Phương pháp nuôi cấy tế bào hiệu quả được xác định là các phương pháp có tỷ lệ nuôi cấy thành công cao, tế bào phát triển nhanh, thời gian nuôi cấy ngắn.
Các chỉ tiêu khảo sát
(1) Tỷ lệ thành công, thất bại của các mẫu nuôi cấy ở mỗi phương pháp
(2) Mức độ phát triển của các mẫu nuôi cấy: đánh giá và phân loại mức độ phát triển dựa trên số lượng, kích thước và mức độ che phủ của các cụm tế bào ối khi quan sát ở độ phóng đại 200x. Kích thước các cụm được quan sát dựa vào số tế bào đếm được và diện tích cụm. Đặc điểm các cụm tế bào được quan sát bằng kính hiển vi đảo ngược Nikon và chụp hình bằng kính hiển vi Olympus CKX 41 sử dụng phần mềm chụp hình DP2-BSW version 2.2. Số lượng, kích thước và mức độ che phủ của các cụm tế bào được đánh giá cùng lúc để thể hiện mức độ phát triển của mẫu nuôi cấy; các mức phát triển này được quy ước theo tiêu chuẩn như sau (Raddatz, 2005) [54]:
Có tế bào bám và tạo cụm: trong bình cấy xuất hiện 1 nhóm tế bào (có từ 5 đến khoảng <50 tế bào/nhóm)
Mức (+): trong bình cấy xuất hiện 1 cụm với kích thước trung bình (đếm được >50 tế bào trong 1 quang trường, diện tích cụm giới hạn trong 3 quang trường) và độ dày trung bình.
Mức (++): trong bình cấy xuất hiện 1 cụm kích thước lớn (đếm được >50 tế bào trong 1 quang trường, diện tích cụm vượt quá 3 quang trường) và độ dày từ trung bình trở lên
Tiêu chí đánh giá độ dày và kích thước cụm được trình bày ở phần phụ lục. (3) Thời gian đạt được các mức phát triển của các mẫu ối
(4) Tổng thời gian nuôi cấy (tính từ ngày bắt đầu nuôi cấy đến khi thu hoạch) Với độ lệch chuẩn (Standard Deviation) SD = S; α=0,05, khoảng tin cậy (CI) thời gian nuôi cấy được tính theo công thức sau: