Mặc dù thủ thuật chọc ối đã được thực hiện từ những năm 1970 ở các bệnh viện phụ sản để chẩn đoán trước sinh, nhưng các nghiên cứu về tế bào ối ở nước ta vẫn còn rất ít. Hầu hết các nghiên cứu có liên quan đến ni cấy tế bào ối ở nước ta được thực hiện ở các bệnh viện, phục vụ cho chẩn đoán và sàng lọc trước sinh. Trong thời gian gần đây có các nghiên cứu như:
- Từ tháng 3/1999 đến tháng 12/2003, Phùng Như Tồn ở Phịng Di truyền của bệnh viện Từ Dũ TP HCM đã khảo sát và phân tích NST đồ của thai nhi qua ni cấy tế bào ối của 305 trường hợp. Kết quả cho thấy phân tích NST đồ của thai nhi kết hợp với các kỹ thuật khác trong đánh giá sự phát triển của thai nhi rất hữu ích cho cơng tác chẩn đoán trước sinh và giúp tư vấn di truyền được tốt hơn [8].
- Hoàng Thị Ngọc Lan và cộng sự (2004) nghiên cứu “Phân tích NST của tế bào ối ni cấy có đối chiếu với kết quả của siêu âm thai và sàng lọc trước sinh” với 75 mẫu dịch ối từ tuần thai thứ 14 được nuôi cấy theo phương pháp hở, dài ngày. Kết quả cho thấy phân tích NST trong tế bào ối nuôi cấy, giúp phát hiện những rối loạn về số lượng và cấu trúc NST, làm cơ sở cho tư vấn di truyền nhằm loại bỏ thai dị tật [5].
Nhìn chung, các cơ sở nghiên cứu ở Việt Nam đã có những thành cơng bước đầu trong việc ni cấy tế bào ối nhằm mục đích kiểm tra tế bào học và chẩn đoán tiền sản. Kết quả cho thấy xử lý hiện băng các tế bào sau ni cấy cho kết quả có tính chính xác và hiệu quả chẩn đoán rất cao, vì vậy phương pháp này thường được dùng để kiểm chứng cho kết quả các phương pháp chẩn đoán tiền sản khác. Trong đó phương pháp ni cấy chủ yếu được dùng là phương pháp 1. Tuy nhiên, do thời gian nuôi cấy tương đối dài và chất lượng tiêu bản NST chưa cao, nên việc nuôi cấy tế bào ối ở nước ta chưa phát triển mạnh. Do đó, hiện nay việc xác định được
phương pháp nuôi cấy tế bào ối hiệu quả và kỹ thuật xử lý thu hoạch được tiêu bản NST tốt là rất thiết thực đối với sự phát triển của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam.
CHƯƠNG 3