Đóng góp của FDI vào phát triển môi trường bềnvững và các tiêu chí

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 59)

chí đánh giá

Vùng kinh tế là nơi tập trung đông dân cư và nhiều hoạt động kinh tế, tức là mức độ sản xuất và tiêu dùng thường có mật độ và tốc độ phát triển khá cao, và điều

đó đồng nghĩa với quy mô tiêu dùng lớn, ảnh hưởng lớn tới việc tạo ra chất thải và các tác động tới môi trường tự nhiên cũng như xã hộị Đánh giá quy mô và tốc độ

phát triển của tiêu dùng thì chúng ta cần phải để cập tới cả hai nội dung tiêu dùng,

đó là tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng sản phẩm hàng hóa cuối cùng.

• Đối với tiêu dùng sản xuất chính là khả năng sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên phục vụ sản xuất, giảm thấp chi phí sử dụng tài nguyên trên một đơn vị các sản phẩm chủ yếu trong vùng kinh tế. Giảm tiêu dùng tài nguyên chính là giảm phế thải và BVMT. Tính chất bền vững trong tiêu dùng sản xuất của vùng còn được xem xét qua mức độ và khả năng thay thế tài nguyên truyền thống bằng tài nguyên do khả năng tri thức của con người tạo rạ

• Đối với tiêu dùng sản phẩm hàng hóa cuối cùng, tính chất bền vững được

đánh giá trên các khía cạnh: (1) đó là khả năng xử lý chất thải từ hàng tiêu dùng, bao gói, hóa chất tạo ra, nó đòi hỏi công nghệ xử lý phức tạp và chi phí xử lý khá tốn kém; (2) khả năng tự tạo ra các sản phẩm tiêu dùng thân thiện môi trường, các sản phẩm không chất thải; (3) Sự phát triển các mô hình công nghiệp sinh thái, trong đó các sản phẩm và chất thải được quay vòng, tái sử dụng, trao đổi trong một vòng đời khép kín.

Như vậy tiêu chí bảo đảm sự phát triển bền vững trong lĩnh vực này chính là ở

góc độ khả năng bền vững về môi trường trên các vùng kinh tế.

• Tính bền vững trong tiêu dùng và sản xuất cũng thể hiện ở sự tương xứng giữa nhu cầu phát triển sản xuất (kinh tế) với khả năng đáp ứng của các yếu tố có liên quan trực tiếp như vốn, lao động, tài nguyên, cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội như giao thông, hệ thống cảng, bến tàu, xe, hệ thống nguồn điện và mạng lưới

điện, hệ thống nước và mạng lưới cấp nước, hệ thống và mạng lưới xử lý chất thải, hệ thống và mạng lưới bưu chính viễn thông; hệ thống và mạng lưới dịch vụ

logistics khác trong các khu vực đô thị. Như vậy, trên góc độ này, tính chất bền vững được xem xét trên góc độ khả năng bảo đảm về mặt số lượng và chất lượng của các yếu tố nguồn lực và cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong các vùng trọng điểm so với tính chất và quy mô phát triển của vùng.

Môi trường sống là nơi con người tồn tại và phát triển, đồng thời cũng là nơi chứa đựng chất thải do chính hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người tạo rạ Việc xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải rắn tốn kém rất nhiều về kinh tế, về thời gian... Nhân tố đó sẽ làm gia tăng chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và làm giảm hiệu quả kinh tế của nhà ĐTNN. Bởi vậy, nhà ĐTNN thường không hoặc ít chú ý đến việc xử lý ô nhiễm môi trường. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của nước tiếp nhận đầu tư, ảnh hưởng

đến mục tiêu PTBV.

Do đó, đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào PTBV về môi trường vùng kinh tế là việc tuân thủ các qui định về môi trường của nhà ĐTNN trong hoạt

động sản xuất kinh doanh của mình; có khả năng phòng ngừa và xử lý tốt các vấn

đề ô nhiễm môi trường do mình gây ra nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và sức khỏe của cộng đồng dân cư.

Theo đó, việc đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào PTBV về môi trường vùng kinh tếđược thể hiện ở những tiêu chí sau đây:

a>Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng kinh tế

Bất cứ hoạt động đầu tư nào, trong đó có hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cần phải khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực,

đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên (bao gồm nguồn tài nguyên có thể tái tạo được và không tái tạo được). Các chỉ tiêu phản ánh nội dung này có thể được

đo lường bằng:

+ Tỷ lệ giá trị xuất khẩu tài nguyên thô so với tổng giá trị xuất khẩu của khu vực FDI;

+ Mức tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên/1 đơn vị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.

b>Đầu tư trực tiếp nước ngoài kích thích tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật BVMT của nước tiếp nhận đầu tư nói chung và của vùng kinh tế nói riêng

Các doanh nghiệp (trong đó có không ít các doanh nghiệp FDI) chưa có nhận thức đúng đắn về vấn đề BVMT. Các doanh nghiệp vẫn mải chạy theo lợi nhuận trước mắt, không bỏ vốn đầu tư thích đáng hoặc đầu tư với một tỷ lệ rất ít cho công tác bảo vệ môi trường gây ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi, thậm chí phần lớn các doanh nghiệp bằng cách này hay cách khác cố tình vi phạm pháp luật BVMT trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, nội dung này rất quan trọng và đòi hỏi các nhà ĐTNN phải nhận thức một cách đúng đắn về trách nhiệm của mình, tích cực và chủđộng tham gia vào công tác BVMT của nước tiếp nhận đầu tư. Đểđánh giá việc thực hiện pháp luật BVMT của các doanh nghiệp FDI, cần căn cứ vào các chỉ tiêu sau đây:

+ Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp FDI lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Cam kết BVMT;

+ Số lượng và tỷ lệ các doanh nghiệp FDI có hệ thống xử lý chất thải/tổng số

các doanh nghiệp FDI;

+ Số lượng và tỷ lệ các doanh nghiệp FDI vi phạm pháp luật BVMT.

c>Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế làm gia tăng việc sử dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện với môi trường

Trình độ công nghệ trong các dự án FDI không những có liên quan trực tiếp

động tích cực trong việc giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động đầu tư gây rạ Đánh giá nội dung này, có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:

+ Qui mô vốn đầu tư/lao động;

+ Mức độ trang bị tài sản cốđịnh (TSCĐ)/lao động;

+ Trình độ công nghệ của các dự án FDI (công nghệ cao, công nghệ trung bình, công nghệ thấp);

+ Tỷ lệ các dự án FDI từ các quốc gia phát triển.

d>Đầu tư trực tiếp nước ngoài vùng kinh tế gắn với việc xây dựng phương án BVMT; có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường; bảo vệ, nuôi dưỡng và cải thiện chất lượng môi trường vùng kinh tế

Nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường vùng kinh tế thì bên cạnh việc sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, các doanh nghiệp FDI còn phải có phương án BVMT, trong đó có đề xuất công nghệđược sử dụng trong dự án, kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải,... Phương án này phải được xây dựng kèm theo với phương án đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp FDỊ Các chỉ tiêu đánh giá cho nội dung này bao gồm:

+ Chi phí đầu tư cho nghiên cứu và triển khai công nghệ BVMT; + Chi phí đầu tư cho công tác BVMT của các doanh nghiệp FDI;

+ Tỷ lệ chi đầu tư cho công tác BVMT so với tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp FDỊ

e>Đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu ứng tích cực đối với các DNTN trong vấn đề BVMT, góp phần tác động đến công tác quản lý môi trường của nước tiếp nhận đầu tư nói chung và vùng lãnh thổ nói riêng

Tác động tích cực của FDI đến môi trường được nhiều nhà nghiên cứu cho thấy các công ty nước ngoài (TNCs) với trình độ khoa học công nghệ hiện đại, qui trình sản xuất của họ tiên tiến hơn so với các công ty nội địa và thường được tiêu chuẩn hóa cao, nên dễ dàng đáp ứng được tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của nước sở tạị Hơn nữa, các công ty FDI thường có tiềm lực tài chính và khả năng tiếp cận với các kỹ năng quản lý môi trường, do đó, họ có điều kiện thuận lợi trong xử lý

chất thải và tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như góp quĩ, hỗ trợ tài chính,... Vì vậy, vấn đề chủ yếu ở đây là nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp FDI và tăng cường hiệu lực giám sát của các cơ quan Nhà nước ở nước tiếp nhận đầu tư.

Việc tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn môi trường của các doanh nghiệp FDI còn tác động tích cực tới kết quả môi trường của các bạn hàng cung cấp đầu vào và các công ty vệ tinh thông qua việc hỗ trợ, tư vấn về hệ thống quản lý môi trường hoặc các giải pháp xử lý môi trường mà doanh nghiệp FDI đã làm. Thông qua các

đối tác liên doanh FDI, các doanh nghiệp nội địa có thể học hỏi, được hỗ trợ và tư

vấn để cải thiện kết quả môi trường. Ngoài ra, doanh nghiệp FDI có thể trở thành những "mô hình mẫu", giới thiệu những kiến thức quản lý môi trường hiện đại cho các nước đang phát triển với tinh thần sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường, đồng thời tạo áp lực để các công ty trong nước cải thiện kết quả môi trường của mình.

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát huy đóng góp của FDI vào phát triền bền vững vùng kinh tế

2.4.1. Chiến lược thu hút và s dng FDI đóng góp vào PTBV ca vùng kinh tế kinh tế

Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã được ban hành. Dựa vào chiến lược chung của quốc gia, từng vùng từng địa phương đã đặt ra những chiến lược PTBV cho từng vùng và cho từng địa phương. Mục tiêu của chiến lược là tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc

độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc giạ

Theo đó, các chỉ tiêu giám sát và đánh giá PTBV quốc gia lần đầu tiên được chính thức đưa ra, gồm: các chỉ tiêu tổng hợp (GDP xanh, chỉ số phát triển con người, chỉ số bền vững môi trường); các chỉ tiêu về kinh tế (hiệu quả sử dụng vốn

đầu tư, năng suất lao động xã hội, mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một

nghèo, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo, tỷ số giới tính khi sinh, hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập...); các chỉ

tiêu về tài nguyên và môi trường (tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệđất được bảo vệ, diện tích

đất bị thoái hoá...).

Dựa trên những chỉ tiêu nói trên,từng vùng và địa phương đã xây dựng Chiến lược và vạch ra các định hướng ưu tiên nhằm PTBV trong giai đoạn 2011-2020, cụ thể:

Về kinh tế, cần duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; PTBV các vùng và địa phương.

Về xã hội, tập trung đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững; tạo việc làm bền vững; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; ổn định quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số; phát triển văn hoá hài hoà với phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển gia

đình Việt Nam; PTBV các đô thị, xây dựng nông thôn mới, phân bố hợp lý dân cư và lao động theo vùng; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự phát triển đất nước, vùng và địa phương;...

Về môi trường, chống thoái hoá, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển rừng; giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở các đô thị lớn và khu công nghiệp...

Dựa vào chiến lược PTBV chung của quốc gia mà từng vùng có các chiến lược thu hút và sử dụng FDI khác nhaụ Đối với các vùng chỉ có một sốđịa phương trung tâm mới phát triển, ngành sản xuất nông nghiệp thuần túy vẫn chiếm tỷ trọng lớn , nguồn vốn tích lũy trong nước thấp, trình độ lao động thấp kém thì việc thu hút

của vùng. Nó bổ sung một nguồn vốn hết sức quan trọng cho nền kinh tế thúc đẩy quá trình tăng trưởng , tạo việc làm cho nhiều lao động đang thất nghiệp,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện hóa đất nước. Nhưng việc dòng vốn FDI chảy vào một cách ồạt , không có kiểm soát thì không những không làm cho nền kinh tế phát triển mà còn gây ra thiệt hại lớn như: đầu tư không đồng bộ, chỉ tập trung ở một số khu vực đã làm cho cơ cấu kinh tế mất cân đối, gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng làm bất ổn nền kinh tế vĩ mô; hay việc xử lý chất thải không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường trầm trọng,….và rất nhiều hệ lụy khác xung quanh vấn đề nàỵ Do đó, thu hút được dòng vốn FDI sạch nhằm gia tăng đóng góp vào phát triển bền vững thực sự là cần thiết đối với các vùng kinh tế. Bởi lẽ bên cạnh bản chất chứa đựng những tác động tích cực mà dòng vốn FDI mang lại cho nền kinh tế như : bổ sung nguồn vốn trong nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và phát triển khả năng công nghệ nội địa, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm cho đa số người dân cũng như sự đổi mới trong tư duy khi tiếp cận với dòng vốn này đã tạo cho các nhà quản lý bản địa có kiến thức kinh doanh hiện đại , đội ngũ

lao động làm việc với các công ty nước ngoài được tiếp xúc với công nghệ tiến tiến

đã tạo cho lớp trẻ một cách nhìn nhận đầy năng động về cơ chế thị trường, đưa các nhà đầu tư trong nước tiếp cận với thị trường thế giới, tạo sự liên kết và sức lan tỏa giữa các ngành công nghiệp chính và các ngành phụ trợ, tăng tính cạnh tranh quốc tếđối với các doanh nghiệp trong nước tạo động lực cho các doanh nghiệp này phát triển ngang tầm thế giới hay tạo ra các khoản thu lớn từ thuế cho ngân sách chính phủ phục vụ các dịch vụ y tế cộng đồng, giáo dục, bảo hiểm và an sinh xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ dân trí. Khi FDI có đóng góp vào phát triển bền vững thì những vấn đề như ô nhiễm môi trường, bất ổn tình hình kinh tế do ảnh hưởng từ các doanh nghiệp FDI sẽ không còn là nỗi lo đối với các nước đang phát triển. Bởi các doanh nghiệp được xây dựng từ dòng vốn FDI sẽ luôn đảm bảo được hệ thống xử lý chất thải thỏa mãn yêu cầu các tiêu chuẩn môi trường sạch của nước

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)