Khái niệm FDI

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 40 - 41)

Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được định nghĩa là “một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp

đặt tại một nền kinh tế khác”. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều

ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó.

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2005 nêu “ FDI là việc nhà đầu tư

nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì một tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”, trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủđịnh thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Tuy nhiên không phải quốc gia nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDỊ

Từ những khái niệm trên có thể đưa ra khái niệm chung nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế”.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)