Về mặt lý luận: Cho đến nay, đã có công trình nghiên cứu, luận giải về cơ sở
lý luận về đóng góp của FDI vào PTBV tuy nhiên vẫn chưa thực sựđầy đủ chuyên sâu và những công trình đó đa phần đều phân tích định tính, chưa có công trình nào kết hợp cả phân tích định tính và định lượng để nghiên cứu toàn diện vềđóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững vùng kinh tế.
Theo hướng này, luận án sẽ:
(i) Xây dựng khái niệm, cấu thành nội dung phát triển bền vững vùng kinh tế. (ii) Xác định nội dung và các tiêu chí đánh giá đóng góp của FDI vào PTBV vùng kinh tế.
(iii) Làm rõ những nhân tốảnh hưởng đến đóng góp của FDI vào PTBV vùng kinh tế.
(iv) Đúc rút những bài học kinh nghiệm về FDI với PTBV của một số vùng lãnh thổ có thể vận dụng vào điều kiện của vùng ĐBSH.
Về mặt thực tiễn: Trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án có rất ít công trình nghiên cứu sâu về đóng góp của FDI vào PTBV vùng kinh tế trên cả ba trụ cột. Đặc biệt cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đánh giá sâu sắc và toàn diện trên cả hai khía cạnh định tính và định lượng vềđóng góp của FDI vào PTBV vùng kinh tế cụ thể là tại vùng ĐBSH. Do
đó vấn đề luận án lựa chọn làm đề tài nghiên cứu vẫn là khoảng trống lớn trong khoa học cần được lấp đầỵ Những vấn đề cơ bản cần tập trung nghiên cứu trong luận án bao gồm:
(i) Làm rõ thực trạng đóng góp của FDI vào PTBV ở vùng ĐBSH, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân thuộc về vai trò quản lý của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong việc đóng góp FDI vào PTBV ở vùng.
(ii) Xây dựng những mô hình định lượng để đánh giá đóng góp của FDI vào PTBV vùng ĐBSH
(iii) Đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh đóng góp của FDI vào PTBV ở vùng ĐBSH trong thời gian tớị
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Đã có rất nhiều nghiên cứu về Đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển bền vững trong nước và thế giới liên quan tới FDI và phát triển bền vững. Trong chương 1, luận án đã hệ thống được những vấn đề cơ bản về đặc điểm, phân loại, nội dung của FDI và phát triển bền vững của một số nghiên cứụ Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để luận án xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững. Trên cơ sởđánh giá kết quả của những nghiên cứu trước và những vấn để còn bỏ ngỏ, luận án xác
định được mục tiêu và phương pháp nghiên cứu phù hợp để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho vùng ĐBSH:
- Phát triển bền vững vùng kinh tế là gì?
- Các tiêu chí đánh giá đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng là gì ?
- Các nhân tốảnh hưởng đến đóng góp của FDI vào phát triển bền vững vùng kinh tế là gì?
- Làm thế nào để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm năng cao đóng góp vào phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng ?
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ
2.1. Khái niệm FDI và vai trò của FDI nhìn từ góc độ của một quốc gia đang phát triển
2.1.1. Khái niệm FDI
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được định nghĩa là “một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp
đặt tại một nền kinh tế khác”. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều
ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó.
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2005 nêu “ FDI là việc nhà đầu tư
nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì một tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”, trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủđịnh thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Tuy nhiên không phải quốc gia nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDỊ
Từ những khái niệm trên có thể đưa ra khái niệm chung nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế”.
2.1.2. Vai trò của FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, giúp cho nước tiếp nhận đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất (vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ). Theo đánh giá của UNCTAD, hoạt động FDI đã trực tiếp đóng góp vào GDP của nước tiếp nhận đầu tư, tăng thu nhập của người lao
động và làm cho sản lượng GDP tăng lên. Những ngoại ứng tích cực từ hoạt động FDI qua hoạt động di chuyển vốn, công nghệ, kỹ năng và trình độ quản trị doanh nghiệp đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất và năng suất lao động của nước tiếp nhận đầu tư.
Thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế cao thường gắn với tỷ lệđầu tư caọ Vốn
đầu tư cho phát triển kinh tếđược huy động từ hai nguồn chủ yếu là vốn trong nước và vốn ngoài nước. Vốn trong nước được hình thành thông qua tiết kiệm và đầu tư. Vốn ngoài nước được hình thành thông qua vay thương mại, đầu tư gián tiếp và hoạt động đầu tư trực tiếp. Đối với các nước nghèo và đang phát triển, vốn là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn và ngoại tệ của các nước nhận đầu tư đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tếđược thể hiện cụ thể như sau:
• Cân bằng cán cân thanh toán
FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ của các nước nhận đầu tư đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Hầu hết các nước đang phát triển đều rơi vào cái vòng luẩn quẩn đó là “ thu nhập thấp dẫn
đến tiết kiệm thấp vì vậy đầu tư thấp rồi hậu quả lại là thu nhập thấp. tình trạng luẩn quẩn này chính là “ điểm nút” khó khăn nhất mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vào quỹđạo tăng trưởng kinh tế hiện đạị Nhiều nước lâm vào tình trạng của sự nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra được điểm đột phá chính xác một mắt xích của vòng luẩn quẩn nàỵ Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đó đối với các nước đang phát triển là vốn đầu tư và kỹ thuật. Vốn đầu tư là cơ sởđể tạo ra công
đó tạo tiền đề tăng thu nhập tăng tích lũy cho sự phát triển của xã hộị Tuy nhiên để
tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào tích lũy nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi sẽ tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giớị Do đó vốn nước ngoài sẽ là một cú hích để góp phần đột phá cái vòng luẩn quẩn đó. Đặc biệt FDI là một nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho nước nhận đầu tư. Hơn nữa luồng vốn này có lợi thế hơn đối với vốn vay ở chỗ: thời hạn trả nợ vốn vay thường cốđịnh và đôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư còn thời hạn của FDI thì linh hoạt hơn.
Theo mô hình lí thuyết hai lỗ hổng của Cherery và Strout có hai cản trở chính cho sự tăng trưởng của một quốc gia đó là (1). Tiết kiệm không đủđáp ứng cho nhu cầu đầu tư được gọi là lỗ hổng tiết kiệm (2). Thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đủ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu được gọi là lỗ hổng thương mạị Hầu hết ở các nước đang phát triển hai lỗ hổng trên rất lớn vì vậy FDI còn là một nguồn quan trọng không chỉ để bổ sung nguồn vốn nói chung mà cả sự
thiếu hụt về ngoại tệ nói riêng. Bởi vì FDI góp phần nhằm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ phục vụ cho FDI
• Chuyển giao và phát triển công nghệ
FDI được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ của nước chủ nhà.Vai trò này được thể hiện qua hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và phát triển khả năng công nghệ của các cơ sở nghiên cứu ứng dụng của nước chủ nhà. Đây là những mục tiêu quan trọng được nước chủ
nhà mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài
Chuyển giao công nghệ thông qua FDI thường được thực hiện chủ yếu bởi các TNCs dưới các hình thức: chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của một TNCs và chuyển giao giữa các chi nhánh của các TNCs. Những năm gần đây các hình thức này thường đan xen nhau với các đặc điểm rất đa dạng. Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh của TNCs sang nước đang phát triển ở
ngoài dưới các hạng mục chủ yếu như những tiến bộ công nghệ sản phẩm công nghệ ,công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng công nghệ quản lí, công nghệ marketing. Nhìn chung các TNCs rất hạn chế chuyển giao những công nghệ mới có tính cạnh tranh cao cho các chi nhánh của chúng ở nước ngoài vì sợ bị lộ bí mật hoặc mất bản quyền công nghệ do việc bắt chước cải biến hoặc nhái lại công nghệ của các công ty nước chủ nhà. Mặt khác do nước chủ nhà còn chưa
đáp ứng được các yêu cầu sử dụng công nghệ của các TNCs. Bên cạnh chuyển giao công nghệ sẵn có thông qua FDI các TNCs còn góp phần tích cực đối với tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của nước chủ nhà. Các kết quả
cho thấy phần lớn các hoạt động R&D của các chi nhánh TNCs ở nước ngoài là cải biến công nghệ cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương. Dù vậy các hoạt
động cải tiến công nghệ của các doanh nghiệp ĐTNN đã tạo ra nhiều mối quan hệ
liên kết cung cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu ứng dụng công nghệ
trong nước. Nhờđó đã gián tiếp tăng cường năng lực phát triển công nghệ của địa phương. Mặt khác trong quá trình sử dụng công nghệ nước ngoài các nhà đầu tư và phát triển công nghệ trong nước học được cách thiết kế chế tạo….công nghệ nguồn sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương và biến chúng thành công nghệ của mình. Nhờ có những tác động tích cực trên khả năng công nghệ của nước chủ nhà được tăng cường vì thế nâng cao năng suất các thành tố nhờ đó thúc đẩy được tăng trưởng.
•Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
FDI có tác động đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. Nhìn chung xu thế của FDI từ sau chiến tranh thế giới thứ hai tại các nước phát triển là tập trung vào công nghiệp chế biến. Dưới tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước phát triển, một số ngành công nghiệp chế biến dần trở nên không có lợi ích nếu tiếp tục đầu tư trong nước, do đó trở
thành cơ hội cho các nước đang phát triển nói chung và từng địa phương tiếp nhận nói riêng. Sự tập trung của FDI vào công nghiệp làm cho công nghiệp tại địa phương tiếp nhận có khả năng phát triển nhanh chóng vượt trội so với các ngành
nông nghiệp và dịch vụ, từđó nhanh chóng nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong GDP. Sự phát triển của công nghiệp tất yếu kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ, do đó nếu như ban đầu cơ cấu kinh tế của địa phương tiếp nhận FDI chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, thì tới trình độ nhất định sẽ kích thích tăng trưởng mạnh mẽ hơn của các ngành dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Song song với tác động tới cơ cấu kinh tế giữa các ngành, FDI còn là yếu tố
có tác động mạnh mẽ tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành. Trong công nghiệp, FDI tạo liên kết các tiểu ngành công nghiệp trên cơ sở phân công hiệp tác lao động, trong đó các công ty trong nước thường nắm giữ nguồn nguyên liệu, hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho các công ty nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp; có thể trở thành các DN công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra, FDI thường tập trung vào các KCN, tạo ra xu hướng các công ty trong KCN liên kết với nhau nhằm giảm chi phí đầu vàọ
•Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm
Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất, các vấn
đề xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư. Việc cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua đầu tư vào các lĩnh vực: sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục, đào tạo nghề
nghiệp và kỹ năng quản lý sẽ tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao
được năng suất lao động và các yếu tố sản xuất khác, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng. Ngoài ra, tạo việc làm không chỉ tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần tích cực giải quyết các vấn đề xã hộị Đây là các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng.
FDI ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tạo ra công việc làm thông qua việc cung cấp việc làm trong các hãng có vốn đầu tư nước ngoàị FDI còn tạo ra những cơ hội việc làm trong những tổ chức khác khi các nhà đầu tư nước ngoài mua hàng hóa dịch vụ từ các nhà sản xuất trong nước, hoặc thuê họ thông qua các hợp đồng gia công chế biến. Thực tiễn ở một số nước cho thấy FDI đã đóng góp tích cực tạo ra việc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao động như ngành may mặc, điện tử, chế
biến. Thông qua khoản trợ giúp tài chính hoặc mở các lớp đao tạo dạy nghề, FDI còn góp phần quan trọng đối với phát triển giáo dục của nước chủ nhà trong các lĩnh vực giáo dục đại cương, dạy nghề, nâng cao năng lực quản lý. Nhiều nhà ĐTNN đã
đóng góp vào quỹ phát triển giáo dục phổ thông, cung cấp một số thiết biết giảng dạy cho các cơ sở giáo dục của nước chủ nhà, tổ chức các chương trình phổ cập