Đối với Bộ Công Thương

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT HỒ SƠ THANH TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA CỤC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ KINH TẾ SỐ, BỘ CÔNG THƯƠNG (Trang 106 - 107)

Đối với ban lãnh đạo Bộ Công Thương

“Tăng cường việc chỉ đạo, xây dựng các văn bản hướng dẫn các nghiệp vụ,

quy định quản lý tài chính - ngân sách theo thẩm quyền của Bộ Công Thương, đúng chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế của Bộ nhằm chỉ đạo thực hiện thống nhất trên tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương như quy định về hồ sơ, chứng từ thanh toán chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương theo giá trị thanh toán, hướng dẫn, quy định về mua sắm hàng hóa chuyên môn, quy định tiêu chuẩn ghi nhận tài sản, …

Tăng cường việc kiểm tra thực hiện dự toán, quyết toán ngân sách các đơn vị trực thuộc Bộ, kiên quyết yêu cầu hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hoặc xuất toán đối với các khoản chi thường xuyên chưa đủ hồ sơ thủ tục theo quy định đối với từng khoản chi hoặc phạm vi chế độ, định mức tiêu chuẩn NSNN.

Chủ động bổ sung dự toán ngân sách cuối năm nhất là các khoản chi mua sắm, sữa chữa khi bổ sung phải tính đến thời gian cho đơn vị đủ để thực hiện việc mua sắm sữa chữa. Cụ thể các khoản sửa chữa phải bổ sung chậm nhất là cuối quý III, các khoản mua sắm chậm nhất là cuối tháng 11 của năm ngân sách, có như vậy đơn vị

mới có thời gian thực hiện mua sắm sữa chữa theo chế độ được.”

Đối với Vụ Tài chính và đổi mới doanh nghiệp, Bộ Công Thương

“Tham mưu cho ban lãnh đạo Bộ Công Thương về công tác lập, duyệt,

phân bổ dự toán NSNN cho các đơn vị trực thuộc Bộ. Phân bổ chi tiết theo từng sự nghiệp kinh tế của đơn vị, tránh tình trạng phân bổ không đúng với các nhiệm vụ chi.

Tăng cường công tác thẩm tra số liệu quyết toán của các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Công Thương trước khi lập báo cáo chính thức để đảm bảo số liệu trên báo cáo quyết toán đầy đủ và chính xác.

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trong thời gian qua, các Bộ, ngành đã triển khai và đưa vào áp dụng nhiều chương trình ứng dụng tin học trong

công tác quản lý tài chính tại các đơn vị thuộc khối tài chính .Vì vậy, bên cạnh trang bị và đào tạo các kiến thức về mặt nghiệp vụ, Vụ Tài chính và đổi mới doanh nghiệp cần chủ động tham mưu với Bộ trưởng tăng cường đào tạo về tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ kế toán các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các chương trình ứng dụng,

đáp ứng với yêu cầu quản lý chi tiêu và sử dụng ngân sách trong thời gian tới.”

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT HỒ SƠ THANH TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA CỤC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ KINH TẾ SỐ, BỘ CÔNG THƯƠNG (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w