KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.1.2. Tỷ lệ mẫu nuôi cấy đạt được các mức phát triển
Để tìm hiểu rõ hơn về khả năng phát triển của tế bào ối ở 3 phương pháp nuôi cấy, các mẫu cấy được quan sát, đánh giá và xác định thời điểm xuất hiện tế bào bám và tạo cụm, thời điểm đạt mức (+), mức (++). Thời điểm tế bào bám và tạo cụm được xác định dựa vào ngày quan sát mẫu thấy trong 1 quang trường ở độ phóng đại 200x xuất hiện 1 nhóm tế bào (có từ 20 đến khoảng <50 tế bào/nhóm). Cách xác định mức độ phát triển của các mẫu cấy giúp xác định thời gian phát triển từ nhóm tế bào đến khi hình thành cụm tế bào kích thước và độ dày trung bình, thời gian từ khi xuất hiện 1 cụm tế bào trung bình đến lúc xuất hiện cụm tế bào kích thước lớn.
Bảng 4.2: Số lượng các mẫu nuôi cấy đạt được các mức phát triển
Phương pháp
Tổng số
Số lượng mẫu đạt các mức phát triển Có tế bào bám và tạo cụm (+) (++) n % n % n % PP 1 49 48 98,0ab 47 95,9a 45 91,8a PP 2 45 45 100,0a 45 100,0a 44 97,8a PP 3 49 44 89,8b 40 81,6b 36 73,5b
(a,b biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa của các giá trị theo cột ở P<0,05)
Tương tự tỷ lệ thành công xét ở trên, tỷ lệ mẫu đạt các mức phát triển của phương pháp 1 và 2 đều tốt hơn phương pháp 3. Bảng 4.2 cho thấy đa số các mẫu của phương pháp 1 và 2 (>98% mẫu) đều bám và tạo cụm. Có 1 mẫu của phương pháp 1 bị nhiễm khuẩn. Số lượng mẫu có tế bào bám và tạo cụm của phương pháp 3 đạt thấp nhất với chỉ 89,8%, có 1 mẫu bị nhiễm khuẩn và 4 mẫu tế bào không bám và không phát sinh cụm.
Hầu hết các mẫu nuôi cấy bằng phương pháp 1 và 2 (>95%) đều đạt được mức phát triển (+). Trong phương pháp 1 có 1 mẫu khơng phát triển cụm mặc dù có tế bào bám. Tỷ lệ mẫu phát triển đạt được mức (+) ở phương pháp 3 là thấp nhất (81,6%); trong số các mẫu khơng đạt có 3 mẫu có tế bào bám và tạo được cụm sau 5-7 ngày, và 1 mẫu phát triển chậm (có tế bào mọc vào ngày 11) nhưng sau đó khơng phát triển cụm tế bào.
98 91.8 91.8 97.8 89.8 81.6 73.5 95.9 100 100 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 có tế bào bám, tạo cụm (+) (++) Mức phát triển % PP 1 PP 2 PP 3
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ mẫu nuôi cấy đạt được các mức phát triển ở 3 phương pháp
So với tổng số mẫu đạt mức (+), ở cả 3 phương pháp đều có sự giảm số lượng ở mức (++). Tỷ lệ mẫu không đạt được mức (++) trên tổng số mẫu dịch ối nuôi cấy ở phương pháp 1 và phương pháp 2 là tương đương nhau và đều thấp hơn so với phương pháp 3. Cụ thể:
- 2 mẫu của phương pháp 1 và 1 mẫu của phương pháp 2 bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm.
- Phương pháp 3 có 1 mẫu bị nhiễm khuẩn, 3 mẫu phát triển rất chậm đạt mức (++) sau hơn 11 ngày. Mẫu phát triển chậm nhất trong số 3 mẫu đó được thu hoạch sớm, 2 mẫu cịn lại được ni tiếp sau đó cũng khơng tăng thêm cụm tế bào và lượng tế bào, được thu hoạch 21 ngày sau khi cấy, kết quả cả 3 đều cho kết quả kém nếu xét về chỉ số cụm NST.
Các hình 4.2 đến 4.5 là hình ảnh các cụm tế bào của một số mẫu ối nuôi cấy bằng phương pháp 1 vào ngày thứ 10 biểu hiện mức độ che phủ khác nhau.
Hình 4.1: Cụm tế bào ối nuôi cấy bằng phương pháp 1 có nhiều tế bào đang phân chia (đánh dấu bằng mũi tên) (độ phóng đại 100x)
Hình 4.2: Cụm tế bào ối ni cấy bằng phương pháp 1 có độ dày mức độ trung bình (độ phóng đại 100x)
Hình 4.3: Cụm tế bào ối ni cấy bằng phương pháp 1 có độ che phủ mức độ dày (độ phóng đại 100x)
(a)
(b)
Hình 4.4 (a), (b): Các cụm tế bào ối ni cấy bằng phương pháp 1 có độ che phủ mức độ rất dày (độ phóng đại 100x)