Xu hướng phát triển logistics trên thế giới

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu cơ sở xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp logistics Lấy ví dụ điển hình tại thành phố Hải Phòng (Trang 122 - 123)

Theo dự báo của các nhà nghiên cứu, trong giai đoạn đến năm 2020, logistics thế giới sẽ phát triển theo các hướng chính sau:

Thứ nhất, trong thời đại kỹ thuật số và công nghệ thông tin, xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong quá trình cung ứng dịch vụ logistics và xử

lý đơn hàng ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực logistics.

Thứ hai, hiện nay, do nhu cầu lưu chuyển hàng hóa phục vụ người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu là rất lớn và ngày càng tăng cao nên nhu cầu về việc cung cấp các dịch vụ logistics là rất lớn. Do vậy, hình thành xu hướng các doanh nghiệp, các tập đoàn chuyên môn hóa kinh doanh dịch vụ logistics có quy mô lớn, có khả năng tài chính mạnh, có phạm vi hoạt động vượt khỏi biên giới quốc gia, đặt trụ sở và phục vụ nhiều thị trường tại các nước trên thế giới, ví dụ như TNT, MOL Logistics, DHL, Maersk Logistics, APL Logistics, NYK Logistics, Dongsue Logistics…

- Hoạt động thuê dịch vụ logistics từ các công ty logistics chuyên nghiệp ngày càng phổ biến. Bởi lẽ, nhằm tăng sự chuyên môn hóa, tập trung nguồn lực, các doanh nghiệp chủ sở hữu hàng hóa thuê dịch vụ logistics từ các công ty bên ngoàị Ngành logistics trở thành ngành mang lại nhiều giá trị gia tăng.Từđó kéo theo việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp logistics tham gia thị trường.

- Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu cung ứng nguyên vật liệu, các hãng sản xuất sử dụng hệ thống logistics của chính mình như: Favoured Blend CoFfee Cọ, Hawlett- Packerd, Ladner Building Products, Spokane Cọ, Sun Microsystems…

Thứ ba là xu hướng đa dạng hóa trong cung ứng các dịch vụ logistics cho khách hàng hướng tới dịch vụ trọn gói “door to door”. Doanh nghiệp logistics hiện

nay ngoài việc cung cấp các dịch vụ giao nhận, vận tải truyền thống cho khách hàng, đồng thời tổ chức các dịch vụ khác như quản lý kho hàng, bảo quản hàng trong kho, thực hiện các đơn đặt hàng… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp logistics tạo thêm giá trị gia tăng cho hàng hóa bằng cách lắp ráp, kiểm tra chất lượng trước khi gửi đi, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, dán nhãn, phân phối cho các điểm tiêu thụ, làm thủ tục xuất nhập khẩu…

Bên cạnh đó, logistics là ngành phụ trợ rất phát triển, đóng góp lớn vào GDP của nhiều nước trên thế giới và được chính phủ các nước đặc biệt quan tâm bằng các chiến lược dài hạn và đầu tư phát triển.

Xu hướng phương pháp quản lý logistics kéo (Pull) ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần thay thế cho phương pháp đẩy (Push) truyền thống. Từđó, sẽ giảm dần tồn kho bằng không. Nghĩa là, chỉ khi nào có tín hiệu ở công đoạn sau thì công đoạn trước mới tiến hành. Với phương pháp logistics kéo, quá trình sản xuất được chi phối bởi hoạt động mua bán, trao đổi thực tế; nói cách khác là từ nhu cầu của khách hàng. Các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh được xâu chuỗi hướng đến mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đây là cơ chế ưu việt giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp có hệ thống, có hướng đích, tiết kiệm và đạt hiệu quả caọ Với phương pháp này đòi hỏi sự hiệu quả kịp thời của hệ thống logistics (gọi là JIT- just in time).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu cơ sở xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp logistics Lấy ví dụ điển hình tại thành phố Hải Phòng (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)