Những hạn chế trong quá trình xây dựng chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại việt nam hiện nay (Trang 68 - 72)

- Áp lực từ bên ngồi địi hỏi phải xem xét, bổ sung để có chính sách phù hợp.

2.3.2.Những hạn chế trong quá trình xây dựng chính sách

Q TRÌNH XÂY DỤNG CHÍNH SÁCH

2.3.2.Những hạn chế trong quá trình xây dựng chính sách

a) Về quy trình xây dựng chính sách trong quy trình lập pháp hiện nay

Nhìn chung, việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng về cơ bản vẫn mang tính nội bộ, áp đặt chủ quan của các cơ quan nhà nước. những đề xuất xây dựng chính sách chủ yếu từ các cơ quan chính phủ, cơ quản lý nhà nước ngành lĩnh vực. Sự tham gia của các chủ thể khác ngồi lĩnh vực cơng, nhất là của các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân, các đối tượng liên quan rất hạn chế. Chưa có quy định cụ thể,khả thi để huy động được trí tuệ của nhân dân, các chuyên gia, các nhà khoa học tham gia vào hoạch định chính sách. Việc phản biện xã hội và vận động chính sách, đánh giá tác động của chính sách cơng trước, trong và sau khi

ban hành chỉ mới bắt đầu được quan tâm một cách sơ khai, do đó, dễ phát sinh những kẽ hở cho việc ra đời một số chính sách khơng phù hợp với thực tiễn.

Trong q trình xây dựng kế hoạch phịng, chống thiên tai quốc gia, cấp tỉnh nhận thấy còn thiếu các quy định về nội dung yêu cầu xây dựng các kịch bản, các kế hoạch ứng phó với từng loại hình thiên tai cụ thể, dẫn đến bị động khi xảy ra thiên tai, đặc biệt các đợt thiên tai lớn. Việc thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai với sự tham gia của cộng đồng đang cần sự giám sát chặt chẽ từ chính quyền ở cộng đồng, huyện, tỉnh. Năng lực của chính quyền địa phương và cán bộ của cộng đồng và ấp cũng bị hạn chế và có thể không đáp ứng các yêu cầu của hoạt động này.

b) Chất lượng các văn bản chưa bám sát nội dung chính sách

Chất lượng của một số văn bản được ban hành cịn thấp, chưa có nhiều phương án hoặc kịch bản để lựa chọn, dẫn đến việc khó đánh giá tính khả thi cũng như đánh giá tác động của các giải pháp chính sách đối với mơi trường và xã hội. Bên cạnh đó, trong xây dựng chính sách chưa có tầm nhìn chiến lược, tư duy hệ thống, chưa xác định được những lĩnh vực cần ưu tiên dẫn đến đầu tư dàn trải, khơng hiệu quả. Khơng ít chính sách cụ thể cịn bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, thiên về tạo sự thuận lợi cho các cơ quan nhà nước, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và người dân; hoặc có những kẽ hở, dẫn đến một số cơng chức nhà nước lợi dụng để trục lợi, tham nhũng (như chính sách về đất đai, ưu đãi về vốn, sử dụng các nguồn lực công, về quản lý các doanh nghiệp nhà nước...). Tình trạng chồng chéo giữa các chiến lược, chính sách phát triển ngay trong một lĩnh vực và giữa các lĩnh vực, dẫn đến việc lấn sân hoặc đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, quan liêu, tham nhũng, phân tán, dàn trải các nguồn lực, làm giảm tính khả thi của chính sách.

c)Thiếu sự tham gia của các khu vực dễ bị tổn thương trong q trình xây dựng chính sách

Các khu vực dễ bị thiên tai thường cách xa trung tâm các tỉnh / thành phố và cơ sở hạ tầng giao thơng ở các khu vực này cịn kém. Nguồn nhân lực để ứng phó khẩn cấp và thực hiện dự án cũng bị hạn chế, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện và đánh giá. Cũng cần có thời gian và công sức đáng kể để phát triển sự tham gia

của chính quyền và cư dân địa phương vào QLRRTT-DVCĐ, bởi vì việc tổ chức các quy trình có sự tham gia cần có thời gian và kế hoạch. Huy động các nhóm dễ bị tổn thương cũng tỏ ra khó khăn. Các địa phương/cộng đồng đã khơng mở rộng cách tiếp cận của họ vì họ coi tiếng nói của họ nhỏ. Các cộng đồng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai rất khó huy động vì họ dành phần lớn thời gian để kiếm sống. Do đó, một cơ chế để cung cấp hỗ trợ tài chính cần thiết để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai là cần thiết. Vì họ chủ yếu là người nghèo và thường bị ảnh hưởng bởi thiên tai, nên việc huy động các nguồn tài chính bị hạn chế.

Việc tích hợp các vấn đề liên quan đến giới tính, trẻ em, các nhóm dễ bị tổn thương và người khuyết tật trong kế hoạch phòng chống thiên tai của các địa phương không phải là dễ dàng vì nó là một vấn đề mới cho cộng đồng cũng như cho chính quyền địa phương. Do đó, cần có các dự án QLRRTT-DVCĐ được triển khai và duy trì trong một thời gian dài để thay đổi hành vi của cộng đồng và tăng cường năng lực của họ để giảm thiểu rủi ro thiên tai. Kiến thức và hiểu biết về nhu cầu, ưu tiên và sự tham gia của họ bị hạn chế và gây trở ngại lớn trong việc giúp nam giới và phụ nữ hợp tác với nhau để giảm các tác động do thảm họa gây ra.

d) Nguồn ngân sách cho việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cịn phức tạp, khó vận dụng

-Ngân sách nhà nước cho phịng chống thiên tai: Một số nội dung đảm bảo kinh phí cho cơng tác PCTT, nhất là cho giai đoạn phịng ngừa thiên tai chưa được quy định cụ thể trong danh mục ngân sách nhà nước như hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch, kế hoạch trung hạn mặc dù các nội dung này đã được quy định trong Luật Ngân sách, Luật Đầu tư cơng. Nguồn lực tài chính đầu tư cho cơng tác quản lý phòng chống thiên tai đã được cải thiện song so với yêu cầu thực tế đặt ra còn nhiều hạn chế, chủ yếu tập trung cho khắc phục khẩn cấp, ngắn hạn nhưng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là về đê điều, sạt lở bờ sông, bờ biển, di dân dẫn đến việc xử lý khắc phục hậu quả thiên tai còn chậm, kéo dài.

-Quỹ phòng chống thiên tai: Quỹ phòng chống thiên tai được thành lập ở cấp tỉnh còn nhiều hạn chế, bất cập khiến cho mục đích chính của việc thành lập quỹ là để huy động tối đa nguồn lực xã hội phục vụ cơng tác cứu trợ, hỗ trợ khắc phục, ứng phó, phịng ngừa, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai… chưa đạt yêu cầu. Việc điều phối nguồn quỹ giữa các địa phương khi có tình huống thiên tai nghiêm trọng hoặc xử lý tồn quỹ cuối năm theo quy định chưa thực sự hiệu quả, khơng kịp thời, dẫn đến tình trạng chi quỹ khơng tập trung vào các nhiệm vụ cấp bách. Mặt khác, do Quỹ chỉ được thành lập ở cấp tỉnh nên việc tiếp nhận, phân phối nguồn hỗ trợ, cứu trợ của các tổ chức quốc tế cho cơng tác ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả thiên tai còn gặp nhiều hạn chế về thẩm quyền cũng như năng lực tiếp nhận. Bên cạnh đó, một số hoạt động thuộc nhiệm vụ quản lý thiên tai cấp Trung ương, hoạt động liên quan đến liên vùng, liên tỉnh chưa tận dung được nguồn Quỹ phòng chống thiên tai ởcấp tỉnh, trong khi đó, nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho hoạt động này rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

-Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân: Hiện nay, quy trình tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn lực hỗ trợ từ quốc tế cho hoạt động cứu trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai cịn phức tạp, thiếu tính kịp thời làm giảm hiệu quả sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện cho phịng, chống thiên tai trong bối cảnh nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước mới chỉ đáp ứng được một phần, đồng thời hành lang pháp lý cho các hoạt động kêu gọi, tiếp nhận, phân phối viện trợ khẩn cấp do thiên tai từ các tổ chức quốc tế còn chưa đầy đủ nên một số địa phương còn lúng túng, chậm trễ trong việc huy động, tiếp nhận kinh phí hỗ trợ dẫn đến hiệu quả khắc phục hậu quả thiên tai chưa cao.

e) Nguồn nhân lực đảm bảo cho xây dựng và thực thi chính sách cịn nhiều bất cập, khó khăn

Hầu hết những người tham gia vào là cán bộ địa phương được giao nhiệm vụ nhưng chỉ là thực hiện kiêm nhiệm, do đó, họ khơng thể dành nhiều thời gian cho các hoạt động cộng đồng. Hạn chế về thời gian và nguồn nhân lực đã gây khó khăn trong việc thực hiện đầy đủ tất cả các hoạt động đã xác định và kết quả mong muốn

của họ. Lực lượng phòng, chống thiên tai ở các cấp địa phương có thành phần khác nhau, chưa thống nhất hình thành một lực lượng chuyên trách, chuyên nghiệp, đồng bộ, đảm bảo phối hợp đa ngành, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai hiện nay chưa được sắp xếp, tổ chức thành các đội ứng phó thiên tai chuyên nghiệp sẵn sàng điều phối xử lý mọi sự cố đê điều, hồ đập, thiên tai có thể xảy ra, chưa được tập huấn, huấn luyện và trang bị phù hợp, đúng mức, do đó, khi có sự cố lớn, việc điều phối, hướng dẫn chuyên môn đối với các lực lượng tham gia xử lý sự cố còn lúng túng, chưa kịp thời, năng lực ứng phó thiên tai đặc biệt là ứng phó giờ đầu khi có tình huống thiên tai cịn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại việt nam hiện nay (Trang 68 - 72)