Cơ chế chính sách chính là một yếu tố mang tính chủ quan tác động đến phát triển bền vững vùng kinh tế. Khi nền kinh tế - xã hội phát triển ở trình độ cao, những thay đổi căn bản về phân bố dân cư và việc làm sẽ diễn ra theo phạm vi các vùng lãnh thổ nhất định, kéo theo là các quyết định đầu tư, khiến các nhà hoạch
định phát triển phải tính đến các chính sách can thiệp để lãnh thổ có thể phát triển cân đối trong một chỉnh thể.
Các vùng kinh tế của một quốc gia, một mặt là một bộ phận lãnh thổcấu thành kinh tế quốc gia; mặt khác, nó là vùng lãnh thổ đặc biệt với chức năng là động lực phát triển nhanh, tạo ra sức bật mang tính, đột phá cho cả nước, vì vậy, (i) nó vừa
được qụyền có những ưu đãi đặc biệt đểđảm lãnh trách nhiệm nặng nề hơn so với các vùng khác về sự tập trung kinh tế; nhưng (ii) nó cũng phải làm những “nghĩa vụ đặc biệt” không phải chỉ đối với bản thân mình, mà còn đối với phạm vi toàn nền kinh tế quốc gia, nhất là khi nó đã thực sự trở thành những khu vực tập trung kinh tế
caọ Hệ thống cơ chế chính sách đối với các vùng kinh tế cũng phải hướng tới hai chức năng nói trên để thiết kế. Theo cách lập luận đó, có thể nói rằng: Các vùng kinh tế sẽ chịu sự chi phối hoặc hưởng lợi từ,3 nhóm chính sách sau:
(1) Nhóm 1: các cơ chế, chính sách trực tiếp cho các vùng kinh tế, đây là các chính sách dành riêng cho vùng kinh tế, đó là những giải pháp về phía Chính phủ
3.1.2. Chính sách thu hút FDI đóng góp vào PTBV của vùng đồng bằng sông Hồng sông Hồng
3.1.2.1. Cơ chế, chính sách thu hút và quản lý các nguồn vốn
(1) Các văn bản pháp lý quan trọng trong lĩnh vực thu hút và quản lý nguồn vốn đầu tư.
Luật Đầu tư (chung), Luật Doanh nghiệp và Luật Đấu thầu (được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014, cùng các Nghị định hướng dẫn các Luật này và các văn bản dưới luật liên quan khác là những văn bản pháp lý quan trọng, thể hiện chính sách thu hút và quản lý các nguồn vốn đầu tư.
Sau khi được ban hành, các văn bản luật kể trên đã góp phần tạo môi trường
đầu tư thông thoáng, đóng góp một cách tích cực vào sự gia tăng mạnh của các dòng vốn, nhất là dòng vốn FDI trong gần hai năm quạ
Luật Đầu tư (2014) đã đưa vào cả các nội dung liên quan đến đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước và đầu tư ra nước ngoàị Hai nội dung quan trọng là bảo đảm
đầu tư và hỗ trợ, ưu đãi đầu tư lần này đã được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Hầu hết các điều kiện để hưởng ưu đãi đầu tư được giữ nguyên như trước đây nhưng bổ sung KKT vào danh mục các địa bàn được ưu đãi đầu tư.
Điều này đã góp phần thúc đẩy quá trình hình thành của hàng loạt KKT một cách nhanh chóng nhưđã đề cập ở phần trên.
(2) Chính sách thu hút FDI và các ưu đãi đầu tư tại các địa phương
Với sự ra đời của Luật đầu tư (chung), môi trường đầu tư đã hoàn toàn bình
đẳng giữa hai khu vực FDI và khu vực đầu tư trong nước. Phân cấp quản lý đầu tư
ngày càng mạnh mẽ, cùng với tư cách thành viên WTO khiến tốc độ thu hút các dòng vốn, nhất là dòng FDI hai năm trở lại đây đạt những kỷ lục chưa từng có. Tuy nhiên, phân cấp mạnh, giao quyền tự chủ cho các địa phương cũng có những mặt tráị Trong những năm trước, đã có tình trạng một số địa phương tự tạo “cơ chế
riêng”, có xu hướng đi quá xa khung chính sách, bị kiểm tra và yêu cầu rỡ bỏ các ưu
đãị Trong 33 tỉnh, thành phố đưa ra chính sách vượt khung có Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh nằm trong số các tỉnh nàỵ
Có nhiều ý kiến tranh lụân về nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những chính sách
ưu đãi “vượt luật” này, trong đó nhiều ý kiến cho rằng “bất công bằng theo vùng
được coi là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này”. Và dẫu gây ra nhiều phức tạp lâu dài, nhưng những ưu đãi tại thời điểm đó, ít nhiều cũng đã có thể góp phần tạo đà thu hút đầu tư, nhất là đối với các địa phương có điều kiện thu hút đầu tư ít hấp dẫn hơn như các tỉnh Thái Bình, Nam Định chẳng hạn, tạo ra sự tăng trưởng nhất định ở các địa phương đó.
(3) Chiến lược thu hút nguồn vốn ODA và chính sách ưu tiên cho những khía cạnh liên quan đến phát triển bền vững.
Dòng vốn ODA luôn được Chính phủ Việt Nam cùng Cộng đồng Quốc tế
quan tâm, hướng vào các lĩnh vực hỗ trợ phát triển bền vững. Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thủy sản) kết hợp xoá đói, giảm nghèo, Xây dựng hạ tầng kinh tếđồng bộ theo hướng hiện đại (trong
đó có cấp, thoát nước và phát triển đô thị), Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục đào tạo, dân số phát triển và một số lĩnh vực khác), BVMT và các nguồn tài nguyên thiên nhiên và Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai là năm lĩnh vực ưu tiên được xác định trong "Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 - 2010" (Quyết định phê duyệt số 290/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/ 2006).
Trước đó, theo Nghịđịnh 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001, về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức cũng xác định gần như toàn bộ viện trợ không hoàn lại được ưu tiên giành cho các lĩnh vực phát triển xã hội và BVMT. Xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghịêp nông thôn, Giao thông vận tải, thông tin liên lạc; Năng lượng và Cơ sở hạ tầng xã hội (bao gồm cả BVMT)... cũng là những lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn vay ODẠ
3.1.2.2. Chính sách đô thị hóa và phát triển kết cấu hạ tầng
Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trong nghịđịnh có đề cập về việc tổ
chức lập quy hoạch xây dựng đô thị và quản lý xây dựng theo quy hoạch, góp phần trấn chỉnh tình trạng phát triển đô thị thiếu trật tự vốn khá phổ biến trong thời kỳ
nàỵ Đối với các vùng đô thị lớn, (đặc biệt là vùng Thủđô), vì quá trình phát triển
đô thị hạt nhân liên quan trực tiếp đến các vùng lân cận về các phương diện kết cấu hạ tầng nói chung, giao thông, sử dụng đất, BVMT... UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (UBND các tỉnh) trên các vùng này được yêu cầu chủ động hợp tác với nhau trong xử lý các vấn đề về quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch và phát triển đô thị, nông thôn... Tuy nhiên, việc thực hiện sự phối hợp trên thực tế tương đối khó, vì thiếu một cơ quan đứng ra làm “nhạc trưởng” trong tổ chức phối hợp.
Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 thể hiện sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội Vùng đồng bằng sông Hồng. Nghị quyết đánh giá tình hình, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của Vùng. Nghị quyết số 54/NQ-TW của Bộ Chính trị đã được nghiên cứu, quán triệt và cụ thể hóa vào các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành phố; các Bộ, ngành quán triệt, thể hiện trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộị Chính phủ xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ
triển khai thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-TW của Bộ Chính trị trong giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, đồng thời nhấn mạnh:
Vùng đồng bằng sông Hồng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, giao lưu quốc tế và khu vực. Là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế, nhất là về nguồn nhân lực, trình độ dân trí cao, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển khá hơn một số vùng khác.
Tuy nhiên, thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, vẫn còn một số tồn tại, yếu kém về
cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, sức cạnh tranh của nền kinh tế
Nguyên nhân của yếu kém: một là, chiến lược, quy hoạch còn bất cập, chưa
đáp ứng yêu cầu phát triển; hai là, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng (chưa có đường cao tốc, sân bay năng lực còn kém, hệ
thống cảng quy mô nhỏ); ba là, năng lực quản lý còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội…
Phát triển hệ thống đô thị trong vùng ĐBSH theo Dự thảo Quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến 2020 cho thấy, sẽ phát triển hệ
thống đô thị trong vùng theo không gian vùng Thủđô Hà Nội và khu vực hành lang kinh tế ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh, trong đó Hà Nội là thành phố trung tâm của vùng, phát triển chuỗi đô thị theo hành lang kinh tế, tiến đến hình thành các dải siêu đô thị Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hòa Lạc, Hải Phòng - Hạ Long. Sự phát triển này sẽ góp phần giảm bớt áp lực tập trung, quá tải của hệ thống đô thị hiện tại, là đóng góp tích cực đối với phát triển bền vững của vùng ĐBSH.
3.1.2.3. Chính sách thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ
Mặc dầu khoa học công nghệ là một trong những ưu tiên trong chính sách phát triển những năm gần đây, ứng dụng khoa học công nghệ và thực tiễn hoạt động kinh tế vẫn còn chậm. Hiện ở Việt Nam chỉ khoảng 20% máy móc, thiết bị mới, (chủ yếu tập trung ở các ngành hàng không, bưu chính viễn thông, dầu khí), số còn lại đều cũ, lạc hậụ Mức độ tự động hóa và cơ khí hóa thấp. Phần lớn các công nghệ đang sử dụng hiện nay trong sản xuất công nghiệp-xây dựng tại vùng ĐBSH đều thuộc loại trung bình và lạc hậụ
Đầu tư của Nhà nước cho ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn thấp. Giai đoạn 2001-2005 đầu tư từ ngân sách cho khoa học công nghệ để phát triển nông nghiệp-nông thôn (hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu, tăng năng suất, hạ giá thành...) chỉ có 1.009 tỷđồng.
Một trong những hình thức quan trọng đầu tư phát triển khoa học công nghệ là hình thành các KCNC. Hiện vùng ĐBSH có KCNC ở Hòa Lạc (con số khá khiêm tốn, nếu so sánh Trung Quốc (54 KCNC, Đài Loan cũng có tới hàng chục KCNC) mà tiến độ triển khai cũng tương đối chậm. Trọng tâm phát triển công nghiệp giai
đoạn đến 2020 của vùng ĐBSH là phát triển mới các ngành công nghiệp hiện đại, các ngành dịch vụ caọ Sự hình thành KCNC Hoà Lạc là một trong những nội dung của trọng tâm nàỵ Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tạị Chính sách thuế đối với công nghệ cao hiện nay đang hạn chế sự phát triển của lĩnh vực nàỵ
Hiện các văn bản điều chỉnh riêng cho lĩnh vực công nghệ cao ở cấp nhà nước bao gồm:
- Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 của Chính phủ, ban hành Quy chế KCNC và Quyết định 53/2004/QĐ-TTg ngày 5/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại KCNC.
-Quyết định 45/2007/QĐ-TTg ngày 03/04/2007 của Chính phủ quy định thẩm quyền quản lý cán bộ các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các Ban Quản lý có tên gọi khác thuộc Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
-Quyết định 36/2006/QĐ-BTM của chính phủ về quy chế hoạt động của Khu bảo thuế trong Khu công nghệ cao
Các văn bản này đã đưa ra các chính sách: Ưu tiên bố trí vốn ngân sách đầu tư
xây dựng KCNC và một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật ngoài KCNC phục vụ trực tiếp cho hoạt động của KCNC; đối xử bình đẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào KCNC...; Ưu
đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về giá sử dụng đất đối với nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư thực hiện các dự án nghiên cứu phát triển công nghệ hoặc đào tạo nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao; ưu đãi trong vay tín dụng trung hạn, dài hạn với lãi suất ưu đãi, được bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.... Nhờ vậy, các chính sách này cũng đã góp phần xây dựng năng lực nghiên cứu-phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao của đất nước, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động
đầu tư nhằm thu hút vốn, công nghệ cao, nhân lực công nghệ cao trong nước và nước ngoài, góp phần xây dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao làm động lực phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các vùng kinh tế.
3.1.2.4. Chính sách thu hút và sử dụng nhân lực
Gần đây, do dòng FDI vào Việt Nam tăng mạnh khiến nhu cầu lao động cho khu vực FDI cũng tăng đột biến. Do dòng vốn này có xu hướng tập trung vào các ngành sản xuất có hàm lượng chất xám cao, nên đặc biệt, nhu cầu lao động có kỹ
năng cũng tăng caọ Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội đã xây dựng 50 chương trình đào tạo nghề tiếp cận trình độ quốc tế, triển khai đầu tư xây dựng 3 trường dạy nghề tiếp cận trình độ quốc tế tại vùng ĐBSH. Ngoài ra, Bộ cũng trình Thủ tướng Chính phủ dự án thành lập ba trung tâm giới thiệu việc làm cho vùng ĐBSH đặt tại Hải Dương. Kế hoạch thành lập trung tâm dự báo nguồn nhân lực cũng đang được xúc tiến một cách tích cực. Tuy nhiên, về phía mình, vùng ĐBSH, các địa phương cũng cần phối hợp, làm tốt công tác đánh giá, dự báo nhu cầu cả về số lượng và loại hình, trình độ lao động theo ngành, việc đào tạo nghề sẽđúng hướng, góp phần đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương mình.
-Quyết định 91/2009/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội ban hành ngày 22/07/2009 về việc ban hành quy định về thu hút, sử dụng, đào tạo tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố Hà Nội
-Quyết định 48/2007/QĐ-UB của thành phô Hà Nội ban hành ngày 27/04/2007 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ ưu đãi khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, người có trình độ cao tham gia cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển thủ đô – thu hút sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng ca
Chính sách về lương đóng vai trò quan trọng trong thu hút và sử dụng lao
động tại vùng ĐBSH, nhất là những quy định về mức lương tối thiểụ.. Sự khác biệt về mức lương tối thiểu đã tạo ra sự dịch chuyển lao động: vùng ĐBSH mà đặc biệt là Thủ đô Hà Nội có mức lương tối thiểu cao hơn các vùng, miền khác, đã thu hút nhiều lao động và lao động với kỹ năng cao hơn so các vùng, miền khác; khu vực tư
nhân, nhất là khu vực có vốn FDI thu hút nhiều lao động từ khu vực nhà nước. Sự