c. Từ các quá trình tự nhiên
1.2.3. Diễn thế của dioxin trong mơi trường nước
Dioxin là chất rắn khá bền, ít tan trong nước (0,2 x 10–3mg/l). Dioxin cĩ thể di chuyển xa trong nguồn nước. Trong mơi trường nước, dioxin tồn tại dưới dạng kết dính với các chất lơ lửng, thâm nhập vào bùn đáy và tích tụ trong cơ thể thủy sinh vật như cỏ, cá, tơm, nghêu… Dioxin vào cơ thể cá qua hoạt động sục bùn và thức ăn của cá. Theo Hallet và Brooksbank, 1986, phần lớn dioxin đi vào lớp nước bề mặt sẽ kết hợp rất chắc với các hạt hữu cơ lơ lửng (các mảnh vụn, các chất ẩm ướt) và các hạt đất bị xĩi mịn.
Các CDD bị biến mất khỏi nước chủ yếu bằng con đường quang phân, khi cĩ những điều kiện nhất định (khi bị chiếu sáng bởi tia tử ngoại và khi cĩ mặt của một chất cho hydro hữu cơ) chúng bị quang phân nhanh chĩng. Thời gian bán hủy quang phân đối với 2,3,7,8 – TCDD hịa tan dưới ánh sáng mặt trời là từ 118 giờ trong mùa đơng, 51 giờ trong mùa thu, xuống 27 giờ trong mùa xuân và chỉ cịn 21 giờ trong mùa hè (Podoll và cộng sự, 1986). Theo Stehl và cộng sự, 1973, thời gian bán hủy sự quang phân đối với 2,3,7,8 – TCDD trong isooctane được đánh giá là 40 phút với một nguồn sáng đặt cách 0,5m và 3 giờ đối với nguồn sáng đặt cách 1m. Trong các hợp chất thuộc nhĩm này thì 2,3,7,8 – TCDD cĩ tốc độ phân hủy nhanh nhất.
Bên cạnh đĩ, dioxin một phần nhỏ được chuyển khỏi nước do bay hơi vào khí quyển, gắn vào các hạt và cặn lắng, hoặc bởi sự tích lũy sinh học nhờ các hệ sinh vật thủy sinh. Thời gian bán hủy của sự bay hơi đối với 2,3,7,8–TCDD được tính tốn đối với các ao hồ là 32 ngày và đối với các con sơng là 16 ngày (Podoll và cộng sự, 1986). Cơ chế biến mất chủ yếu đối với các CDD khỏi nước là sự lắng với 70 – 80% các chất CDD gắn vào các hạt. Các CDD gắn vào các hạt lắng cĩ thể được hịa tan trở lại trong nước nếu các chất lắng này bị khuấy lên.
Khi nghiên cứu các lồi sinh vật trong nước nhiễm dioxin thì người ta thường chú ý nhiều đến cá tơm, nhất là các lồi sống ở lớp sâu (đáy ao, hồ, sơng ngịi…), hoặc trong bùn, trong cá trê, lươn, vì đây là những lồi tích tụ dioxin nhiều nhất trong nước.
Theo Maine, nhĩm tác giả đã nghiên cứu và khảo sát sự tồn dư và tích tụ sinh học trong cá của sơng Penoscot River cho thấy, hàm lượng dioxin trong cá và các lồi thủy sinh là đáng kể (trong khi đĩ nguồn thải chủ yếu là do cơng nghiệp). Như vậy, nước sơng – hồ ở Việt Nam sẽ cĩ những tồn dư rất lớn do ảnh hưởng của chất độc hĩa học mà quân đội Mỹ đã rải xuống Việt Nam.
Trong các mơi trường khác nhau nồng độ dioxin cũng tồn tại khác nhau, nhiều nhất ở ven biển rồi đến rừng núi và đồng bằng.