Về thương mại điện tử
Trong giai đoạn 2017-2019, Cục TMĐT và KTS đã xây dựng và trình ban hành nhiều văn bản về thương mại điện tử như:
- Chương trình của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về phát triển thương
mại điện tử quốc gia;
- 02 Quyết định trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế tổ chức, quản
lý Chương trình Phát triển TMĐT quốc gia
- 15 Thông tư liên quan về việc quản lý các website TMĐT
- 20 Quyết định của BCT liên quan đến các thủ tục, hành chính được sửa
đổi, bổ sung trong lĩnh vực TMĐT.
“Các kế hoạch, chương trình phát triển TMĐT này là nền móng chính sách
cho việc triển khai các giải pháp, xây dựng các hoạt động hỗ trợ TMĐT trên cả nước, đưa TMĐT thành một hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cục đã xây dựng Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT tại địa chỉ online.gov.vn và tổ chức, giám sát triển khai các thủ tục trực tuyến liên quan đến
thông báo, đăng ký website TMĐT tại Cổng thông tin này sau khi Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT được ban hành. Chỉ đạo việc tổ chức thực thi các quy định pháp luật về TMĐT; xử lý hàng ngàn lượt phản ánh trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT, trong đó bao gồm các hành vi vi phạm hành chính như không đăng ký, thông báo website, cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, giả mạo doanh nghiệp khác nhằm lừa đảo khách hàng. Ngoài ra, Cục đã phối hợp với các Sở Công Thương, Hiệp hội TMĐT Việt Nam triển khai các khóa đào tạo về TMĐT cho
cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, sinh viên trên cả nước.”
Về hợp tác quốc tế
Hợp tác đa phương: Tham gia các phiên họp về TMĐT, thương mại số và Kinh tế Internet trong APEC; Chủ trì tổ chức thành công dự án nghiên cứu về Hệ thống quy tắc trao đổi dữ liệu cá nhân xuyên biên giới (CBPRs) do APEC tài trợ, kết quả của dự án nhận được sự đánh giá cao về chuyên môn của các thành viên tham gia; Tham gia xây dựng Lộ trình KTS và Internet trong APEC; Hoàn thành dự án Tăng trưởng toàn diện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đến siêu nhỏ thông qua ứng dụng TMĐT; Tham gia đàm phán Hiệp định TMĐT ASEAN; Tham gia xây dựng Khung Thỏa thuận về Thuận lợi hóa thương mại xuyên biên giới trong Châu Á Thái Bình Dương.
Hợp tác song phương: phối hợp với Cục Chính sách Thương mại và Thông tin thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản; Xây dựng Bản ghi nhớ hợp tác về TMĐT Việt Nam – Trung Quốc, Bản ghi nhớ hợp tác về TMĐT giữa Văn phòng Kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và Văn phòng Kinh tế văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội; tham gia đàm phán nội dung TMĐT trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Israel; chuẩn bị nội dung và văn kiện phục vụ các chương trình làm việc song phương giữa Lãnh đạo Bộ với Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ quốc tế.
Về nghiên cứu ứng dụng KTS
“Từ giai đoạn 2017 đến nay, Cục TMĐT và KTS thay đổi một số chức
năng, chức năng quản lý nhà nước về công nghệ thông tin được chuyển về đơn vị khác và bổ sung chức năng nghiên cứu ứng dụng KTS. Cục đã nghiên cứu tình
hình xây dựng chính sách, chiến lược về KTS của các quốc gia trên thế giới, căn cứ thực trạng phát triển TMĐT và KTS Việt Nam để xây dựng báo cáo và đề cương sơ bộ cho “Đề án phát triển KTS đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Báo cáo đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp công nghiệp trong tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (CMCN 4.0), đề xuất các điều chỉnh trong định hướng phát triển của ngành công thương trong thời gian tới,
xác định các nhóm giải pháp cơ bản. Hỗ trợ doanh nghiệp ngành Công Thương
ứng dụng công nghệ số trong chuyển đổi số tiếp cận cuộc CMCN 4.0. Nghiên cứu, triển khai thử nghiệm công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc hàng hoá, nâng cao thương hiệu, đẩy mạnh xuất khẩu (đặc biệt các mặt hàng nông
thuỷ sản).”