Quan điểm về đóng góp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 160 - 196)

Quan điểm 1: Thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển từng địa phương và vùng Đồng bằng Sông Hông phải lấy mục tiêu phát triển bền vững làm mục tiêu tối thượng.

Quán triệt quan điểm này một mặt, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào từng địa phương phải coi trọng cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trương, không được phép coi nhẹ một mặt nào; mặt khác, cần phải tăng cương liên kết và nâng cao hiệu quả liên kết hợp tác giữa các địa phương, các doanh nghiệp FDI trong vùng trong việc giải quyết các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Chỉ trên cơ sởđó, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các địa phương trong vùng Đồng bằng Sông Hông mới có thểđảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.

Trong chiến lược phát triển kinh tếđất nước tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta khẳng định: tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tận dụng thời cơ

tăng nhanh khả năng tiếp nhận,thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư công nghệ

tiên tiến, hiện đại của nước ngoàị Bên cạnh mục tiêu thu hút và sử dụng vốn đầu tư Đảng cũng rất quan tâm đến phát triển bền vững về kinh tế -xã hộị Định hướng đó là:Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dự án FDI ; Những vấn đề liên quan

đến chất lượng và hiệu quả luôn phải được đặt ra khi thẩm định : Dự án FDI có phù hợp với quy hoạch ngành , định hướng phát triển của vùng lãnh thổ và của địa phương ; Các dự án FDI phải hướng tới phát triển bềnvững, xây dựng nền kinh tế ít cacbon. Phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế ít các bon đòi hỏi khắt khe hơn

đối với FDI , tránh hiện tượng một số nước lớn có ý đồ và trên thực tế đang tiến hành nhiều dự án khai thác tài nguyên,di dời sang nước ta các ngành công nghiệp không thân thiện với môi trường và phát thải nhiều khí các bon; FDI phải có sự cam kết chuyển giao công nghệ và lao động có kỹ năng cao

Quan điểm điểm 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững Vùng

Đồng bằng Sông Hồng phải được thực hiện trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước Trung ương, Nhà nước Địa phương, các nhà

đầu tư và người dân ở các Tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng.

Quan điểm này đòi hỏi việc thu hút FDI vào phát triển bền vững Vùng

Đồng bằng Sông Hồng phải tôn trọng lợi ích của các bên tham gia, không

được đề cao và xem nhệ lợi ích của bên nàọ Mọi hành động hướng vào việc

đề cao lợi ích của bên này, xem nhẹ hoặc không chú ý đến lợi ích của bên kia

đều dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột và hậu quả không tốt về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở địa phương và vùng nói chung.

Phát triển kinh tế - xã hội vùng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, phù hợp với quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực của cả nước theo hướng mở, có khả năng hội nhập quốc tế sâu, rộng, gắn kết chặt chẽ với các vùng trong cả nước.

Tận dụng tốt các lợi thế của Vùng để nâng cao tăng trưởng và khả năng cạnh tranh, gắn với phát triển bền vững. Ưu tiên phát triển có trọng tâm đối với một số

ngành mũi nhọn có khả năng tạo động lực và dẫn dắt các ngành khác phát triển, tạo

được thương hiệu đặc trưng cho sản phẩm của Vùng.

Là vùng đi đầu của cả nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xanh hóa, phát thải thấp và phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Phát triển nhanh các ngành kinh tế, nâng cao rõ rệt thu nhập của lao động và chất lượng cuộc sống dân cư; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền của Tổ quốc.

Đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di sản thiên nhiên, các nhu cầu an sinh và trật tự an toàn xã hộị

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương và toàn vùng đồng bằng sông Hồng, trên cơ sở phát triển hiệu quả, toàn diện các khu vực đồng bằng, ven biển và kinh tế biển, trong liên kết các địa phương khác trong vùng và hợp tác

với các địa phương vùng khác trong cả nước. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ

cả trong GDP và cơ cấu lao động.

Chủ động hội nhập sâu rộng, đẩy mạnh mở rộng giao thương kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế. Huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn với phát triển bền vững nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn so với bình quân cả nước, nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, giảm dần sự chênh lệch về phát triễn xã hội giữa các khu vực.

Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với tăng cường, củng cố an ninh – quốc phòng, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hộị

4.1.3. Định hướng đầu tư trc tiếp nước ngoài vi phát trin bn vng vùng đồng bng sông Hng

4.1.3.1. Định hướng tổng quát

Trên cơ sởđịnh hướng phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu FDI với phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới, việc thu hút FDI sẽ thực hiện theo các hướng chính sau đây:

a> Khuyến khích đầu tư vào các ngành, khu vực ưu tiên

Ưu tiên phát triển những ngành thu hút nhiều lao động, những ngành đạt và giữ chỉ số ICOR thấp, đó là những ngành chủ yếu như: dệt, da, may mặc, chế biến nông sản, hàng tiêu dùng...

Khuyến khích ĐTTT nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến. Đầu tư cho một số ngành mũi nhọn về kỹ thuật, công nghệ, để tạo năng lực tiếp cận nhanh với hệ thống kinh tế và sản xuất của thế

giới, đó là những ngành: điện tử, tin học, các ngành công nghệ caọ..

Phát triển những ngành đóng vai trò nền móng của toàn bộ nền công nghiệp như: khai khoáng, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng...

Phát triển mạng lưới những ngành mang tính dịch vụ như: tài chính, ngân hàng, thương mại, viễn thông, du lịch, khách sạn.

Cải tạo và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, coi đó là nhiệm vụ cấp bách nhất. Về cơ cấu vùng, lãnh thổ, phát triển cân đối trong một tương quan hợp lý giữa các địa phương có tác động rất mạnh đến toàn bộ nền kinh tế, hiệu quảđầu tư.

Tập trung thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã được thành lập; xây dựng khu kinh tế mở với chính sách ưu đãi đặc thù

để tạo nên các vùng tăng trưởng mới có tác động lôi kéo, thúc đẩy nền kinh tế. Bên cạnh việc đầu tư vào các tỉnh thành trung tâm cũng cần có chiến lược phân bố vốn cho các tỉnh thành khác trong vùng, tạo tiền đề phát huy tối đa, lâu dài lợi thế của từng địa phương trong vùng trong khả năng vốn có thể của những năm tớị Còn về

lâu dài, cần phải tạo ra các điều kiện căn bản để giảm sự chênh lệch về khả năng và cơ hội hấp dẫn đầu tư giữa các địa phương trong cả nước.

b> Mở rộng các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Các hình thức FDI trên thế giới hiện nay rất đa dạng và phong phú; sự chuyển hoá giữa các hình thức đầu tư cũng đòi hỏi rất linh hoạt do đòi hỏi của đời sống kinh tế và tuỳ thuộc vào sự lựa chọn, quyết định của nhà đầu tư. Các dự án FDI dù dưới hình thức nào cũng có tác động tích cực vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội

ở Việt Nam, nếu dự án triển khai tốt. Vì vậy, ngoài những hình thức chủ yếu truyền thống (hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh) cần mở rộng và phát huy các hình thức khác như: BOT, BT, BTO, KCX, KCN và khu công nghệ caọ..

c> Mở rộng thị trường đầu tư, tăng khả năng hội nhập với thế giới: hợp tác

đầu tư với nước ngoài phải góp phần mở rộng thị trường, từng bước hội nhập với thế giới và nâng cao vị trí trên trường quốc tế.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc tăng cường với các nước trong khu vực, chùng ta phải mở rộng quan hệ hợp tác với các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Mỹ và các nước Tây Âu khác.

Điều này sẽ tạo cho vùng một lợi thế trong đàm phán, thương thuyết với các nước ASEAN cũng như các nước khác.

Thông quan hợp tác đầu tư trực tiếp với nước ngoài để tiếp cận với công nghệ

kỹ thuật hiện đại, tiếp thu trình độ quản lý tiên tiến và tiếp cận thị trường thế giớị Một mặt cần thiết phải tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đai, nhưng mặt khác phải chú ý đến những dự án sử dụng nhiều lao động tại chố. Dựa trên những quan

điểm đó, trong thời gian tới, việc chuyển giao công nghệ phải thực hiện được những mục tiêu sau:

Một là, chuyển giao công nghệ phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ của đất nước, rút ngắn khoảng cách lạc hậu giữa nước ta và thế giớị Bất kỳ công nghệ nào được chuyển giao đều phải đảm bảo những yêu cầu về mặt kinh tế, hiệu quả kinh tê- xã hội, khai thác tận dụng tài nguyên đất nước, bảo vệ môi trường. Nhưng mặt khác, chúng không những phải hiện đại hơn những công nghệ trong nước mà còn phải đủ để đưa trình độ công nghệ, kỹ thuật của nước ta lên mức trung bình của thế giới, chuẩn bị cho những bước phát triển cao hơn. Mục tiêu này phải được quán triệt ngay từđầu để tránh trở

thành bãi thải công nghệ thế giớị

Hai là, thực hiện chuyển giao công nghệ với mọi thành phần kinh tế. Cho tới nay, sự đổi mới chuyển giao công nghệ được thực hiện với các doanh nghệp nhà nước hoặc liên doanh với nước ngoàị Các công nghệ này được chuyển giao lại cho các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, hộ cá thể hoặc hộ gia đình. Các doanh nghiệp tư nhân vừa qua còn ít sản xuất lớn, do vậy việc chuyển giao công nghệ hiện đại, tiên tiến hầu như chưa đặt rạ Đến nay, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã lớn mạnh đến mức độ cần thiết và có thể trang bị thiết bị tiên tiến, hoặc có điều kiện chuyển từ

kinh doanh thương mại là chính sang sản xuất công nghiệp, có nhu cầu trang bị công nghệ và kỹ thuật hiện đạị Hơn nữa, sau nhiều năm khó khăn, nhiều nghề thủ công truyền thống đã có sự phục hồi nhất định, đòi hỏi phải cải tiến, hiện đại cả sản phẩm lẫn công nghệ truyền thống cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Như vậy, việc chuyển giao công nghệ tới mọi thành phần kinh tế cần được thực hiện và mở rộng.

Ba là, việc chuyển giao công nghệ cần được thực hiện một cách linh hoạt, nhưng phải theo một chiến lược hoặc một phương hướng được cân nhắc, lựa chọn

trên những căn cứ khoa học. Cần đảm bảo tính linh hoạt về mặt hình thức chuyển giao (mua công nghệ, tiếp nhận công nghệ...), thời điểm , đối tượng, quy mô, đối tác... để các doanh nghiệp có thể được thuận lợi, dễ dàng trong việc thực hành chuyển giao công nghệ. Tuy vậy, cần phải có những chiến lược, phương hướng về đổi mới công nghệ để một mặt có căn cứ lựa chọn, tránh tuỳ tiện, tiêu cực trong chuyển giaọ Mặt khác để đảm bảo những yêu cầu và mục tiêu vĩ mô, những phương hướng chiến lược này không nhất thiết chỉ là của các cơ quan quản lý nhà nước đề ra mà còn phải là bản thân các doanh nghiệp lập ra để thực hiện..

Bốn là tăng cường vai trò của nhà nước đối với việc chuyển giao công nghệ. Trong lĩnh vực này vai trò của Nhà nước cần thể hiện rõ trên các mặt sau đây:

Xác định những tiêu chuẩn, giới hạn nhất định đối với các công nghệ được chuyển giaọ

Thực hành giám định và kiểm tra đối với công nghệđược chuyển giaọ Tổ chức quan hệ hợp tác nhằm phát triển công nghệ.

Tổ chức mạng lưới thông tin công nghệ và hỗ trợ hoạt động tư vấn chuyển giao công nghệ.

Tổ chức công tác đào tạo nhằm tăng năng lực và trình độ kỹ thuật tình độ công nghệ của lực lượng lao động kể cả lao động kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu và cán bộ

quản lý.

Cuối cùng, mục đích của việc chuyển giao công nghệ chính là phát huy tác dụng đối với việc nâng cao năng lực công nghệ và kỹ thuật của đất nước. Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, hoạt động này cần hướng mạnh hơn vào việc làm cho các công nghệđược chuyển giao thích ứng hơn với điều kiện trong vùng.

4.1.3.2. Định hướng cụ thể

Với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, Chính phủ tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5-7% năm 2015, huy động vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 39,6% GDP. Chủ trương đối với khu vực vốn FDI là tiếp tục thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đã cam kết, có định hướng thu hút vào các vùng

một cách hợp lý, vào các lĩnh vực ưu tiên. Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu về vốn FDI như sau:

Về thu hút vốn đầu tư vào (bao gồm cả tăng vốn mở rộng sản xuất) đạt từ 42- 45 tỷ USD, tăng 10% so với ước thực hiện 2014 với trọng tâm là thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh. Trong đó, vốn đăng ký mới dự kiến khoảng 39 tỷ USD và vốn tăng thêm dự kiến khoảng 6 tỷ USD.

Vốn thực hiện năm 2015 dự kiến sẽ tăng hơn năm 2014 do dùng vốn đăng ký của các năm trước đều ở mức cao và trong điều kiện nền kinh tế thế giới có xu hướng phục hồị Dự kiến vốn thực hiện sẽđạt ở mức20-21 tỷ USD, tăng 10% so với

ước thực hiện năm 2014, trong đó, vốn của phía nước ngoài dự kiến là 16-17 tỷ

USD, tăng 12,5% so với ước thực hiện năm 2014.

Chính phủ Việt Nam đang chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch thu hút và sử dụng vốn FDI đến năm 2020 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế

xã hội đến năm 2020 cụ thể là:

Xây dựng một danh mục các dự án quốc gia kêu gọi FDI đến năm 2020. Danh mục đó sẽ sẽ bao gồm các dự án trọng điểm phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, đồng thời đáp ứng tốt hơn đòi hỏi và mong muốn của các nhà đầu tư.

Hệ thống luật pháp, chính sách về FDI cũng sẽ tiếp tục được hoàn thiện theo hướng hình thành một mặt bằng pháp lý chung, đảm bảo tính công bằng và minh bạch phù hợp với yêu cầu của hội nhập quốc tế. Trong quá trình đó, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu, mở rộng lĩnh vực thu hút FDI và đa dạng hoá các hình thức đầu tư trong đó có việc mở cửa lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tếđã ký kết.

Tiếp tục cải tiến thủ tục đầu tư, nâng cao hiệu quả lực quản lý nhà nước về

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 160 - 196)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)