KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.3. Kết quả nuôi cấy tế bào ối theo tình trạng lẫn máu mẹ
Thơng thường, tùy theo tình trạng lẫn máu mẹ, các mẫu dịch ối thí nghiệm được đánh giá và chia thành 4 nhóm:
Nhóm khơng lẫn máu mẹ
Nhóm ít lẫn máu mẹ (sau khi ly tâm các tế bào hồng cầu lắng xuống chiếm <30% cặn tế bào)
Nhóm lẫn máu mẹ mức trung bình (sau khi ly tâm các tế bào hồng cầu lắng xuống chiếm 30% - 60% cặn tế bào)
Nhóm lẫn nhiều máu mẹ (sau khi ly tâm các tế bào hồng cầu lắng xuống chiếm > 60% cặn tế bào)
Đa số dịch ối thí nghiệm không lẫn máu mẹ, gấp 4,3-5,5 lần lượng mẫu ít lẫn máu mẹ hay lẫn máu mẹ mức trung bình. Các mẫu ít lẫn máu mẹ hay lẫn mức trung bình có số lượng tương đương nhau. Trong số mẫu dịch ối thí nghiệm khơng có mẫu nào lẫn nhiều máu mẹ, các mẫu bị lẫn máu mẹ nhiều nhất được quan sát thấy sau khi ly tâm các hồng cầu lắng xuống chiếm 50% cặn tế bào và chúng được xếp vào mức trung bình.
Ảnh hưởng của tình trạng lẫn máu mẹ lên kết quả nuôi cấy của mỗi phương pháp được đánh giá thông qua các thông số như tỷ lệ thành công, số mẫu đạt các mức phát triển, thời gian đạt được các mức phát triển và thời gian ni cấy theo tình trạng lẫn máu mẹ. Trong nghiên cứu này, bước đầu kết quả cho thấy tình trạng lẫn máu mẹ khơng ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công, thời gian đạt các mức phát triển hay thời gian ni cấy nhưng có ảnh hưởng đến thời gian bám tạo cụm của tế bào nuôi cấy. Khơng có sự khác biệt rõ rệt trong tỷ lệ thành công, số mẫu đạt các mức phát triển, phân bố mẫu theo thời gian đạt các mức phát triển và thời gian ni cấy theo tình trạng lẫn máu mẹ. Tuy nhiên phân bố mẫu theo thời gian bám và tạo cụm khác nhau ở 3 nhóm. Ở nhóm khơng lẫn máu mẹ, các mẫu bám tạo cụm sau ≤5 ngày đạt cao nhất với 94,8%, tỷ lệ này ở nhóm ít lẫn máu mẹ và nhóm lẫn máu mẹ mức trung bình là tương đương nhau, đều >83%. Nhóm lẫn máu mẹ mức trung bình có tỷ lệ
mẫu bám tạo cụm sau ≥8 ngày là cao nhất với 9,1%. Vậy, tình trạng lẫn máu mẹ của các mẫu ối làm kéo dài thời gian bám tạo cụm của tế bào. Tuy nhiên do chênh lệch cở mẫu ở 3 nhóm nên sự khác biệt giữa các nhóm chưa thật sự rõ nét.
Bảng 4.8: Phân bố (%) mẫu theo thời gian bám và tạo cụm của các mẫu ối ở các nhóm có tình trạng lẫn máu mẹ khác nhau
Tình trạng Đơn vị tính
Thời gian (ngày)
≤5 6-7 ≥8 Khơng lẫn máu mẹ (97 mẫu) n 92 3 2 % 94,8a 3,1a 2,1a Ít lẫn máu mẹ (18 mẫu) n 15 3 0 % 83,3b 16,7b 0,0b Lẫn máu mẹ mức trung bình (22 mẫu) n 19 1 2 % 86,4ab 4,5ab 9,1ab (a, b biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa của các tỷ lệ giữa các nhóm, kết quả xét theo cột ở mức P<0,05)
Trong các mẫu lẫn máu, các tế bào hồng cầu được quan sát thấy tạo thành các lớp tế bào lơ lửng ngay phía trên bề mặt đáy bình cấy, có thể điều này hạn chế sự bám của các tế bào ối. Hơn nữa, môi trường nuôi cấy AmnioMax dành riêng cho nuôi cấy tế bào ối, khơng thích hợp cho sự phát triển của các tế bào hồng cầu, khiến sau 1 thời gian hồng cầu chết đi càng nhiều, các chất độc hại tích lũy cũng gây ức chế sự phát sinh và phát triển cụm tế bào. Phân bố mẫu theo thời gian đạt các mức phát triển (++) (giai đoạn sau thời điểm thay môi trường lần 1) và thời gian ni cấy khơng khác nhau theo tình trạng lẫn máu mẹ càng củng cố cho giả thuyết này.
0.010.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 100.0
≤5 ngày 6-7 ngày 8-9 ngày
Thời gian
%
Không lẫn máu mẹ Ít lẫn máu mẹ Lẫn máu mẹ trung bình
Biểu đồ 4.6: Phân bố (%) mẫu theo thời gian bám và tạo cụm của các mẫu ối ở các nhóm có tình trạng lẫn máu mẹ khác nhau
Một số nghiên cứu khác khảo sát ảnh hưởng của tình trạng lẫn máu mẹ đến kết quả ni cấy cho rằng mẫu ối lẫn nhiều máu mẹ hay mẫu có màu nâu ức chế sự phát triển tế bào. Kết quả nghiên cứu của Raddatz (2005) cho thấy mẫu lẫn nhiều máu hay dịch ối màu nâu chỉ làm chậm sự phát triển 3 ngày, thời gian nuôi cấy tế bào ối bằng lá kính 30mm trong đĩa petri 35ml tăng trung bình từ 8,7 lên 11,5 ngày; số cụm chịu ảnh hưởng nhỏ, khoảng 3% sự khác nhau trong số lượng cụm [53]. Tuy nhiên, do các dịch ối trong thí nghiệm này khơng có mẫu nào nhiễm nhiều máu mẹ nên không thể so sánh với kết quả của Raddatz.