Hiện nay có rất nhiều kiểu liên kết vùng, bao gồm các hình thức liên kết tự
nhiên của quá trình phát triển, trong đó nổi bật nhất là hiểu liên kết mang tính lan tỏạ Dạng liên kết này diễn ra một cách tự nhiên, khách quan trong quá trình phát triển. Chủ thể chính của loại hình liên kết này là các doanh nghiệp (DN), các đơn vị
sự nghiệp và gia đình, cá nhân. Đây là loại liên kết giữa các chủ thể đóng trên địa bàn của các vùng khác nhau với nhau (liên kết theo chiều ngang) và mang nặng tính thị trường, gồm các giao dịch mua bán, các loại hợp đồng, cổ phần công ty…
Tiếp đó là liên kết theo quan hệ phân cấp giữa chính quyền Trung ương và địa phương (liên kết dọc giữa cơ quan quản lý vùng lớn với vùng nhỏ), nên mang nặng tính mệnh lệnh hành chính. Ngoài ra còn có liên kết giữa các vùng (địa phương), chủ yếu do cơ quan quản lý cấp địa phương với nhau (liên kết theo chiều ngang) và mang tính hành chính tự nguyện. Loại hình liên kết này mới được quan tâm nhiều hơn trong những năm gần đâỵ
Vì nhiều lý do về thể chế, cho đến nay các liên kết vùng theo chiều dọc (TW và địa phương) vẫn là loại liên kết chủ yếu, thậm chí trong một số trường hợp còn
lấn át các loại liên kết ngang. Điều này đã gây ra một số vấn đề nổi cộm trong nền kinh tế: đó là tình trạng thiếu thống nhất về những thông tin kinh tế cơ bản, khiến cho việc tìm hiểu môi trường kinh doanh trở lên khó khăn, thậm chí gia tăng chi phí tìm hiểu và gia nhập thị trường. Đây là vấn đề tồn đọng từ lâu và vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, khiến cho sức cạnh tranh của môi trường kinh doanh chậm
được cải thiện. Bên cạnh đó, cuộc chạy đua xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng (bến cảng, sân bay…), khu đô thị, khu công nghiệp và một số loại sản phẩm với cơ
cấu kinh tế na ná như nhau giữa các tỉnh, khiến cho trong một số lĩnh vực, không sử
dụng hết công suất, xuất hiện tình trạng dư cung, dẫn đến lãng phí nguồn lực. Việc xuất hiện tình trang tranh chấp tài nguyên theo kiểu “tranh giành” và xử
lý ô nhiễm môi trường kiểu “đùn đẩy”. Không hiếm những ví dụ về các cơ sở sản xuất quy hoạch khu công nghiệp ở tình trạng gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại kinh tế, sức khỏe con người… nhưng chưa có cơ chế xử lý thỏa đáng. Gần đây còn xuất hiện hiện tượng các tỉnh, thành gia tăng hoạt động xúc tiến đầu tư riêng rẽ, tuy thể hiện được tinh thần năng động, tích cực… nhưng ở góc độ của các nhà đầu tư
thì đây lại là một cách làm “lợi bất cập hại” thiếu tính tổ chức và thống nhất về
chính sách, đường hướng và thông tin.
Trong những năm tới nếu không có các giải pháp đột phá trong việc thu hút
đầu tư từ khu vực tư nhân và FDI thì tốc độ tăng trưởng sẽ không tăng lên đươc. Vì vậy, bên cạnh những giải pháp hiện có, trên phạm vi vùng, việc tăng cường liên kết kêu gọi đầu tư phát triển trở thành nhu cầu khẩn thiết. Bên cạnh đó, thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm hình thành một mô hình tăng trưởng kinh tế mới có cơ cấu kinh tế hợp lý hơn và dựa nhiều hơn vào yếu tố khoa học công nghệ để tiết kiệm hơn các chi phí đầu vào, nâng cao năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm.
Trên thực tế, tái cơ cấu kinh tế , chuyển đổi mô hình tăng trưởng sẽ giống như
một giai đoạn mới của công cuộc đổi mới, bao gồm cả những thay đổi về thể chế
lẫn công nghệ, các quan hệ thị trường và cách thức quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Vì vậy, liên kết vùng để thu hút đầu tư theo tư tưởng của tái cơ cấu kinh tế , chuyển đổi mô hình tăng trưởng là một nhiệm vụ mới, đồi hỏi phải có định
hướng mới trong phân công và hợp tác giữa các địa phương cũng như sự quan tâm nhiều hơn đến yếu tố khoa học - công nghệ của sản xuất và sự lựa chọn các đối tác cũng như dự án đầu tư.
Ngoài ra, đểđảm bảo an sinh xã hội, tìm kiếm việc làm, giảm đói nghèo, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, số lượng DN phá sản và ngừng hoạt động tăng cao, nguy cơ lạm phát tăng trở lại vẫn còn, hàng tồn kho cao, thị trường bất động sản đình trệ… vẫn là những thách thức lớn trong những năm trước mắt. Tăng cường thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội và bảo vệ môi trường cũng là một nhiệm vụ mới đối với liên kết vùng.