Đánh giá CSXDCL marketing bên trong DN logistics Hải Phòng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu cơ sở xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp logistics Lấy ví dụ điển hình tại thành phố Hải Phòng (Trang 102 - 105)

2.3.2.1. Những điểm mạnh của doanh nghiệp logistics Hải Phòng

- Mô hình tổ chức nhỏ gọn, linh hoạt.

- Nguồn nhân lực trẻ, khả năng học hỏi cao, nhiều tiềm năng phát triển. Tuổi của nhân viên phần lớn từ 25 đến 38 tuổi, có sức khỏe tốt.

Thông thường, lương trả cho công nhân viên của doanh nghiệp logistics theo năng lực và hiệu quả công việc. Cho nên, nhân viên thường tự chủđộng nâng cao trình độ bản thân qua các khóa đào tạo ngắn hạn.

Phương pháp đào tạo chủ yếu tại các công ty logistics Hải Phòng là bắt tay chỉ việc, tích lũy trình độ thông qua kinh nghiệm bản thân.

Một cách đào tạo hiệu quả là: Rất nhiều nhân viên trong các doanh nghiệp logistics được thay đổi vị trí định kỳ để họ có thể thông thạo và bắt kịp nhiều công việc khác nhaụ

- Tiềm lực vô hình là nguồn lực được các doanh nghiệp logistics khai thác tốt nhằm khắc phục những hạn chế về nguồn lực, đón những cơ hội kinh doanh có lợị Với ưu thế vềđịa lý, những kiến thức về tập quán địa phương và hệ thống mối quan hệ công việc chính là thế mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp logistics Hải Phòng.

- Cho đến nay, nhận thức được tầm quan trọng của liên kết trong kinh doanh, nhiều doanh nghiệp logistics Hải Phòng đã chủ động thành lập các Thương hộị Các thương hội có thể liên kết dọc hoặc ngang do nhu cầu tự phát của doanh nghiệp, thường có quy mô nhỏ khoảng từ 10 đến 200 doanh nghiệp nhằm liên kết ngành, hợp tác để bổ sung các lợi thế cho nhaụ Ví dụ như BNI – harbour, Thương hội vận tải bộ TASA Duyên hải…

2.3.2.2. Những điểm yếu của doanh nghiệp logistics Hải Phòng

Tiềm lực các doanh nghiệp logistics Hải Phòng yếu về tài chính, thiếu phương tiện kho vận, yếu nhân sự, tổ chức mạng lưới toàn cầu, hệ thống thông tin và tính liên kết…

- Phần lớn các doanh nghiệp Hải Phòng chỉ tập trung và đủ khả năng khai thác những công đoạn nhỏ trong toàn bộ chuỗi cung ứng logistics, mà phổ biến nhất là dịch

vụ giao nhận vận tảị

- Hầu hết các doanh nghiệp logistics Hải Phòng chưa có văn phòng đại diện của doanh nghiệp mình ở các địa phương khác trong nước và ngoài nước, đặc biệt đối với các đại lý giao nhận truyền thống.

- Do vốn và nhân lực hạn chế, nhằm tiết kiệm chi phí nên mức độ chuyên môn hóa trong tổ chức dịch vụ logistics còn chưa cao, một cán bộ nhân viên phải kiêm nhiệm nhiều mảng công việc khác nhaụ

- Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp logistics chưa cao và mang lại hiệu quả tối đạ

- Phí và chi phí đầu vào cao, đặc biệt là những chi phí không chính thức, nên khó có điều kiện để giảm cước.

- Chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng về nhiều phương diện như: chất lượng, sựđa dạng loại hình dịch vụ logistics và khả năng hỗ trợ khách hàng…

Do phần lớn phải thuê lại các phương tiện kho vận của doanh nghiệp khác và bản thân các doanh nghiệp logistics có phương tiện cũng chưa hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý. Do vậy, chất lượng dịch vụ kho vận chưa cao, thường xuyên có hiện tượng chậm trễ trong giao nhận hàng hóa, thiếu hụt, mất mát hoặc tổn thất số lượng và chất lượng hàng.

- Đa phần các doanh nghiệp logistics tại Hải Phòng yếu về tài chính, quy mô doanh nghiệp nhỏ, cấp độ đại lý giao nhận truyền thống hoặc người gom hàng…là chủ yếu, có giá trị TSCĐ không lớn.

- Trong doanh nghiệp, công tác công đoàn tạo đoàn kết và tạo động lực lao động chưa thực sự được các doanh nghiệp nhỏ quan tâm đúng mức. Doanh nghiệp thường chỉ chú ý đến những ưu đãi vật chất, chưa chú tâm đến đãi ngộ phi tài chính.

- Phần lớn các doanh nghiệp logistics Hải Phòng chưa đầu tư thỏa đáng cho hoạt động xúc tiến.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tóm lại, từ khung lý thuyết xác định trong chương 1, ở chương 2, tác giả trình bày các kết quả nghiên cứu tổng hợp từ bộ số liệu thứ cấp, phỏng vấn sâu và khảo sát thông qua các mẫu Phiếu điều tra (theo Phụ lục 1, Phụ lục 2 và Phụ lục 3). Qua đó, đưa ra những phân tích, những đánh giá vềđặc điểm của từng nhân tố thuộc CSXDCL marketing của doanh nghiệp logistics Hải Phòng. Kết quả của chương 2 sẽ là tiền đề giúp xây dựng phương hướng và giải pháp vận dụng các CSXDCL marketing cho doanh nghiệp logistics Hải Phòng trong chương 3.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÁC CƠ SỞ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO DOANH NGHIỆP LOGISTICS HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu cơ sở xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp logistics Lấy ví dụ điển hình tại thành phố Hải Phòng (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)