đánh giá
Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào PTBV về kinh tế vùng kinh tế được hiểu là những tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế và tạo ra sự
chuyển dịch mạnh mẽ của cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, nâng cao năng lực công nghệ cho nền kinh tế. Năng lực công nghệ là gốc rễ cho việc cải thiện nhanh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và để nền kinh tế thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Khi có công nghệ cao, hiện đại thì mục tiêu chất lượng tăng trưởng mới có thể đạt được. Công nghệ sẽ giúp nâng cao năng suất lao động và tăng khả năng cạnh tranh, tham gia nhiều hơn vào mạng sản xuất khu vực và sâu hơn vào chuỗi giá trị tồn cầu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững, thúc đẩy tăng trưởng xanh, giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.
Tốc độ và tỷ lệđóng góp của khu vực FDI vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất nhập khẩu, thu ngân sách… của vùng và của quốc gia được xem là phát triển bền vững khi có đủ các yếu tố: về tăng trưởng cao và ổn định, thu hút lao động chất lượng cao và không ảnh hưởng tới môi trường. Tăng trưởng bền vững luôn bao gồm 3 yếu tố này: kinh tế, xã hội và môi trường. Nếu tách rời từng yếu tố thì khó được xem là phát triển bền vững.
Do đó, đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào PTBV về kinh tế vùng kinh tếđược thể hiện thông qua các tiêu chí sau:
a>Tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế
Đóng góp quan trọng nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào PTBV vùng kinh tế là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của vùng, đảm bảo cho vùng đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tếổn định và duy trì trong một khoảng thời gian dài; đi đầu trong một số lĩnh vực là thế mạnh của vùng, nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh,
đảm bảo tính hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của các địa phương trong vùng . Tăng trưởng kinh tế thể hiện ở cả qui mô và tốc độ tăng trưởng của vùng. Sự
phạm vi toàn vùng . Qui mô và tốc độ tăng trưởng của vùng kinh tế phải phát triển cân đối bao gồm hai tiêu chí và các tiêu chí này phải tăng dần và ổn định qua các năm đó là:
+ Tốc độ tăng trưởng của khu vực FDI so với tốc độ tăng trưởng của vùng. + Tỷ lệđóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng kinh tế của vùng.
b>Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
vùng kinh tế theo hướng tiến bộ
FDI là bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại ,thông qua đó các vùng sẽ tham gia ngày càng nhiều vào phân công lao động quốc tế để hôị nhập vào nền kinh tế thế giới ,đòi hỏi mỗi quốc gia nói chung và vùng nói riêng phải thay đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với sự phân công lao động cua quốc tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng phù hợp với trình độ phát triển chung của quốc gia sẽ tạo
điêù kiện thuận lợi cho hoạt động FDỊ Ngược lại chính FDI lại góp phần vào đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vì thông qua FDI đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực ,ngành kinh tế mới ở nước nhận đầu tư. FDI giúp cho sự phát triển nhanh chóng về trình độ kỹ thuật cộng nghệ ở nhiều ngành kinh tế, góp phần thúc
đẩy tăng năng suất và làm tăng tỷ phần đóng góp của nó cho nền kinh tế. Bên cạnh
đó một số ngành nghề được kích thích phát triển bởi ĐTTTNN , tuy nhiên cũng có một số ngành bị mai một rồi mất dần.
Do đó, đánh giá nội dung này, cần phải xem xét xem cơ cấu FDI theo ngành có phù hợp với tiềm năng, lợi thế của vùng hay không? Có phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng hay không?... Bên cạnh đó, cần phải tính toán
được mức đóng góp của khu vực FDI vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
vùng, thông qua hai tiêu chí và các tiêu chí này phải tăng đều và ổn định qua các năm, bao gồm:
+ Tỷ trọng GTSXCN của khu vực FDI so với tổng GTSXCN của vùng . + Tỷ trọng GTSX của khu vực FDI so với GTSX của toàn vùng.
c>Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu của vùng kinh tế
Vùng kinh tếđược hình thành và phát triển nhằm mục tiêu thu hút mọi nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn của các nhà ĐTNN để phát triển sản xuất hàng xuất khẩụ Nhà ĐTNN với những lợi thế về tiềm lực tài chính, khoa học công nghệ và khả năng kết nối với thị trường quốc tếđã trở thành những nhà xuất khẩu lớn và có những đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của vùng . Giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI ngày càng cao làm cho tỷ lệđóng góp của khu vực này vào kim ngạch xuất khẩu của vùng ngày càng lớn. Điều này góp phần nâng cao vị
thế và ảnh hưởng của vùng đối với các vùng kinh tế khác và với cả nước. Nội dung này có thể được phản ánh qua hai tiêu chí và các tiêu chí này phải tăng đều và ổn
định qua các năm như:
+ Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI .
+ Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI so với kim ngạch xuất khẩu của cả vùng .
d>Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp vào sự giàu mạnh của ngân sách vùng kinh tế
Khu vực FDI hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao sẽ có
đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách của vùng , thông qua việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vùng tăng thêm nguồn thu vào ngân sách, từ đó, góp phần tăng các chương trình chi tiêu công cho các vấn đề xã hội và xóa đói giảm nghèo; góp phần tăng chi đầu tư hạ tầng tại các vùng khó khăn, nơi có nhiều người nghèo sinh sống, nhờ đó, cải thiện đời sống cho người nghèọ Ngoài ra, đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách của vùng không những giúp cho vùng tự đảm bảo được nguồn tài chính cho mình, có khả năng tạo tích lũy để tái sản xuất mở rộng, mà còn có khả năng hỗ trợ cho các vùng khác và có đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách quốc giạ Đánh giá nội dung này có thể sử dụng hai tiêu chí và các tiêu chí này phải tăng đều và ổn định qua các năm:
+ Tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm của khu vực FDI .
+ Tỷ lệ thu ngân sách từ khu vực FDI so với tổng thu ngân sách vùng .
Vốn đầu tư là yếu tố trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng. Dòng vốn FDI vào vùng kinh tế không chỉ có ý nghĩa bổ sung tổng vốn, mà còn giúp định hướng lĩnh vực đầu tư cho vùng. Với ý nghĩa đó, sự tăng lên của FDI vào ngành nào sẽ có tác động thúc đẩy đầu tư trong vùng vào các ngành đó. Chính vì vậy, FDI không chỉ bổ sung trực tiếp, mà còn làm tăng vốn đầu tư nội địa, từđó càng thúc đẩy tổng vốn phục vụ tăng trưởng kinh tế trong vùng kinh tế tăng lên.
FDI không chỉ bổ sung vào tổng vốn đầu tư xã hội mà còn là một luồn vốn ổn
định hơn so với các luồng vốn đầu tư quốc tế khác, bởi FDI dựa trên quan điểm dài hạn về thị trường, về triển vọng tăng trưởng và không tạo ra nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, do vậy, ít có khuynh hướng thay đổi khi có tình huống bất lợị Vì vậy, sự đóng góp vốn của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư xã hội của vùng sẽ tạo
điều kiện cho vùng kinh tế giảm bớt những khó khăn về mặt tài chính, có đóng góp
đáng kể cho việc tích lũy vốn, tăng cường cho hoạt động đầu tư công, nhằm phát triển kinh tế, xã hội ở vùng . Phản ánh nội dung này có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
+ Tỷ lệđóng góp của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư xã hội ở vùng . + Tốc độ gia tăng vốn đầu tư của khu vực FDI hàng năm.
f> Hiệu quảđầu tư chung
Hệ số ICOR hay còn gọi là hệ số tăng vốn - sản lượng. Hệ số này phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn tăng thêm để tạo ra một đơn vị tăng thêm của GDP. Vốn là nhân tố quan trọng nhất tạo ra tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển luôn trong tình trạng thiếu vốn.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế, mà quan trọng nhất là đầu tư, các nhà kinh tếđã nghĩ ra nhiều phương pháp khác nhaụ Phần này tác giả trình bày một phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư chung đối với khu vực FDI chia theo vùng kinh tế dựa trên mô hình tổng cung Harrod-Domar và hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư (hệ số ICOR).
Giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ vận động và chuyển hoá. Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng thường theo chiều thuận, nghĩa là đầu tư lớn thì tăng trưởng caọ Tuy nhiên cũng có những trường hợp diễn biến theo chiều ngược
lại, đầu tư lớn mà không hiệu quả, hoặc lỗ nhiềụ Có những trường hợp đầu tư chưa
đem lại hiệu quả ngay nhưđầu tư vào các dự án trung và dài hạn, đầu tư vào cơ sở hạ
tầng. Chính do đặc điểm có độ trễ trong hiệu quả đầu tư nên Hệ số ICOR thường
được dự tính cho các kế hoạch phát triển dài hạn, thường là 5 năm.
Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng được thể hiện thông qua hệ số ICOR (Incremental Capital-Output Ratio). Hệ số ICOR là tỷ lệ vốn đầu tư so với tốc độ tăng trưởng (còn gọi là hệ sốđầu tư tăng trưởng). Hệ số ICOR cho biết muốn có một đồng tăng trưởng thì phải cần bao nhiều đồng vốn đầu tư.
Hệ số ICOR biểu hiện mối quan hệ giữa mức tăng sản lượng đầu ra (kỳ t) và mức đầu tư của kỳ (t-1). Hệ số ICOR phụ thuộc vào nguồn dự trữ và công nghệ sản xuất. ICOR càng cao chứng tỏ đầu tư càng đắt. Hệ số ICOR ở một số
nước có xu hướng tăng và ICOR ở các nước phát triển thường cao hơn ở các nước đang phát triển.