1.2.3.1. Các nhân tố thuộc về cơ sở đào tạo Thứ nhất, đội ngũ giáo viên, giảng viên.
Đội ngũ giáo viên, giảng viên là những người trực tiếp tham gia giảng dạy trong các trung giáo dục. Khi nói về nhân tố đội ngũ giáo viên, giảng viên thường xét về hai khía cạnh là số lượng và trình độ chuyên môn giảng dạy. Nếu một đội ngũ giáo viên, giảng viên có đầy đủ về mặt số lượng sẽ đảm bảo được khối lượng giảng dạy cho học sinh, sinh viên. Từ đó làm gia tăng chất lượng dịch vụ đào tạo. Ngược lại, nếu số lượng giáo viên, giảng viên không đủ sẽ khiến cho giáo viên, giảng viên không đáp ứng được khối lượng giảng dạy, thời gian dạy bị quá tải và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chương trình giảng dạy và làm giảm chất lượng dịch vụ đào tạo.
Bên cạnh về số lượng giáo viên, giảng viên thì trình độ chuyên môn và kỹ năng giảng dạy của giáo viên, giảng viên rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung của chương trình học, khả năng tiếp thu kiến thức người học. Từ đó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của chất lượng dịch vụ đào tạo.
Thứ hai, hệ thống cơ sở vật chất.
Hệ thống cơ sở vật chất bao gồm: phòng học, căng tin, KTX, các trang thiết bị được trang bị trong quá trình dạy học. Một hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại sẽ làm gia tăng chất lượng dịch vụ đào tạo và ngược lại.
Thứ ba, chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo thể hiện trình độ đào tạo; đối tượng đào tạo, điều kiện nhập học và điều kiện tốt nghiệp; mục tiêu đào tạo, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học khi tốt nghiệp; khối lượng kiến thức lý thuyết, thực hành, thực tập; kế hoạch đào tạo theo thời gian thiết kế; phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập; các điều kiện thực hiện chương trình. Một chương trình đào tạo được xây dựng cụ thể, xác định rõ ràng được mục tiêu đào tạo, mục
tiêu đầu ra sẽ giúp cho việc truyền tải kiến thức đến người học có chủ đích và đạt được yêu cầu mong muốn của người học. Từ đó làm gia tăng chất lượng dịch vụ đào tạo và ngược lại, một chương trình đào tạo không được xây dựng bài bản, không xác định được mục tiêu đầu ra thì sẽ khiến cho công tác đào tạo không đảm bảo được chất lượng đầu ra và làm giảm chất lượng dịch vụ đào tạo.
Thứ tư, nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính của các cơ sở giáo dục là nhân tố rất quan trọng tạo lên chất lượng dịch vụ đào tạo. Theo đó, nguồn tài chính dồi dào là điều kiện cần thiết để hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, đầu tư các chương trình giảng dạy tân tiến, có áp dung khoa học, kỹ thuật trong quá trình giảng dạy sẽ làm gia tăng chất lượng dịch vụ đào tạo và ngược lại.
1.2.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Thứ nhất, sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với các hoạt động đào tạo
Sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với các hoạt động đào tạo được thể hiện qua các quan điểm, chính sách, chiến lược phát triển của Nhà nước đối với hoạt động đào tạo. Theo đó, nếu sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với hoạt động đào tạo là lớn thì các Nhà nước sẽ dồn các nguồn lực cho hoạt động đào tạo ví dụ như chính sách phúc lợi cho đội ngũ nhân viên, tăng cường NSNN để đầu tư cho các hoạt động đào tạo, chú trọng đến việc nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo vien, giảng viên. Từ đó sẽ làm gia tăng chất lượng dịch vụ đào tạo và ngược lại.
Thứ hai, đặc điểm kinh tế xã hội.
Đặc điểm kinh tế xã hội thể hiện qua các khía cạnh sự phát triển về kinh tế, sự gia tăng về thu nhập bình quân, đặc điểm văn hóa của vùng miền….Khi kinh tế xã hội phát triển thì đòi hỏi của học sinh, sinh viên, học
viên đối với các dịch vụ đào tạo ngày càng tăng lên. Điều này đòi hỏi các cơ sở giáo dục cần phải có sự thay đổi về chương trình giảng dạy cho phù hợp, không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị…để đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của người học.
Thứ ba, đặc điểm của người học.
Đặc điểm của người học được thể hiện qua các khía cạnh như giới tính, độ tuổi, tâm sinh lý. Đặc điểm của người học khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau về nhu cầu học tập. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra và khả năng đáp ứng nhu cầu của người học đối với dịch vụ đào tạo.