suất tích lũy

Như vậy, thông qua việc tính toán các chỉ tiêu trong bảng Phụ lục 3.2,

nhà quản trị đưa ra nhận xét về tình hình rủi ro lãi suất của NH trên cơ sở xem

xét quy mô khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy đó có hợp lý hay không, thấy được dự báo sự biến động lãi suất trên thị trường của NH, đánh giá được NH có thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro không. Ví dụ, giả sử NH đặt mục tiêu nếu lãi suất thị trường thay đổi 1%, thu nhập lãi ròng của NH chỉ bị tác động dưới 1%, với việc tính toán mức chênh lệch lãi suất thực tế, nhà quản trị dễ dàng tính được thay đổi thu nhập lãi ròng khi lãi suất thị trường thay đổi 1%, so sánh với mục tiêu ban đầu của NH từ đó điều chỉnh kết cấu tài sản nợ và tài sản có để giảm quy mô của khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy.

Một phần của tài liệu 0596 hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại NH phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà tây luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 102 - 105)