Đối với Bộ Tài Chính

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT HỒ SƠ THANH TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA CỤC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ KINH TẾ SỐ, BỘ CÔNG THƯƠNG (Trang 107 - 115)

“Định mức chi phải thường xuyên được rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc sửa

đổi để đảm bảo luôn phù hợp với thực tiễn mới khả thi trong quá trình áp dụng. Xây dựng và áp dụng phương thức kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra, theo đó, nhà nước không can thiệp vào việc sử dụng các khoản kinh phí NSNN đã cấp cho các cơ quan đơn vị, mà chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó, tức là chỉ quan tâm đến kết quả đầu ra của các chương trình, mục tiêu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Thủ trưởng đơn vị được quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm việc sử dụng kinh phí đảm bảo thực hiện được những nhiệm vụ chi. Như vậy, với phương thức cấp phát này thì các ràng buộc bằng chế độ, tiêu chuẩn, định mức được thay bằng các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chất lượng đầu ra để khắc phục được những hạn chế của cơ chế kiểm soát chi theo đầu vào khi mà hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước còn thiếu, lạc hậu. Quản lý ngân sách theo đầu ra chú trọng đến kết quả trong việc thực hiện hơn là việc chi như thế nào để thực hiện.

Kiểm soát các khoản chi theo mức độ rủi ro, cần phân tích mức độ rủi ro các khoản chi thường xuyên. Khi đã xác định được mức độ rủi ro, cần có các cơ chế kiểm soát cho phù hợp với từng loại. Đối với các khoản chi thường xuyên có rủi ro cao cần phải kiểm soát tất cả các khoản chi đó, đối với các khoản chi thường xuyên ít

rủi ro thì cần kiểm soát chọn mẫu hoặc thanh toán trước kiểm soát sau.”

“Cần hoàn thiện hệ thống Hệ thống mục lục NSNN. Điều này xuất phát từ vai

trò của hệ thống mục lục NSNN trong công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và tổng hợp báo cáo quyết toán chi thường xuyên NSNN và kiểm soát chi NSNN. Hàng năm tuy hệ thống mục lục NSNN được sửa đổi và bổ sung thường xuyên nhưng cần có hướng dẫn cụ thể nội dung chi tương ứng với mã nội dung kinh tế nào trong mục

lục để thống nhất cách hiểu, cách thực hiện. Khắc phục tình trạng hạch toán thiếu thống nhất, từ đó tổng hợp số liệu báo cáo được chính xác theo nội dung chi và phù

KẾT LUẬN

Việc kiểm soát các hồ sơ thanh toán chi thường xuyên có hiệu quả là nhiệm vụ cấp bách, giúp cho Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ động trong điều hành và sử dụng NSNN. Công tác kiểm soát hồ sơ thanh toán chi thường xuyên của Cục TMĐT và KTS được thực hiện dựa trên cơ sở quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhằm phát huy hiệu quả, tiết kiệm chi, chống thất thoát, lãng phí tiền và tài sản của Nhà nước.

Kiểm soát chi NSNN nói chung và kiểm soát hồ sơ thanh toán chi thường xuyên của Cục TMĐT và KTS nói riêng là một trong những nội dung quan trọng nhằm hướng tới xây dựng một cơ chế quản lý NSNN công khai, minh bạch, bảo đảm cho NSNN được sử dụng một cách hiệu lực, hiệu quả. Mặc dù vấn đề kiểm soát hồ sơ thanh toán chi thường xuyên tại Cơ quan hành chính nhà nước không phải là một vấn đề mới, nhưng nó lại là một vấn đề rộng và phức tạp, có liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành, chính quyền các cấp. Nội dung của đề tài mà tác giả trình bày không có tham vọng đưa ra mọi giải đáp cho tất cả các câu hỏi về hoàn thiện cơ chế kiểm soát hồ sơ thanh toán chi thường xuyên

Luận văn là sự hệ thống hoá những quan điểm, mục tiêu, giải pháp cũng như những điều kiện với hy vọng góp phần hoàn thiện cơ chế kiểm soát hồ sơ thanh toán chi thường xuyên tại các cơ quan HCNN trong thời gian tới.

Luận văn đã đi sâu phân tích từ cơ sở lý luận đến thực tiễn về kiểm soát hồ sơ thanh toán chi thường xuyên qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát hồ sơ thanh toán chi thường xuyên của Cục TMĐT và KTS. Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, song những kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Ngoài những đóng góp của luận văn, chắc chắn rằng sẽ có những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu sâu rộng thêm để không ngừng cải tiến và hoàn thiện công tác kiểm soát hồ sơ thanh toán chi thường xuyên của cơ quan HCNN.

trình nghiên cứu. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và hiểu biết cá nhân nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để luận văn hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tiễn hơn nữa. Tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo và cán bộ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đặc biệt là sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của TS.Lương Văn Hải đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.

1. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.

3. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước.

5. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC

6. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 113/2008/TT-BTC

7. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp

8. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống kho bạc nhà nước.

9. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

10. Bộ Tài chính, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 quy định về hóa đơn bán hàng hóa và dịch vụ

11. Chính phủ (2005), Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

13. Chính phủ (2013), Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước. 14. Chính phủ (2013), Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 về thương

mại điện tử

15. Chính phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

16. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

17. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước.

18. Chính phủ (2020), Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 Quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước

19. Cục TMĐT và KTS (2017, 2018, 2019), Báo cáo quyết toán 20. Cục TMĐT và KTS (2017, 2018, 2019), Báo cáo tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Đặng Văn Du, Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình Quản lý chi NSNN, Học viện Tài chính, Nxb.Tài chính

22. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2012), Giáo trình Quản lý học, Nx b. Đại học kinh tế quốc dân..

23. Nguyễn Thị Phương (2014), “Kiểm soát chi ngân sách nhà nước thường xuyên tại Kho bạc quận Cầu Giấy, Hà Nội”, Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 24. Quốc Hội 13 (2011), Luật số 01/2011/QH13 ngày 11/11/2011 Luật lưu trữ. 25. Quốc hội 13 (2013), Luật số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 Luật đấu thầu 26. Quốc Hội 13 (2015), Luật số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 Luật NSNN. 27. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015

quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập

Nội, ngày 08/4/2019 quy định về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại điều 26 luật đấu thầu.

THANH TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI CỤC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ KINH TẾ SỐ

Thưa quý Anh/Chị!

Để có số liệu thực tế và khách quan phục vụ việc nghiên cứu, hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Kiểm soát hồ sơ thanh toán chi thường xuyên của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương”, kính đề nghị Anh, Chị vui lòng cung cấp một số thông tin theo những câu hỏi dưới đây.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Anh/Chị.

Câu 1: Trình độ kế toán thanh toán của Cục TMĐT và KTS có đáp ứng được yêu cầu công việc kiểm soát hồ thanh toán chi thường xuyên hay không? Còn khó khăn vướng mắc gì ở bộ máy tổ chức không?

Câu 2: Theo Anh/Chị nội dung kiểm soát hồ sơ thanh toán chi thường xuyên của Cục TMĐT và KTS đã phù hợp chưa? Có hạn chế nào trong nội dung kiểm soát hồ sơ thanh toán chi thường xuyên không?

Câu 3: Anh/Chị đánh giá thế nào về hình thức, công cụ kiểm soát chi thường xuyên của Cục TMĐT và KTS?

Câu 4: Anh/Chị đánh giá thế nào về quy trình kiểm soát thanh toán chi thường xuyên của Cục? Anh/Chị thường gặp khó khăn nào trong quy trình kiểm soát hồ sơ thanh toán chi thường xuyên?

STT Họ và tên Chức vụ Ngày phỏng vấn

1 Nguyễn Thế Quang Phó Cục trưởng 11/4/2020

2 Nguyễn Thúy Quỳnh Chánh Văn phòng 12/4/2020

3 Nguyễn Thị Hương Kế toán 12/4/2020

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT HỒ SƠ THANH TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA CỤC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ KINH TẾ SỐ, BỘ CÔNG THƯƠNG (Trang 107 - 115)