Những thách thức hiện nay trong công tác quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại việt nam hiện nay (Trang 75 - 77)

- Áp lực từ bên ngồi địi hỏi phải xem xét, bổ sung để có chính sách phù hợp.

3.1.Những thách thức hiện nay trong công tác quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

Q TRÌNH XÂY DỤNG CHÍNH SÁCH

3.1.Những thách thức hiện nay trong công tác quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

3.1. Những thách thức hiện nay trong công tác quản lý rủi ro thiên taidựa vào cộng đồng dựa vào cộng đồng

Trong nhiều năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành và địa phương ưu tiên đầu tư, tổ chức thực hiện nhiều chương trình, dự án trọng điểm tạo dựng, bổ sung cơ sở vật chất, kỹ thuật, khoa học cơng nghệ, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phịng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai. Việc xây dựng hệ thống đê sông, đê biển, hàng ngàn hồ chứa nước lớn nhỏ phục vụ cắt giảm lũ, điều tiết nước, phát điện trên những lưu vực sơng, các cơng trình tưới, tiêu thủy lợi, kiểm sốt lũ, cơng trình chống sạt lở, khu neo đậu tàu thuyền tránh bão và hệ thống rừng phịng hộ đã góp phần quan trọng nâng cao khả năng bảo vệ người dân trước thiên tai. Tuy nhiên, thực trạng cơng tác phịng chống thiên tai vẫn còn gặp nhiều thách thức, địi hỏi cần có sự tăng cường quản lý của nhà nước và có cơ chế, chính sách pháp luật đồng bộ và đủ mạnh để giải quyết tác hại của thiên tai.

Thứ nhất, hoạt động phòng chống thiên tai hiện nay, do chưa đủ nhân lực và

vật lực, thường mới chỉ tập trung vào giai đoạn ứng phó và khắc phục hậu quả mà chưa chú trọng nhiều vào giai đoạn phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro. Luật ngân sách nhà nước quy định dự phòng ngân sách cho “phòng chống lụt, bão và các nhu cầu cấp bách khác” là từ 2% đến 5% ngân sách, khơng có một tỉ lệ cụ thể riêng cho phòng chống lụt, bão. Tỉ lệ này thường không đủ để chi trả cho các chi phí phịng chống lụt, bão và thường khi xảy ra lụt, bão thì cũng khơng cịn nhiều, đặc biệt là đối với những địa phương nghèo, địa bàn khó khăn nơi thiên tai thường xuyên xảy ra. Gần như chưa có sự đầu tư của xã hội vào việc xây dựng các cơng trình phịng chống thiên tai hoặc cơng trình đa mục tiêu kết hợp phòng chống thiên tai, cung cấp các dịch vụ trong hoạt động phòng chống thiên tai, bao gồm cả dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ phân phối, cung cấp hàng cứu trợ. Do vậy, cần huy động những nguồn tài

chính cụ thể hơn nữa từ ngân sách nhà nước, kết hợp với các nguồn đóng góp đa dạng của cộng đồng để tăng cường nguồn lực cho hoạt động phòng chống thiên tai.

Thứ hai, quản lý nhà nước về công tác phòng chống thiên tai còn chưa thống

nhất từ trung ương đến địa phương, cơ chế phối hợp cần hoàn thiện hơn nữa để nâng cao tính hiệu quả. Một số cơ chế như Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai trung ương và Ban chỉ huy ở cấp địa phương được lập ra để quản lý cơng tác phịng chống lụt, bão nhưng chức năng quản lý đã vượt qua tiêu chí, mục tiêu ban đầu. Ngoài ra, do các thành viên đều hoạt động kiêm nhiệm, nên hầu hết công việc được dồn vào văn phịng thường trực khiến cho cơng việc ln quá tải, nhất là vào các giai đoạn thường xuyên có thiên tai. Các cán bộ phải trực ban 24/24 nhưng công tác trực ban cịn nhiều khó khăn do vượt q quy định về giờ làm thêm của một người, không phù hợp với Luật Lao động. Chế độ đối với các thành viên của các tổ đội xung kích thành lập tại các xã, phương, thị trấn chưa được quy định.

Thứ ba, hoạt động phòng ngừa chưa được đẩy mạnh và ưu tiên đúng tầm dẫn

đến một số hạn chế. Việc nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong dự báo thiên tai chưa được đẩy mạnh khiến công tác dự báo, cảnh báo đơi khi cịn chưa chính xác và kịp thời. Diễn tập phịng, chống lụt, bão và các dạng thiên tai khác chưa được tổ chức thường xuyên. Việc lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các sở ngành, địa phương chưa thực sự chặt chẽ và đồng bộ do hạn chế về nhân lực, kinh phí. Việc quản lý, bảo vệ cơng trình phịng chống thiên tai chưa hiệu quả, vẫn để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép, gây ảnh hưởng đến cơng trình, xâm phạm rừng đầu nguồn, rừng phịng hộ, trong khi đó việc xử lý

vi phạm chưa triệt để.

Thứ tư, hoạt động ứng phó cũng cịn có những điểm chưa hồn thiện. Hệ thống thơng tin phục vụ dự báo và cảnh báo chưa đầy đủ, phương thức tổ chức cảnh báo tới người dân chưa tốt nên hiệu quả không cao, thông tin trên biển cịn bị động. Cơng tác tìm kiếm cứu nạn cịn thiếu trang thiết bị chun dùng và lực lượng chuyên nghiệp. Công tác di rời dân khỏi khu vực xảy ra thiên tai chưa thực sự hiệu

quả do nhận thức hạn chế và tâm lý “tiếc của” của người dân. Chính quyền địa phương nơi bị thiên tai triển khai khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, sinh hoạt, sản xuất của nhân dân cịn chậm. Việc thanh tốn chi phí khi hoạt động lực lượng, vật tư, phương tiện cho phòng, chống lụt, bão từ nguồn quỹ phòng, chống lụt, bão và lao động cơng ích do nhân dân đóng góp khó thực hiện vì thực tế tại các địa phương khơng thu được quỹ phịng, chống lụt, bão do người dân đóng góp.

Thứ năm, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về

phòng chống lụt bão và thiên tai chưa được thực hiện thường xuyên và thiếu hệ thống dẫn tới hiểu biết và nhận thức về cơng tác phịng chống thiên tai chưa sâu sắc, dẫn đến tâm lý chủ quan. Năng lực và ý thức cộng đồng trong quản lý thiên tai vẫn còn nhiều hạn chế.

3.2. Quan điểm, định hướng xây dựng và hồn thiện chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại việt nam hiện nay (Trang 75 - 77)