Đánh giá CSXDCL marketing bên ngoài DN logistics Hải Phòng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu cơ sở xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp logistics Lấy ví dụ điển hình tại thành phố Hải Phòng (Trang 100 - 102)

2.3.1.1. Những cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp logistics Hải Phòng

- Lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và Tổng mức bán lẻ trên thị trường cả nước tăng lên. Vì vậy, khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao theo xu hướng hội nhập thì logistics Hải Phòng với vị trí cửa ngõ lại thêm nhiều cơ hội phát triển.

Trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng hàng năm của nước ta tương đối caọ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của thành phố Hải Phòng đạt từ 6 đến hơn 8% trong giai đoạn 2006- 2015.

- Hải Phòng là thành phố Cảng lớn nhất miền Bắc, với vị trí địa lý thuận lợi cho vận tải quốc tế và vận tải nội địạ Trong thời gian tới, Cảng Hải Phòng nằm trong hệ thống cảng biển của Việt Nam sẽ có bước phát triển mới với việc Chính phủ đã phê

duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Toàn cầu hóa đã mở cho Việt Nam những quan hệ phát triển đối tác, thị trường xuất khẩu được mở rộng nhờ tự do hóa thương mạị

- Nhà nước đã có quy hoạch và trên thực tế bằng nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển hành lang Hà Nội- Hải Phòng- Hà Khẩu- Côn Minh, hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt xuyên Á…

- Lĩnh vực dịch vụ logistics đã bắt đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản lý Nhà nước cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, góp phần làm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất. Sự giao lưu học hỏi với các nước trên thế giới giúp các doanh nghiệp logistics Hải Phòng tiếp cận với phương thức quản lý tiên tiến nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh.

2.3.1.2. Những nguy cơ, thách thức đối với doanh nghiệp logistics Hải Phòng

- Về môi trường pháp lý: Trong điều kiện hội nhập quốc tế, môi trường pháp lý của Việt Nam đối với dịch vụ logistics chịu nhiều tác động của các quy định pháp luật, tập quán và thông lệ quốc tế. Các quy định pháp luật trong nước đang trong quá trình xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện.

Chi phí kinh doanh phi chính thức caọ Chính vì thế, tại Hải Phòng, kinh doanh logistics chủ yếu dựa nhiều vào mối quan hệ. Các chính sách, quy định ít được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức.

- Vềđối thủ cạnh tranh: Gia nhập WTO khiến cạnh tranh gay gắt, khốc liệt hơn. Số doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong ngành khá lớn và gồm nhiều thành phần. Các doanh nghiệp logistics Hải Phòng hầu hết chưa có khả năng thành lập các chi nhánh, đại lý ở nước ngoài, thậm chí ở các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Trung Quốc…

- Về hạ tầng công nghệ logistics: Hiện tại, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Hải Phòng còn yếu kém. Hiện tượng tắc nghẽn giao thông và hàng hóa ùn tắc tại các Cảng là phổ biến.

- Hệ thống thông tin thiếu và chưa hiệu quả. Hiện nay, chưa có cơ quan Nhà nước cung cấp những thông tin chính thống hỗ trợ cho doanh nghiệp logistics tiếp cận và khai thác thị trường.

- Nguồn nhân lực làm dịch vụ logistics ở Hải Phòng qua đào tạo bài bản và còn thiếu, yếu, chưa đáp ứng, đặc biệt thiếu các chuyên viên logistics giỏi có năng lực ứng dụng và triển khai tại các doanh nghiệp.

- Cước và phí các dịch vụ logistics Hải Phòng liên tục tăng lên.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu cơ sở xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp logistics Lấy ví dụ điển hình tại thành phố Hải Phòng (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)