Quản lý rủi ro thiên ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại việt nam hiện nay (Trang 25 - 27)

- Áp lực từ bên ngồi địi hỏi phải xem xét, bổ sung để có chính sách phù hợp.

các quy định về ban hành văn bản quản lý nhà nước và cơng bố chính thức trên các phương tiện thơng tin đại chúng Quyết định chính sách công là bước

1.2.3. Quản lý rủi ro thiên ta

Quản lý rủi ro thiên tai là một thuật ngữ mang tính tổng hợp bao hàm mọi khía cạnh về xây dựng kế hoạch và ứng phó thiên tai, bao gồm các biện pháp cơng trình đến biện pháp phi cơng trình và một loạt các hoạt động can thiệp có thể được tiến hành một cách chủ động trước, trong, sau khi thiên tai xảy ra nhằm giảm đến mức tối thiểu những mất mát về người và tài sản, đồng thời thúc đẩy nhanh chóng q trình khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Quản lý rủi ro thiên tai là quá trình mang tính hệ thống nhằm áp dụng các quy định hành chính hiện hành, huy động tổ chức, cá nhân và kỹ năng cần thiết để

thực hiện các chiến lược, chính sách và nâng cao năng lực ứng phó nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của thiên tai và khả năng xảy ra thảm họa [32].

Như vậy, trong phạm vi luận văn này, Quản lý rủi ro thiên tai được hiểu là các quá trình xây dựng, thực hiện và đánh giá chiến lược, chính sách và các biện pháp để nâng cao sự hiểu biết về rủi ro thiên tai, thúc đẩy Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và chuyển giao, thực hiện cải tiến liên tục trong phịng chống, ứng phó và phục hồi sau thiên tai, với mục đích rõ ràng để tăng cường an ninh cho con người, hạnh phúc, chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững.

Quản lý rủi ro thiên tai có nhiều cách tiếp cận khác nhau, theo những quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung theo quan điểm đánh giá rủi ro chung trên thế giới thì Quản lý rủi ro có thể được phân chia làm 3 bước cụ thể:

Hình 1.1. Quy trình quản lý rủi ro thiên tai

Nguồn: Tổng cục Phòng chống thiên tai năm 2014

- Bước thứ nhất: Xác định nhân tố rủi ro, bao gồm đối tượng chịu rủi ro và các nhân tố gây rủi ro;

- Bước tiếp theo là Phân tích rủi ro tức là phân tích các tác động và nguy cơ, xác suất xảy ra rủi ro, và cường độ rủi ro;

-Bước 3 là Kiểm sốt rủi ro điều này có nghĩa là xác định các cơng cụ, chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro hoặc hiểu theo một cách khác là chuyển đổi rủi ro thành các tác động khác, chuyển đổi rủi ro.

Về cơ bản, quản lý rủi ro thiên tai là việc áp dụng biện pháp phòng ngừa trong tất cả các giai đoạn quản lý rủi ro thiên tai, bao gồm các giai đoạn lập kế hoạch và quản lý thảm họa trước, trong và sau thảm họa. Trong đó, sử dụng các chỉ thị, tổ chức hành chính và kỹ năng và năng lực hoạt động để thực hiện các chiến lược, chính sách và cải thiện năng lực đối phó nhằm giảm tác động bất lợi của các nguy cơ tự nhiên, môi trường và công nghệ và khả năng xảy ra thảm họa bằng các biện pháp cơng trình hoặc phi cơng trình để phịng chống thiên tai [07].

1.2.4. Cộng đồng

Cộng đồng trong quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đươc hiểu là một nhóm người cùng có một hoặc nhiều điểm chung, như cùng môi trường sống, nơi sống, cùng chịu rủi ro thiên tai hoặc cùng chịu ảnh hưởng thiên tai [07]. Tuy nhiên, cộng đồng khơng phải là một thể đồng nhất, mỗi nhóm dân cư có những đặc điểm riêng và nhu cầu khơng như nhau trong ứng phó với thiên tai và BĐKH, người dân sống trong cộng đồng có khả năng cũng như tình trạng dễ bị tổn thương là khác nhau, ví dụ nam giới và nữ giới, một số có thể có nhiều khả năng, năng lực hơn, một số khác dễ bị tổn thương hơn. Thuật ngữ cộng đồng theo hướng tiếp cận này có nghĩa là các công việc quản lý rủi ro thiên tai được thực hiện bởi cộng đồng và cùng với cộng đồng mà họ đóng vai trị chính từ giai đoạn lập kế hoạch chương trình đến các giai đoạn thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá chương trình, đồng thời là nhân tố chính đưa ra và thực hiện các quyết định quan trọng liên quan đến việc thực hiện quản lý rủi ro thiên tai [06].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại việt nam hiện nay (Trang 25 - 27)