KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.2. Ảnh hưởng của tuổi thai lên kết quả nuôi cấy của mỗi phương pháp
Bảng 4.7: Phân bố (%) mẫu theo thời gian đạt mức (+) của các mẫu ối có tuổi thai khác nhau Tuổi thai Phương pháp Đơn vị tính
Thời điểm (ngày)
≤5 6-7 8-9 10-11 ≥12 ≤20 ≤20 tuần PP 1 (31 mẫu) N 16 12 3 0 0 % 51,6 a 38,7 a 9,7 a 0,0 a 0,0 a PP 2 (28 mẫu) N 15 11 1 1 0 % 53,6 a 39,3 a 3,6 a 3,6 a 0,0 a PP 3 (25 mẫu) n 3 17 2 2 1 % 12,0 b 68,0 b 8,0 b 8,0 b 4,0 b Tổng số (84 mẫu) n 34 40 6 3 1 % 40,5 m 47,6m 7,1m 3,6m 1,2m 21-25 tuần PP 1 (16 mẫu) n 3 13 0 0 0 % 18,8 81,3 0,0 0,0 0,0 PP 2 (17 mẫu) n 8 9 0 0 0 % 46,7 53,3 0,0 0,0 0,0 PP 3 (15 mẫu) n 7 8 0 0 0 % 53,8 46,2 0,0 0,0 0,0 Tổng số (48 mẫu) n 18 30 0 0 0 % 37,5n 62,5n 0,0n 0,0n 0,0n
(a,b biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa giữa các tỷ lệ của các phương pháp trong nhóm thai ≤20 tuần; m,n biểu thị sự khác biệt thống kê giữa các tỷ lệ ở 2 nhóm tuổi, kết quả xét theo cột ở mức P<0,05)
Theo các quy định trong chẩn đoán tế bào học, thời điểm chọc ối tốt nhất là vào tuần thai thứ 16-20. Các mẫu dịch ối được thu nhận trong thí nghiệm này có tuổi thai từ 16-25 tuần, do đó 49 mẫu dịch ối thí nghiệm được xếp thành 2 nhóm: nhóm thai ≤20 tuần và nhóm thai 21-25 tuần. Ảnh hưởng của tuổi thai lên kết quả nuôi cấy của mỗi phương pháp cũng được đánh giá thông qua các thông số như tỷ lệ thành công, số mẫu đạt các mức phát triển, thời gian đạt được các mức phát triển và thời gian nuôi cấy ở 3 phương pháp theo tuổi thai.
Kết quả cho thấy tỷ lệ thành công của q trình ni cấy, số mẫu đạt các mức phát triển, phân phối mẫu theo thời gian bám tạo cụm, theo thời gian đạt mức (++) và thời gian nuôi cấy không khác nhau theo tuổi thai. Tuy nhiên, phân bố mẫu theo thời gian đạt các mức (+) khác nhau theo tuổi thai (P<0,05).
Bảng 4.7 cho thấy kết quả của nhóm thai 21-25 tuần tốt hơn ở nhóm ≤20 tuần. Cụ thể, 100% các mẫu ở nhóm thai 21-25 tuần đều cần ≤7 ngày để đạt mức (+), trong đó 37,5% mẫu chỉ cần ≤5 ngày. Trong khi đó, ở nhóm thai ≤20 tuần có 11,9% mẫu cần ≥8 ngày để có thể đạt được mức này.
Xét trong nhóm thai ≤20 tuần kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa các phương pháp. Phân bố mẫu theo thời gian đạt mức (+) của các mẫu thuộc phương pháp 1 và 2 tốt hơn phương pháp 3. Có >51% mẫu thuộc phương pháp 1 và 2 đạt mức (+) vào thời điểm ≤5 ngày, trong khi ở phương pháp 3 tỷ lệ này chỉ là 12%. Mặt khác, phương pháp 3 có 12% mẫu cần >10 ngày để phát triển đạt chuẩn (+). Trong nhóm thai 21-25 tuần, 100% các mẫu của cả 3 phương pháp đều chỉ cần ≤7 ngày để đạt mức (+). Bên cạnh đó, chỉ có 18,8% của phương pháp 1 đạt mức này trong thời gian ≤5 ngày so với >46% của phương pháp 2 và 3. Tuy nhiên, sự khác biệt trên khơng có ý nghĩa thống kê, có thể do cở mẫu nhỏ.
0 10 20 30 40 50 60 70
≤5 6-7 ngày 7-8 ngày 9-10 ngày ≥12
Thời gian (ngày)
%
≤20 tuần 21-25 tuần
Biểu đồ 4.5: Phân bố (%) mẫu theo thời gian đạt mức (+) ở 2 nhóm tuổi thai
Kết quả trên có thể lý giải do số lượng tế bào thai bị bong ra và có mặt trong dịch ối tăng theo tuổi thai. Với nhóm thai 21-25 tuần, số lượng các tế bào này đủ lớn nên khả năng phát triển của chúng ít bị chi phối bởi phương pháp ni cấy. Trong khi đó ở nhóm thai ≤20 tuần, số lượng tế bào ối trong cùng lượng dịch ối ít hơn nên kết quả ni cấy bị ảnh hưởng bởi phương pháp nuôi cấy cũng thể hiện rõ ràng hơn. Điều này cũng phù hợp với lập luận ở phần 4.1 về các ưu và nhược điểm ở mỗi phương pháp nuôi cấy.
Sau khi đạt được mức (+) ở thời điểm thay môi trường lần 1, khi đó các sản phẩm chuyển hóa và chất gây ức chế sự phát triển cụm được tiết ra từ các tế bào chết bị loại bỏ, đồng thời môi trường mới được bổ sung đã giúp tăng tốc độ phát triển của các mẫu nuôi cấy. Điều này thể hiện qua kết quả không khác biệt rõ giữa phân bố mẫu theo thời gian đạt mức phát triển (++) và thời gian nuôi cấy của các mẫu ối theo tuổi thai.
Như vậy, dù số lượng tế bào thai bị bong ra và có mặt trong dịch ối tăng theo tuổi thai, các mẫu thí nghiệm ở đây từ thai 16-25 tuần, khơng mẫu nào thuộc cực trị có tuổi thai quá nhỏ hay quá lớn, và số lượng mẫu thuộc nhóm thai 21-25 tuần khá nhỏ nên kết quả chưa thể hiện rõ rệt các ảnh hưởng của tuổi thai lên kết quả ni cấy.
Tóm lại, nghiên cứu này chưa cho thấy sự ảnh hưởng rõ của tuổi thai đến kết quả của nuôi cấy tế bào ối. Cụ thể, tỷ lệ thành công, số mẫu đạt được các mức phát triển, thời gian cần thiết để bám tạo cụm, thời gian cần thiết để đạt mức (++) và thời gian ni cấy khơng có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 nhóm tuổi. Điều này có thể lý giải do tuổi thai của các mẫu thí nghiệm đều thuộc giai đoạn được khuyến cáo chọn lấy dịch ối để kiểm tra, khơng có mẫu dịch ối nào thuộc tuổi thai quá nhỏ hay quá lớn. Bên cạnh đó cần phải kể đến cở mẫu thuộc nhóm thai 21-25 tuần nhỏ hơn so với nhóm ≤20 tuần nên các khác biệt kết quả nuôi cấy chưa bộc lộ rõ trong kết quả thống kê.
Điều này khác với nhận định của Bùi Võ Minh Hoàng (2005) khi tác giả cho rằng việc thực hiện nuôi cấy trên những mẫu có tuổi thai 16-20 tuần sẽ đạt tỷ lệ thành công cao hơn so với những thai kỳ có tuổi thai từ 21 tuần trở lên [3].
Mặc dù vậy, kết quả trong nghiên cứu này có sự phù hợp với một số nghiên cứu khác trên thế giới. Rooney và cộng sự (1989) cho biết thai 13-14 tuần và từ 15-20 tuần khơng có sự khác nhau đáng kể số ngày nuôi cấy in vitro [38]. Bên cạnh đó, Raddatz (2005) phát hiện tuổi thai chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến tổng thời gian nuôi cấy, cụ thể dịch ối của thai hơn 24 tuần nuôi 9,2 ngày so với 8,5 ngày của thai nhỏ hơn 24 tuần, tuy nhiên sự khác nhau này khơng có ý nghĩa thống kê [53]. Gần đây, nghiên cứu của Hou và cộng sự (2006) trên 115 mẫu dịch ối cho thấy tỷ lệ nuôi cấy thành công là 95,3% với dịch ối từ thai 16-27 tuần. Với thai 28-34 tuần, tỷ lệ nuôi cấy thành công là 96,4% [20]. Tuy nhiên do đặc điểm tuổi thai khi chọc ối trong nghiên cứu này và nghiên cứu của Hou khác nhau, do đó nhận định trên của tác giả Hou chưa được kiểm chứng ở đây.