Tình hình FDI tại vùng đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 103 - 114)

3.1.3.1. FDI đăng ký và thực hiện

Trong giai đoạn 11 năm từ 2003 đến năm 2013, vốn FDI đăng ký của khu vực

đã tăng hơn 13 lần, từ 508.7 triệu USD năm 2003 lên hơn 6.9 tỷ USD vào năm 2014; tăng trưởng bình quân năm trong giai đoạn này đạt gần 30% 1 năm. Tính đến hết năm 2014, tổng vốn đăng ký của khu vực đồng bằng sông Hồng đã chiếm tới 30% tổng vốn

đăng ký là 21.9 tỷ USD của khu vực FDI trên toàn Việt Nam.

Các tỉnh/thành phố có lượng vốn đăng ký cao trong năm 2014 của khu vực

đồng bằng sông Hồng lần lượt là Bắc Ninh (1.6 tỷ USD);Hà Nội (1.4 tỷ USD), và Hải Phòng (1.2 tỷ USD).

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ vốn FDI thực hiện trên vốn đăng ký của khu vực đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2003-2014

Thu hút vốn đăng ký của khu vực FDI đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2003-2014 là khá cao, tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ vốn thực hiện bình quân chung cả

giai đoạn 2003-2014 lại không caọ Tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký chỉ là 45.6%. Nếu không kể năm 2003 tỷ lệ này là 6.9%, trong giai đoạn 2005-2014, năm 2007 có tỷ lệ vốn thực hiện thấp nhất so với vốn đăng ký, chỉđạt 15%. Những năm gần đây, tỷ lệ này được cải thiện rõ rệt: năm 2011 là 73.2%; năm 2012 là 68.7%; năm 2013 là 69.2% và năm 2014 là 73.4%. Tính ổn định của tỷ lệ vốn thực hiện gây, làm tăng tính bền vững kinh tế trong vùng. Đây là điều kiện bảo đảm tính ổn

định về sản lượng cung ứng trong nền kinh tế và thu hút việc làm.

3.1.3.2. Quy mô vốn FDI và số lượng dự án FDI

Vùng Đồng bằng Sông Hồng có chủ chương thu hút vốn FDI ngay từ khi Luật

đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành vào năm 1987. Tính từ năm 1988

đến hết tháng 11 năm 2014 Vùng Đồng bằng Sông Hồng thu hút được 4.986 dự án

đầu tư, tổng vốn đầu tưđăng ký là 62,44 tỷ USD. Trong giai đoạn 2006-2014, vùng

đồng bằng sông Hồng thu hút được một số lượng dự án khá khiêm tốn so với tiềm năng của khu vực (năm 2006 có 317 dự án; hết tháng 11 năm 2014 có 758 dự án).

Đến cuối năm 2014, tổng số dự án của vùng là 758 dự án, con số này tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2006 và chiếm tới 34.4% tổng số lượng dự án của cả 6 vùng kinh tế cả nước (trong năm 2006 tỷ lệ này là 22.4%). Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm về số lượng dự án của vùng đồng bằng sông Hồng là 12.2%. Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và Đầu tư, những địa phương phố thu hút được số lượng dự án nhiều nhất trong năm 2014 của vùng đồng bằng sông Hồng là Hà Nội (357 dự án), Bắc Ninh (149 dự án), Hưng Yên (51 dự án), Hải Phòng (55 dự án)…

Bảng 3.1:Tốc độ tăng giảm dự án FDI vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2007-2015 Đơn vị tính:% Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng cả vùng 44.10 48.58 -18.89 4.97 4.99 -4.04 -3.71 35.48 43.83 Hà Nội 29.31 29.31 -6.84 36.69 -1.68 -12.29 -12.84 16.52 36.78 Vĩnh Phúc -11.54 30.43 -11.43 -72.22 100 -40 - 216.67 131.58 Bắc Ninh 28.57 94.44 -8.33 -45.45 15.63 40.54 -7.69 154.17 22.13 Quảng Ninh -23.08 20 -8.33 -45.45 -16.67 -40 66.67 80 11.11 Hải Dương 318.18 -2.17 -11.11 -77.5 55.56 42.86 5 -4.76 85 Hải Phòng 36 61.76 -43.64 -41.94 11.11 25 36 -17.65 96.43 Hưng Yên 116.67 34.62 -31.43 -12.5 14.29 1 8 14.81 64.52 Thái Bình - -50 -100 - 0 -33.33 -50 200 133.33 Hà Nam 100 116.67 -84.62 150 40 14.29 75 78.57 32 Nam Định - - -25 -100 - 20 -50 0 233.33 Ninh Bình - - -33.33 0 -25 - - 0 -16.67

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài và tính toán của tác giả

Tuy nhiên, có thể thấy tình hình thu hút các dự án FDI của vùng đồng bằng sông Hồng vẫn còn trong tình trạng chưa thật sựổn định. Tốc độ tăng liên hoàn về số

lượng dự án FDI tăng đột biến, từ âm 18,89% năm 2008 lên 4,97% năm 2009 và 4,99% năm 2010. Những năm tiếp theo giảm xuống tương ứng là âm 4,04% vào năm 2011 và âm 3,75% năm 2012 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng không tránh khỏi bịảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đến năm 2013 tốc độ tăng trưởng khá cao đạt 35,48% do xu hướng phục hồi sau khủng hoảng, bên cạnh đó Chính phủ cũng có những chính sách điều chỉnh kịp thời để tăng cường thu hút đầu tư.

3.1.3.3. Quy mô vốn đăng ký trung bình của dự án

Quy mô vốn đăng ký của các dự án FDI khu vực đồng bằng sông Hồng đã tăng hơn 4 lần trong giai đoạn 11 năm qua, từ con số 3 triệu USD năm 2003 lên 12.8 triệu USD vào năm 2014. ( phụ lục bảng 22 )

Trong số 4 dự án có quy mô trên 1 tỷ USD năm 2014 của cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng có 2 dự án là: Công ty TNHH Samsung Electronics tại Thái Nguyên, sản xuất lắp ráp gia công các sản phẩm điện, điện tử, vốn đăng ký: 3 tỷ

USD và Công ty TNHH Samsung Display tại Bắc Ninh, sản xuất, lắp ráp, gia công các sản phẩm màn hình smartphone, máy tính bảng, vốn đang ký: 1 tỷ USD. Điều này phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường kinh doanh minh bạch và thuận lợi hơn sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTỌ

Trong 12 tháng năm 2014 nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, dẫn đầu vềđầu tư nước ngoài là Thái Nguyên với 3,35 tỷ USD vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm, chiếm 16,6% tổng vốn đầu tư

của cả nước.

Trong thời gian gần đây, một số địa phương như Thái Nguyên, Bắc Ninh, đã tận dụng tốt các lợi thế của tỉnh và có phương thức thu hút đầu tư hiệu quả nên đã thu hút được các dự án lớn, có tác động tới kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Trong năm 2014, Thái Nguyên tiếp tục thu hút được 1 dự án của Samsung sản xuất, lắp rắp, gia công sản phẩm và linh kiện điện tử với tổng vốn đầu tư 3 tỷ USD và đưa Thái Nguyên lên vị trí dẫn đầu thu hút FDI trong năm naỵ Ngoài ra, Bắc Ninh cũng thu hút được dự án lớn (trên 1 tỷ USD) trong năm. Số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam nhiều hay ít không phải là vấn đề cốt lõi mà quan trọng nhất là nguồn vốn thực hiện như thế nào và thực hiện được bao nhiêụ Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đến hết quý I/2015, có 5.411 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép vào vùng Đồng bằng sông Hồng với tổng vốn đăng ký là 65,5 tỷ USD, chiếm 26% tổng vốn đăng ký của cả nước.

Theo đó, Hà Nội đứng thứ đầu cả khu vực về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với 3.116 dự án, vốn đăng ký đạt 25,5 tỷ USD, chiếm 58% tổng số dự án và 39% tổng vốn đầu tư của cả khu vực. Hải Phòng đứng thứ hai về thu hút vốn FDI, có 465 dự án đăng ký với 11,3 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 9% tổng số dự án và 17% tổng vốn cả khu vực. Bắc Ninh đứng thứ ba, với 584 dự án, vốn đầu tư đạt 7,7 tỷ USD, chiếm 11% tổng số dự án và 12% tổng vốn của khu vực.

Tiếp theo là các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên. Các địa phương như Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình có kết quả khiêm tốn về thu hút FDỊ

Xét về lĩnh vực đầu tư, ngành công nghiệp chế biến chế tạo thu hút được nhiều dự án đăng ký nhất và đạt 2.559 dự án, tổng vốn đầu tư 33,5 tỷ USD (chiếm 47% tổng số dự án và 51% tổng vốn đầu tư của toàn vùng).

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 133 dự án và 10,7 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư của toàn vùng). Tiếp theo là lĩnh vực sản xuất điện, xây dựng, dịch vụ lưu trú và ăn uống…

3.1.3.4 Quy mô vốn thực hiện trung bình của dự án

Trong giai đoạn 2003-2014, vốn đầu tư thực hiện trung bình của 1 dự án tại vùng đồng bằng sông Hồng đạt 10.0 triệu USD/dự án. Đây là con số phản ánh lượng vốn, tài sản đầu tư thực sựđưa vào kinh doanh trong vùng.

Đơn vị tính: Triệu USD

Biểu đồ 3.4: Quy mô vốn thực hiện bình quân 1 dự án FDI của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2003-2014

Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp FDI tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp, may mặc…. Chính vì thế, những tỉnh/thành phố có lợi thế

Ninh (47.9 triệu USD/dự án); Ninh Bình (30.4 triệu USD/1 dự án); Hải Phòng (24.8 triệu USD/1 dự án); Hải Dương (20.4 triệu USD/1 dự án); Vĩnh Phúc (15.6 triệu USD/1 dự án) và Bắc Ninh (14.6 triệu USD/1 dự án). Những tỉnh còn lại đều thu hút FDI với số lượng dự án và số vốn khá khiêm tốn.

Bảng 3.2: Các tỉnh/thành phố có quy mô vốn FDI bình quân 1 dự án FDI cao nhất của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1988-2015

STT Địa Phương Vốn đầu tư bình quân 1 dự án (Triệu USD)

1 Quảng Ninh 57.9 2 Ninh Bình 40.4 3 Hải Phòng 34.8 4 Hải Dương 30.4 5 Vĩnh Phúc 25.6 6 Bắc Ninh 24.6

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

3.1.3.5. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

a> Cơ cấu vốn FDI theo ngành

Cơ cấu vốn FDI theo ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Trong những năm đầu của giai đoạn 2003-2014, các doanh nghiệp FDI chỉđầu tư tập trung chủ yếu vào các ngành Công nghiệp & Xây dựng (94.7% tổng vốn đầu tư thực hiện trong năm 2003; vốn đầu tư trong các ngành Nông lâm nghiệp & thủy sản và Dịch vụ chỉ chiếm khoảng 5%). Đến năm 2014, lượng vốn FDI đầu tư vào các ngành Công nghiệp & Xây dựng giảm xuống còn 63.6%; tương ứng với sự tăng lên khoảng 36.2% lượng vốn đầu tư vào các ngành Dịch vụ ( Xem phụ lục bảng 2.2 )

Theo báo cáp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành qua giai đoạn 2003-2014 của khu vực đồng bằng sông Hồng còn cho thấy các ngành Nông lâm nghiệp & thủy sản vẫn chưa nhận được đầu tư đúng mức của các doanh nghiệp FDI (năm 2003 là 1.3% và năm 2014 là 0.2% so với tổng vốn FDI của toàn vùng). Trên thực tế, Vùng Đồng bằng Sông Hồng tuy được đánh giá là có nhiều lợi thế

về nông nghiệp với điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích đất nông nghiệp lớn, diện tích đất nuôi trồng thủy hải sản lớn nhưng nông nghiệp hiện là ngành có tỷ lệ thu hút

vốn FDI không cao, chưa tương xứng với tiềm năng. Tính đến cuối năm 2014, chỉ có 61 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản với tổng số vốn đăng ký 441,4 triệu USD, chiếm 1,2% về số dự án đăng ký và 0,71% tổng vốn đăng ký. Những tiến bộ về công nghệ, vốn đầu tư lớn và năng lực quản trị hiện đại của một nền nông nghiệp bền vững có trình độ phát triển cao khó có thểđược tiếp cận và tiếp nhận bởi nền nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. Nguy cơ tụt hậu trong phát triển của nền nông nghiệp đồng bằng sông Hồng là khó tránh khỏị Tác động lan toả của FDI đến lĩnh vực nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng chưa được khai thác.

Tỷ lệ đầu tư vào các ngành này vẫn còn ở mức rất khiêm tốn so với tiềm lực của vùng đồng bằng sông Hồng (đây vốn được coi là vùng đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 cả nước, rất phù hợp cho việc phát triển các ngành nông và lâm nghiệp).

Cơ cấu này cho thấy tiềm năng phát triển bền vững dựa trên thế mạnh của vùng chưa được khai thác dựa vào FDỊ Chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực này chưa đủ sức hấp dẫn mạnh nhà đầu tư. Tính bền vững tự than của lĩnh vực nông nghiệp chưa được thể hiện và khai thác hợp lý.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 3.5: Cơ cấu vốn FDI theo ngành của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2003-2014

Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả

Đối với các phân ngành dịch vụ, các doanh nghiệp FDI đầu tư nhiều vào kinh doanh bất động sản; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; thông tin và truyền thông, các ngành về khoa học, công nghệ... Những năm đầu của giai đoạn 2003- 2014, các ngành này hầu như không thu hút được vốn FDI, từ năm 2010, lượng vốn FDI đầu tư vào những ngành dịch vụ này luôn đạt rất cao (năm 2014, lượng vốn đầu tư vào những ngành này chiếm tới 83.3% tổng vốn đầu tư của cả khu vực dịch vụ). Điều này là tác nhân gây ra tình trạng đầu cơ hay bong bóng bất động sản gây bất ổn định kinh tế vĩ mô và làm giảm tính bền vững trong phát triển.

Trên vùng Đồng bằng Sông Hồng, tính đến thời điểm 31/12/2014, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 18 lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo luôn thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 2350 dự án, tổng vốn đăng ký là 31,55 tỷ USD, chiếm 47,3% tổng số dự án của toàn ngành và 50,53% về vốn đăng ký.

Mặc dù thời gian gần đây lĩnh vực kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn nhưng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực này vẫn đứng thứ 2 với 120 dự án có tổng vốn đăng ký 10,18 tỷ USD, mặc dù số dự án chiếm 16,31% về vốn đăng ký. Tiếp

đến là lĩnh vực sản xuất phân phối điện, khí nước với 31 dự án, tổng vốn đăng ký là 4,53 tỷ USD; lĩnh vực xây dựng có 561 dự án với tổng số vốn là 3,95 tỷ USD.

b> Cơ cấu hình thức đầu tư

Doanh nghiệp FDI chuyển dịch theo hướng từ doanh nghiệp liên doanh sang hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoàị

Tỷ lệ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong tổng số doanh nghiệp FDI liên tục tăng qua các năm. Đến thời điểm 31/12/2014 phần lớn các dự án FDI trên

địa bàn Vùng đồng bằng sông Hồng đều theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn

đầu tư nước ngoài với 4.113 dự án, tổng vốn đầu tưđăng ký là 41.4 tỷ USD, chiếm 77.8% về số dự án và 65,4% tổng vốn đầu tưđăng ký.

Đứng thứ 2 là hình thức doanh nghiệp liên doanh với 1008 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư 15.2 tỷ USD, chiếm 23.9% số dự án và 23,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo hình thức hợp đồng BTO, BT, BOT; hình thức hợp đồng hợp tác kinh

doanh và hình thức công ty cổ phần với tổng vốn đầu tư đăng ký lần lượt là 4.7 tỷ USD; 1.5 tỷ USD và 612 triệu USD. Cuối cùng là hình thức công ty mẹ con với tổng vốn đầu tư là 99 triệu USD. (Bảng 3.3). Cơ cấu này chỉ ra khả năng gây ảnh hưởng hay chi phối của bên Việt Nam trong dự án bị hạn chế. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ điều chỉnh hoạt động đầu tư theo hướng có lợi nhất. Đây là khía cạnh đe doạ lâu dài đến việc phá vỡ tiêu chuẩn bền vững trong phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng. Nhà đầu tư nước ngoài có khả năng chi phối đến chính sách điều tiết đầu tư của các địa phương theo hướng có lợi nhất cho họ.

Bảng 3.3: FDI vào vùng ĐB Sông Hồng theo hình thức đầu tư (lũy kế các dự án còn hiệu lực từ 01/01/1988 đến 31/12/2014)

Đơn vị tính: Triệu USD

STT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 103 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)