Các cấu thành nội dung phát triển bềnvững của vùng kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 49 - 52)

Phát triển bền vững vùng kinh tế phải được thể hiện ở việc phối hợp được cả 3 mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường . Nó mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều yếu tố

cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hoá... Mục tiêu của phát triển ngày nay phải là nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của loài người, tạo nên cuộc sống công bằng và bình đẳng giữa các thành viên. Để đạt được mục tiêu ấy, trong quá trình phát triển, các quốc gia phải xác định được một cách hợp lý các mục tiêu cụ thể của 3 nội dung phát triển này để tạo nên phát triển bền

vững, trong đó: (1) mục tiêu bền vững kình tế là lựa chọn một tốc độ tăng trưởng hợp lý trên cơ sở một cơ cấu kình tế phù hợp và có hiệu quả nhất; (2) Bền vững về

xã hội tập trung vào việc thực hiện từng bước các nội dung về tiến bộ xã hội và phát triển con người, cụ thể là thực hiện tiến bộ nâng cao dân trí, công bằng xã hội, xóa

đói giảm nghèo và giải quyết việc làm; (3) Bền vững về môi trường bao gồm khơi thác và sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên; bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường, thực hiện tốt quá trình tái sinh và cải thiện chất lượng tài nguyên môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng.

Phát triển bền vững vùng kinh tế bao gồm các cấu thành về nội dung như sau:

2.2.2.1) Phát triển bền vững về kinh tế: thể hiện phát triển có hiệu quả các nguồn lực hiện có của mỗi vùng, tăng qui mô của GDP, tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cụ thể như sau: (i) Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa học-công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường. (ii) Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường, dựa trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên không tái tạo lại được, giảm tối đa chất thải độc hại và khó phân huỷ, duy trì lối sống của cá nhân và xã hội hài hòa và gần gũi với thiên nhiên. (iii) Thực hiện quá trình "công nghiệp hóa sạch", nghĩa là ngay từ ban đầu phải quy hoạch sự phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị

bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền "công nghiệp xanh". (iv) Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Trong khi phát triển sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo tồn và phát triển được các nguồn tài nguyên: đất, nước, không khí, rừng và đa dạng sinh học. (v) Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương phát triển bền vững.

2.2.2.2) Phát triển bền vững về xã hội: thể hiện ở đời sống tinh thần được nâng lên không ngừng về đảm bảo dịch vụ y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, bình

đẳng cơ hội việc làm, bình đẳng thu nhập hưởng thụ cho mọi tầng lớp dân cư của các vùng lãnh thổ cụ thể gồm có: (i) Tập trung nỗ lực để xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm; tạo lập cơ hội bình đẳng để mọi người được tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, chính trị, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. (ii) Tiếp tục hạ

thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng dân số đối với các lĩnh vực tạo việc làm, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục và đào tạo nghề

nghiệp, bảo vệ môi trường sinh tháị (iii) Định hướng quá trình đô thị hóa và di dân nhằm phát triển bền vững các đô thị; phân bố hợp lý dân cư và lực lượng lao động theo vùng, bảo đảm sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường bền vững ở

các địa phương. (iv) Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ

nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước. (v) Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống.

2.2.2.3) Phát triển bền vững về môi trường: thể hiện ở hoạt động của vùng kinh tế phải gắn liền với các phương án BVMT trong vùng, đảm bảo khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; thực hiện tái sinh nguồn tài nguyên, chống hiện tượng làm suy thoái và gây ô nhiễm môi trường; phát triển kinh tế luôn gắn với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển vùng kinh tế . Các tiêu nội dung cụ thể bao gồm: (i) Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất. (ii) Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước. (iii) Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản.(iv) Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển.(v) Bảo vệ và phát triển rừng.(vi) Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp.(vii) Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hạị (viii) Bảo tồn đa dạng sinh học. (ix) Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu góp phần phòng, chống thiên taị

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)