Đóng góp của FDI vào phát triển xã hội bềnvững và các tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 56 - 59)

đánh giá

Yêu cầu về sự phát triển vùng kinh tế phải có sự phát triển đồng đều so với các vùng khác trong cả nước về một số lĩnh vực xã hội chủ yếu như: thu nhập bình quân đầu người, trình độ phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, việc làm. Mặt khác, phải làm sao cho mọi người sống trong vùng có quyền bình đẳng và chia sẻ

các thành quả của phát triển vùng. Yêu cầu thứ nhất, được đánh giá thông qua các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển các lĩnh vực xã hội chủ yếu; Yêu cầu thứ hai, được

đánh giá trên cơ sở tình trạng cuộc sống của dân cư trong vùng như tỷ lệ nghèo đói, các chỉ số phản ánh bất bình, đẳng về kinh tế và các lĩnh vực khác có sự cải thiện tích cực như thế nàọ

Đầu tư trực tiếp với PTBV về xã hội vùng kinh tế có thể được hiểu là những tác động tích cực của FDI đến mục tiêu phát triển con người (cụ thể là phát triển nguồn lao động trong các doanh nghiệp FDI), góp phần xóa đói giảm nghèo và từng bước thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở vùng kinh tế. Trong đó, mục tiêu phát triển nguồn lao động trong các doanh nghiệp FDI là mục tiêu quan trọng nhất, thể

Như vậy, đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào PTBV về xã hội vùng kinh tế bao gồm các tiêu chí cụ thể sau đây:

a>Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết việc làm và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở vùng kinh tế theo hướng tiến bộ

Khu vực có vốn FDI tạo ra nhiều việc làm có chất lượng cao, có giá trị gia tăng caọ Việc làm đó phải đảm bảo gia tăng về số lượng, đồng thời phải đảm bảo sự ổn định trong dài hạn. Việc làm của người lao động phải tạo ra giá trị gia tăng cao, ổn định là một trong những tiêu chí quan trọng khẳng định dự án FDI có hiệu quả, có khả năng PTBV cả về kinh tế và xã hội của vùng kinh tế. Đánh giá nội dung này có thể sử dụng các chỉ tiêu sau đây:

+ Số lao động được tạo ra hàng năm trong khu vực FDI

+ Tốc độ tăng số lao động đang làm việc hàng năm trong khu vực FDỊ

+ Tỷ lệ số lao động đang làm việc trong khu vực FDI so với tổng số lao động

đang làm việc của vùng .

+ Số lượng và tỷ lệ sử dụng lao động địa phương so với tổng số lao động của khu vực FDI .

+ Tỷ lệ LĐCN trong khu vực FDI so với tổng số lao động đang làm việc ở vùng .

b>Đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng nâng cao chất lượng nguồn lao

động đang làm việc trong các doanh nghiệp FDI ở vùng kinh tế

Người lao động chính là người sản xuất trực tiếp ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp FDI và giúp nhà ĐTNN đạt được mục tiêu kinh tế của mình. Do đó, chất lượng nguồn lao động trong các doanh nghiệp FDI luôn được quan tâm một cách thỏa đáng, không phải vì mục tiêu nâng cao năng suất lao động và đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn vì mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn lao động cho nước sở tạị Chất lượng nguồn lao động được thể hiện thông qua việc

đảm bảo chế độ phúc lợi xã hội cho người lao động của các chủ ĐTNN, đảm bảo

điều kiện làm việc, điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của người lao động. Ngoài ra, chất lượng nguồn lao động còn được thể hiện ở khả năng được đào tạo

nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động. Thực tế cho thấy, nhà ĐTNN chỉ quan tâm đến mục tiêu kinh tế của mình mà bỏ qua quyền lợi chính đáng của người lao động trong việc hưởng thụ các phúc lợi xã hộị Vấn đề

này liên quan đến hàng loạt các vấn đề xã hội và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội của các doanh nghiệp FDI ở vùng kinh tế, đó là: nhà ở, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí,... cho người lao động. Những vấn đề đó cần phải được hoạch

định, chỉ dẫn, thậm chí là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà ĐTNN nhằm đảm bảo cho FDI vào vùng ĐBSH đạt được mục tiêu PTBV về xã hộị Có thểđánh giá nội dung này qua các tiêu chí sau đây:

+ Mức thu nhập bình quân/tháng/lao động (bao gồm tiền lương và các loại thu nhập khác) của người lao động. Chỉ tiêu này được đo lường bằng mức thu nhập bình quân, tốc độ tăng thu nhập bình quân của người lao động trong khu vực FDI so với thu nhập của người lao động làm việc trong cùng một ngành nghề ở các loại hình doanh nghiệp khác;

+ Tỷ lệ lao động, nhất là lao động nhập cư làm việc trong các doanh nghiệp FDI có nhà ở, điều kiện nơi ở; trang thiết bị phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người lao động;

+ Số lượng các hoạt động văn hóa, tinh thần tổ chức hàng năm của doanh nghiệp FDI;

+ Số điểm vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao cho người lao động trong các doanh nghiệp FDI;

+ Tỷ lệ thời gian nghỉ ngơi/ngày của người lao động; + Thời gian làm thêm giờ của người lao động;

+ Tỷ lệ lao động được trang bị phương tiện bảo hộ lao động.

+ Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc trong khu vực FDỊ

c>Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội cho dân cưở vùng kinh tế

Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp vào ngân sách vùng kinh tế. Thông qua kênh này, đầu tư trực tiếp nước ngoài

đã tác động gián tiếp đến công tác xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội cho dân cưở vùng kinh tế. Cụ thể là: đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, do đó, tác động đến quy mô đầu tư và việc làm (tăng cung) và tác động kéo nhờ tăng thu nhập. Mở rộng đầu tư sản xuất, tăng việc làm và thu nhập sẽ tác động ngược trở lại tới giảm nghèo tích cực và bền vững. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm tăng thu ngân sách của vùng kinh tế, tạo điều kiện cho vùng kinh tế có điều kiện vật chất để tăng chi đầu tư vào hạ tầng cơ sở, giải quyết các vấn đề xã hội tại các vùng khó khăn, góp phần thu hẹp chênh lệch và khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền trong cả nước.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)