Về kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 114)

Đểđánh giá đóng góp của FDI vào phát triển bền vững vùng ĐBSH về kinh tế

có rất nhiều tiêu chí để đánh giá, tuy nhiên do hạn chế về nguồn số liệu nên luận án tập trung nghiên cứu những tiếu chí sau:1> Hiệu quảđầu tư chung thông qua hệ số

ICOR; 2> Đóng góp của các yếu tố vốn và lao động;3> Đóng góp của Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP); 4> Đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế của các tỉnh vùng ĐBSH và khu vực FDI của toàn Việt Nam; 5> Đóng góp của FDI vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội của toàn vùng ĐBSH; 6> Đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách địa phương của vùng ĐBSH; 7> Số lao động bình quân 1 doanh nghiệp FDI của vùng ĐBSH; 8>Thu nhập bình quân 1 lao động trong doanh nghiệp FDI của vùng ĐBSH; 9> Một số chỉ tiêu đánh giá khác về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI của vùng ĐBSH.

3.2.1.1. Hiệu quảđầu tư chung thông qua hệ số ICOR

Hệ số ICOR được tính toán dựa trên tổng nguồn tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh và giá trị tăng thêm (VA)thu được trong kỳ tính toán. Với mục đích so sánh, đối chiếu, tác giả tính toán Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ICOR chia theo vùng kinh tế và trên phạm vi toàn quốc.

Hệ số ICOR của FDI càng cao, mức độđóng góp của FDI vào phát triển bền vững càng thấp. Nếu hệ số này thấp, mức độđóng góp của FDI vào phát triển bền vững là caọ

Trong giai đoạn 2003-2007, để tạo ra được 1 đồng giá trị tăng thêm (VA) thì khu vực FDI ở vùng đồng bằng sông Hồng phải bỏ ra 4,46 đồng vốn, cao hơn mức bình quân chung của cả nước là 3,9 đồng. Ở giai đoạn tiếp theo (2008-2014), hiệu quả đầu tư của FDI ở vùng đồng bằng sông Hồng kém đi, thể hiện ở hệ số ICOR phải tăng lên 6,77 đồng đầu tưđể có được 1 đồng giá trị tăng thêm. Bình quân giai

đoạn 2003-2014 là 6,31 đồng cho 1 đồng giá trị tăng thêm. Cả 2 giai đoạn sau của vùng đồng bằng sông Hồng đều cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Bảng 3.5: Hệ số ICOR của vốn FDI theo vùng kinh tế

Giai đoạn 2003-2007 2008-2014 2003-2014

Cả nước 3.90 6.74 5.37

Đồng bằng sông Hồng 4.46 6.77 6.31 Trung du và miền núi phía Bắc 9.77 7.36 7.41 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 3.59 7.34 6.74

Tây Nguyên 9.02 10.65 13.26

Đông Nam Bộ 3.74 7.04 4.89

Đồng bằng sông Cửu Long 3.91 3.49 3.72

Nguồn: Kết quảđiều tra doanh nghiệp Việt Nam do Tổng cục Thống kê công bố và tính toán của tác giả

Trong giai đoạn 2003 – 2007, ICOR của cả nước đạt 3.90 nhưng đến giai đoạn 2008 – 2014 hệ số này tang lên 6.74. Rõ ràng hiệu quả vốn FDI bị giảm đáng kể. Kết quả đánh giá phát triển bền vững đối với khía cạnh phát triển kinh tế của vốn FDI vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2003-2014 thể hiện qua Hệ số

ICOR cho thấy: hiệu quả đầu tư của khu vực FDI đã có sự tăng giảm không đều theo thời gian.

Bền vững trong hiệu quả đầu tư phải mang yếu tố ổn định và hiệu quả hơn.

Điều này phụ thuộc vào các chính sách thu hút đầu tư vĩ mô của Chính phủ, đồng thời đòi hỏi phát huy vai trò của chính quyền các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong định hướng thu hút đầu tư FDI vào những ngành, lĩnh vực nào có thể mang lại hiệu quả cao nhất.

Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, nhưng theo ý kiến của các chuyên gia, Việt Nam nói chung và các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng vẫn chưa tận dụng tối ưu cơ hội thu hút FDI và chưa tối đa hoá được hiệu quả lợi ích do FDI mang lạị Phần lớn các dự án FDI của các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng có quy mô nhỏ, công nghệ sử dụng chủ yếu có nguồn gốc từ Châu Á, đạt mức trung bình, đặc biệt là Việt Nam chưa được chọn là điểm đầu tư của phần lớn các công ty đa quốc gia có tiềm năng lớn về công nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ và tri thức.

Thực trạng này cùng với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn về thu hút FDI của Trung Quốc và các nước trong khu vực đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam. Nhiều

đánh giá cho rằng thu hút vốn FDI của Việt Nam đã tương đối thành công, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tuy nhiên cũng không ít những đánh giá cho rằng thu hút vốn FDI của Việt Nam chưa thực sự hiệu quả

hoặc hiệu quả không cao, thậm chí là thấp. Biểu hiện của nhận định này được biểu hiện rõ nét nhất bằng hệ số ICOR của vốn FDI phân tích ở trên.

3.2.1.2. Đóng góp của các yếu tố Vốn và Lao động vào Tăng trưởng kinh tế

Đểđánh giá tác động của FDI tới phát triển bền vững dựa trên đóng góp của các yếu tố Vốn và Lao động, tác giả đã sử dụng nguồn số liệu sẵn có từ điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê cho toàn bộ giai đoạn 2000-2014.Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng mô hình đánh giá đóng góp của các yếu tố Vốn (K) và Lao

Mô hình đánh giá tác động của yếu tố Vốn và Lao động của khu vực FDI vào tăng trưởng bền vững được đề xuất như sau:

VA = a + α1*K1 + α2*K2 + + β1*L1 + β2*L2

Trong đó:

VA: giá trị tăng thêm của toàn bộ khu vực doanh nghiệp; a: hệ số tự do của mô hình;

K1: yếu tố Vốn của khu vực FDI;

K2: yếu tố Vốn của các khu vực còn lại (Nhà nước và ngoài Nhà nước); L1: yếu tố Lao động của khu vực FDI;

L2: yếu tố Lao động của các khu vực còn lại (Nhà nước và ngoài Nhà nước);

α1; α2; β1; β2 : các hệ số góc của Vốn và Lao động.

Áp dụng phương pháp lấy Logarit cơ số 10 (Ln) cho cả 5 yếu tố VA - K1 - K2 - L1 - L2để loại trừ yếu tố ngẫu nhiên (bất thường) của chuỗi số liệụ Kết quả cho ở

bảng dưới đây: Bảng 3.6: Logarit cơ số 10 (Ln) các yếu tố VA - K1 - K2 - L1 - L2 của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000-2014 Năm VA K1 K2 L1 L2 2000 15.3732 17.4436 18.9854 10.7610 12.2538 2001 15.6895 17.7386 19.1196 11.0545 12.5039 2002 15.9490 17.9841 19.2972 11.2953 12.8049 2003 16.2602 18.2098 19.6159 11.4888 13.0688 2004 16.6769 18.3846 19.7692 11.7854 13.4683 2005 16.9647 18.5774 20.0263 11.9581 13.5671 2006 17.1346 18.7591 20.2656 12.2699 13.9899 2007 17.3237 18.9998 20.3702 12.5207 14.2722 2008 17.6149 19.2547 20.5192 12.7380 14.6171 2009 17.8002 19.5370 20.8244 12.9081 14.8733 2010 18.0721 19.8689 21.4212 13.0942 15.0098 2011 18.4036 20.1765 21.7633 13.3264 15.1285 2012 18.5395 20.3516 21.9659 13.4859 15.4102 2013 18.7513 20.5046 22.1469 13.7646 15.6211 2014 18.9103 20.7133 22.2970 13.9587 15.7639 Nguồn: Tính toán của tác giả

Tiếp theo, áp dụng mô hình hồi quy (Regression) với biến phụ thuộc là Ln(VA); và 4 biến độc lập của mô hình là K1 - K2 - L1 - L2. Kết quả hồi quy được cho ở Bảng 3.8: Bảng 3.7: Kết quả của mô hình hồi quy các yếu tố VA - K1 - K2 - L1 - L2 của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000-2014 SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.9975938 R Square 0.9951934 Adjusted R Square 0.9932707 Standard Error 0.093378 Observations 15 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 5 18.053331 4.5133328 517.61619 1.50E-11 Residual 10 0.0871946 0.0087195 Total 15 18.140526

Coefficients Standard t Stat P-value

Lower 95% Upper 95% Intercept 2.90947 1.60662 1.81092 0.01002 0.67031 6.489265 X Variable 1 0.16354 0.49752 0.32871 0.00749 1.27209 0.945004 X Variable 2 0.21416 0.30245 0.70806 0.0495 0.45976 0.888084 X Variable 3 0.32712 0.50835 1.43034 0.01831 0.40556 1.859809 X Variable 4 0.22767 0.35268 0.81568 0.04336 0.49815 1.073509 Một số kết luận từ mô hình:

Thứ nhất, các thống kê của mô hình là rất phù hợp, yếu tố giá trị tăng thêm của khu vực doanh nghiệp (VA) được giải thích khá rõ ràng bởi 4 biến phụ thuộc là K1 - K2 - L1 - L2 (giá trịR Square = 0.995193382).

Thứ hai, giá trị P-value của 4 biến K1 - K2 - L1 - L2 đều nhỏ hơn (<) 0.05; mô hình biểu hiện rất có ý nghĩa thống kê.

Thứ ba, giá trị của hệ số Vốn α1; α2 tương ứng là 0.16354; 0.21416: điều này cho thấy đóng góp yếu tố Vốn của khu vực FDI là thấp hơn so với đóng góp yếu tố

Vốn của khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước.

Hai hệ số về Vốn α1; α2 cho thấy: khu vực FDI đầu tư thêm 1 đồng về Vốn sẽ tạo ra 0.16354 đồng tăng trưởng giá trị tăng thêm (VA); còn đối với khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước nếu đầu tư 1 đồng Vốn sẽ tạo ra 0.21416 đồng giá trị tăng thêm (VA).

Thứ tư, giá trị của hệ số Lao động β1; β2 tương ứng là 0.32712; 0.22767: kết quả cho thấy đóng góp yếu tố Lao động của khu vực FDI lại lớn hơn so với khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế.

Hai hệ số về Lao động Vốn β1; β2 cho thấy: khu vực FDI đầu tư thêm 1 đơn vị

về Lao động sẽ tạo ra 0.32712 đồng tăng trưởng giá trị tăng thêm (VA); còn đối với khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước nếu đầu tư 1 đơn vị Lao động sẽ tạo ra 0.22767 đồng giá trị tăng thêm (VA).

Từ đó có thể kết luận, khu vực FDI đóng góp vào phát triển bền vững của vùng đồng bằng sông Hồng dựa trên yếu tố Lao động là tốt hơn yếu tố lao động trong nước. Việc sử dụng nguồn lực lao động mang lại hiệu quả tăng trưởng là tốt hơn so với đầu tư về Vốn. Lao động sử dụng trong dự án FDI có chất lượng cao hơn và có thể mức tiền lương thấp hơn tương đối so với thực tếđóng góp của họ.

Các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng nên có chiến lược phát triển đào tạo và sử

dụng nguồn nhân lực cho việc phục vụ phát triển kinh tế. Việc giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng lao động cao cho khu vực FDI là một trong những yếu tố phục vụ

mục tiêu phát triển bền vững của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước nói chung.

3.2.1.3. Đóng góp của Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)

Đánh giá tác động của FDI tới phát triển khoa học công nghệ, xã hội và môi trường có thể được thể hiện qua hiệu quả đầu tư và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), mà cụ thể là thông qua hàm Solow:

Một phương pháp phổ biến dùng đểđánh giá đóng góp các nhân tố vào trong tăng trưởng, trong đó có yếu tố Vốn, Lao động và TFP vào tăng trưởng GDP là sử

trong nền kinh tế là do hai phần chính: (1) sự gia tăng của các yếu tốđầu vào; (2) sự

gia tăng về năng suất bằng hệ sốTFP.

TFP còn được hiểu là tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố như: Các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ; Môi trường kinh doanh; Trình độ quản lý; Trình

độ lao động; Trình độ công nghệ…

TFP bao gồm tất cả những yếu tố khác, ngoài yếu tố vốn và lao động để tạo ra tăng trưởng.

Để phân tích và đánh giá một cách chi tiết các yếu tố cấu thành của TFP (yếu tố bền vững về mặt thể chế, chính sách, môi trường kinh doanh, trình độ quản lý, công nghệ…..) trên phạm vi quốc gia nói chung và cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng là rất khó có thể định lượng. Chính vì vậy, có thể xem xét và

đánh giá chung các yếu tố này một cách tổng quát.

Tính toán TFP cho vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2003-2013 theo các bước sau:

Bước 1: Tính toán các giá trị βK và βL dựa trên các giá trị của vốn (K) và lao

động (L) có từ cuộc điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê.

Bảng 3.8: Giá trị tăng thêm (VA); Vốn (K) và Lao động (L) của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2003-2014

Năm VA (Triệu đồng) K (Triệu đồng) L (Người)

2003 11.526.962 80.985.114 97.615 2004 17.485.297 96.460.292 131.319 2005 23.316.770 116.961.412 156.082 2006 22.635.015 140.274.456 213.188 2007 33.389.026 178.448.626 273.943 2008 44.672.816 230.263.411 340.445 2009 53.770.124 305.359.822 403.563 2010 70.571.918 425.544.657 486.109 2011 98.307.666 698.831.118 613.175 2012 112.616.511 779.588.045 719.173 2013 139.180.886 863.613.399 950.337 2014 175.110.390 1.112.779.019 1189.724

Nguồn: Kết quảđiều tra doanh nghiệp Việt Nam do Tổng cục Thống kê công bố và tính toán của tác giả

Áp dụng phương pháp lấy Logarit cơ số 10 (Ln) cho cả 3 yếu tố VA - K và L

để loại trừ yếu tố ngẫu nhiên (bất thường) của chuỗi số liệụ Kết quả trình bày ở

bảng 3.7: Bảng 3.9: Logarit cơ số 10 (Ln) của các yếu tố VA - K và L của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2003-2014 Năm Ln(VA) Ln(K) Ln(L) 2003 16.260.199 18.209.776 11.488.786 2004 16.676.871 18.384.642 11.785.385 2005 16.964.683 18.577.355 11.958.137 2006 16.935.009 18.759.111 12.269.930 2007 17.323.738 18.999.811 12.520.675 2008 17.614.876 19.254.734 12.738.009 2009 17.800.229 19.537.001 12.908.088 2010 18.072.143 19.868.880 13.094.188 2011 18.403.613 20.364.920 13.326.406 2012 18.539.499 20.474.276 13.485.857 2013 18.751.285 20.576.636 13.764.572 2014 18.980.927 20.830.126 13.989.231 Từđó áp dụng mô hình hồi quy (Regression) với biến phụ thuộc là Ln(VA); 2 biến độc lập của mô hình là K và L.

Từ kết quả mô hình, có thể thấy các thống kê của mô hình rất phù hợp, yếu tố

VA được giải thích khá rõ ràng bởi 2 biến phụ thuộc là K và L (giá trị R Square = 0.999951819).

Giá trị P-value của 2 biến K và L đều nhỏ hơn (<) 0.05; mô hình biểu hiện rất có ý nghĩa thống kê. Giá trịβKvàβL tương ứng là 0.58779 và 0.4867.

Bước 2: Tính toán tốc độ tăng trưởng của các yếu tố VA - K và L theo 3 giai

Bảng 3.10. Tăng trưởng của các yếu tố VA - K và L của FDI vùng đồng bằng sông Hồng theo 3 giai đoạn

Tăng trưởng Giai đoạn VA K L 2003-2007 289.7 129.5 136.6 2008-2014 392.0 214.2 143.5 2003-2014 1519.1 807.7 593.2 Bước 3: Cuối cùng, tính toán đóng góp của các yếu tố K - L và năng suất các nhân tố tổng hợp TFP vào trong tăng trưởng.

Bảng 3.11: Đóng góp của các yếu tố VA - K và L vào tăng trưởng (VA) của FDI vùng đồng bằng sông Hồng theo 3 giai đoạn

Đơn vị tính: % Đóng góp vào tăng trưởng Giai đoạn K L TFP 2003-2007 44.71 47.16 8.13 2008-2014 54.64 36.61 8.75 2003-2014 53.17 39.05 7.78

Kết quả của bảng 3.9 cho thấy, trong giai đoạn 2003-2007, đóng góp của yếu tố Vốn (K) vào tăng trưởng của FDI khu vực đồng bằng sông Hồng là 44.71 %;

đóng góp của Lao động (L) là 47.16 % và của các yếu tố TFP là 8.13%.

Nhìn chung, trong cả giai đoạn 2003 – 2014 khu vực FDI vùng đồng bằng sông Hồng vẫn dựa chủ yếu vào yếu tố Vốn (K) để có được tăng trưởng về giá trị tăng thêm.

Đặc biệt là đối với giai đoạn hiện nay, giai đoạn 2008-2014, đóng góp của yếu tố Vốn là 54.64 điểm phần trăm; đóng góp của yếu tố Lao động có sự sụt giảm rõ rệt: từ

47.16% trong giai đoạn trước, xuống còn 36.61% trong giai đoạn hiện naỵ

Bình quân chung giai đoạn 2003-2014, đóng góp của yếu tố Vốn vào tăng trưởng là 53.17%; đóng góp của yếu tố Lao động là 39.05% và năng suất các nhân tố tổng hợp là 7.78%.

Yếu tố TFP của khu vực FDI vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2008 – 2014 là 8.75% (2008-2014) có tăng lên đôi chút so với giai đoạn trước. Bình quân chung của cả giai đoạn 2003-2014 là 7.78%. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp FDI vùng đồng bằng sông Hồng đã có đóng góp vào nâng cao trình

độ công nghệ, trình độ quản lý doanh nghiệp… so với thời kỳ trước. Đây là yếu tố

cốt lõi của tính bền vững trong phát triển, quyết định đến năng suất, năng lực đổi mới và năng lực cạnh tranh. Đồng thời các yếu tố về môi trường kinh doanh, chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ và chính quyền địa phương cũng mang lại hiệu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)