Những ưu điểm trong cơng tác xây dựng chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại việt nam hiện nay (Trang 66 - 68)

- Áp lực từ bên ngồi địi hỏi phải xem xét, bổ sung để có chính sách phù hợp.

Q TRÌNH XÂY DỤNG CHÍNH SÁCH

2.3.1. Những ưu điểm trong cơng tác xây dựng chính sách

Công tác quản lý rủi ro thiên tai những năm qua đã đạt được những kết quả đáng kích lệ, trong đó đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức của chính quyền

các cấp và cộng động người dân; việc phòng, chống thiên tai đã từng bước chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phịng ngừa, lấy phịng ngừa là chính, lấy cộng đồng dân cư là trung tâm của việc quản lý rủi ro thiên tai. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống thiên tai đã từng bước được được bổ sung, hoàn thiện tạo hành lang pháp lý để nâng cao hiệu lực quản lý và chỉ đạo điều hành hoạt động PCTT với Luật Phịng, chống thiên tai, Luật Đê điều; các chính sách huy động nguồn lực cho cơng tác phịng, chống thiên tai; chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai; Xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai,… Tổ chức bộ máy làm cơng tác phịng, chống thiên tai ngày càng được kiện tồn, hình thành hệ thống tổ chức, đội ngũ cán bộ từ Trung ương đến địa phương; Việc thu, chi Quỹ Phòng, chống thiên tai đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong hoạt động phòng, chống thiên tai ở các cấp, các ngành, mang lại hiệu quả tích cực, tăng nguồn lực cho cơng tác phịng chống thiên tai để các địa phương chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch, phương án, tuyên truyền, đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực chống chịu trước thiên tai.

Chính quyền địa phương và người dân đã hỗ trợ mạnh mẽ cho việc thực hiện QLRRTT-DVCĐ ở nhiều địa phương khác nhau. Tất cả các hoạt động đã được thực hiện với sự hợp tác từ các cơ quan chính phủ và các cơ quan các cấp. Các tổ chức phi chính phủ quốc tế như Hội Chữ thập đỏ cũng giúp cải thiện năng lực bằng cách cung cấp các khóa đào tạo cho các giảng viên cộng đồng. UBND địa phương, Phịng Giáo dục, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và Hội Phụ nữ cũng đã hỗ trợ cho các hoạt động của dự án. Tài trợ và hỗ trợ nguồn nhân lực từ các tổ chức này có thể còn nhỏ nhưng chúng đã giúp đáp ứng nhu cầu trước mắt của cộng đồng. Bằng cách tham gia vào các hoạt động của họ, người dân địa phương không chỉ được đào tạo để nâng cao nhận thức để chuẩn bị tốt hơn cho thảm họa; họ cũng tham gia xây dựng các cơng trình nhỏ và được khen thưởng vì đã tham gia và nâng cao kiến thức. Những điều này đã củng cố ý thức bảo vệ các cấu trúc được thiết kế để giảm thiểu rủi ro thiên tai đã được đã phát triển. Chính quyền địa phương và người dân đã cải thiện nhận thức sau khi họ tham gia vào vào quá trình thiết kế và giám sát kế hoạch

quản lý rủi ro thiên tai với sự hỗ trợ kỹ thuật bên ngoài. Sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau của người dân là chìa khóa để tự bảo vệ tốt hơn và ứng phó với thảm họa. Họ đã đóng vai trị cộng đồng quan trọng trong tồn bộ quá trình đánh giá lỗ hổng, xác định tài nguyên và định nghĩa năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng để giúp họ tìm ra các giải pháp tích cực và hiệu quả hơn để phịng ngừa và ứng phó thảm họa mà khơng q phụ thuộc vào bên ngồi ủng hộ. Các cấu trúc giảm nhẹ thiên tai đã giúp các cộng đồng giảm thiểu rủi ro của họ khỏi các rủi ro thiên tai để phát triển bền vững kinh tế xã hội và sở hữu và cải thiện của cộng đồng. Qua đó đã giảm đáng kể thiệt hại so với giai đoạn trước; số người chết và mất tích bình qn năm trong 5 năm 2011-2015 là 226 người/năm, giảm 53% so với giai đoạn 2006- 2011 (hầu hết các trận bão, áp thấp nhiệt đới gần đây đã khơng có người chết trên biển, trên tàu thuyền neo đậu ở bến); thiệt hại vật chất giai đoạn 2011-2015 (660 triệu USD/năm) giảm 32% so với giai đoạn 2006-2010 (976 triệu USD/năm). Kết quả đó có được là do sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ trong đó Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị Quyết 24/NQ-TW ngày 3/6/2013 về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong đó có những người làm cơng tác phịng, chống thiên tai và nhân dân trên cơ sở kinh nghiệm từ trước đến nay kết hợp với việc ứng dụng khoa học, công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại việt nam hiện nay (Trang 66 - 68)