Đảm bảo sự đồng bộ giữa các chính sách trong hệ thống pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại việt nam hiện nay (Trang 80 - 82)

- Áp lực từ bên ngồi địi hỏi phải xem xét, bổ sung để có chính sách phù hợp.

3.3.1.Đảm bảo sự đồng bộ giữa các chính sách trong hệ thống pháp luật.

Q TRÌNH XÂY DỤNG CHÍNH SÁCH

3.3.1.Đảm bảo sự đồng bộ giữa các chính sách trong hệ thống pháp luật.

Do các thách thức ngày càng lớn của thiên tai, BĐKH cũng như an ninh nguồn nước ở Việt Nam, các cơ quan quản lý tài nguyên và cộng đồng địa phương

phải có liên kết, có cam kết chính trị và đầu tư tài chính hiệu quả trong việc kiểm kê, quy hoạch, khai thác, phân phối, sử dụng và bảo vệ môi trường nước. Quy hoạch tổng thể cần làm đồng bộ từ cấp cộng đồng trở lên và không thể giới hạn trong phạm vi một địa phương mà phải đặt trong bối cảnh lớn hơn ở cấp liên vùng, lãnh thổ địa lý quốc gia và liên quốc gia. Phải có cơ chế pháp lý thơng qua các đàm phán chính trị nhằm cân đối và giải quyết các mâu thuẫn tài nguyên nước và PCTT giữa các quốc gia ở lưu vực.

Bên cạnh, cần củng cố, bổ sung và cụ thể hóa hơn nữa Luật Tài nguyên nước và Luật Bảo vệ mơi trường, Luật Phịng chống Thiên tai để đáp ứng những tình huống mới phát sinh ở hiện tại và tương lai. Các hành vi làm tổn hại tài nguyên quốc gia phải được chế tài bằng công cụ luật pháp.

Rà sốt và hồn thiện hệ thống văn bản pháp lý trong lĩnh vực Phòng, chống thiên tai nhằm tạo một hệ thống văn bản đầy đủ, đồng bộ, không bị chồng chéo nhưng gọn, đủ mạnh, đủ chế tài xử lý và phù hợp thực tế, dễ triển khai, đảm bảo tính phịng ngừa rủi ro phát sinh; đảm bảo tính dự báo, cảnh báo; đảm bảo tính cộng đồng trách nhiệm, phát huy vai trị của cộng đồng, của các tổ chức xã hội, truyền thơng trong ứng phó thiên tai và giám sát khí hậu; đảm bảo tính liên kết vùng, quốc gia, khu vực và quốc gắn vai trị của khoa học cơng nghệ.

Luật Phòng chống thiên tai cần tiếp tục kế thừa các quy định hiệu quả của khung pháp luật hiện hành, đồng thời bổ sung các quy định điều chỉnh một số vấn đề như sau:

- Xác định các nội dung hoạt động phòng chống thiên tai theo hướng chuyển trọng tâm sang phòng ngừa, đồng thời nhấn mạnh đến các biện pháp xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức của cộng đồng nhằm thích ứng với thiên tai.

- Xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền trong phịng chống thiên tai, trong đó chú trọng đến vai trị của cộng đồng. Đặc biệt, bổ sung những ràng buộc pháp lý về trách nhiệm của các tổ chức kinh tế đối với nhiệm vụ phòng, chống thiên tai. Thực tế các tổ chức này được hưởng lợi từ các cơng trình phịng, chống thiên tai do nhà nước đầu tư, hoặc gían tiếp hưởng lợi từ những quyết

định chỉ đạo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phịng, chống thiên tai, nhứng quyết định phê duyệt, triển khai các cơng trình hạ tầng, cơng trình phịng, chống thiên tai đã tạo thuận lợi và bảo đảm an toàn cho sản xuất kinh doanh phát triển. Vì vậy, cần phải có qui định về nghĩa vụ của các tổ chức kinh tế để đảm bảo tính cơng bằng.

- Tun truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về phòng chống thiên tai cần xem xét để đưa vào chương trình giáo dục ngoại khóa hoặc lồng nghép với môn học phù hợp ở các cấp giáo dục phổ thông và đào tạo bậc đại học. Đưa nội dung phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng thành nội dung sinh hoạt của các tổ chức xã hội, các tổ chức chính trị xã hội và tồn thể quần chúng.

- Quy định lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào qui hoạch, kế họach, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội và coi đây là điều kiện bắt buộc phải thực hiện.

3.3.2. Nâng cao hiệu quả chính sách về nguồn tài chính cho cơng tác quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại việt nam hiện nay (Trang 80 - 82)