Kinh nghiệm quản lý rủi ro thiên taidựa vào cộng đồng trên thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại việt nam hiện nay (Trang 32 - 37)

- Áp lực từ bên ngồi địi hỏi phải xem xét, bổ sung để có chính sách phù hợp.

các quy định về ban hành văn bản quản lý nhà nước và cơng bố chính thức trên các phương tiện thơng tin đại chúng Quyết định chính sách công là bước

1.4. Kinh nghiệm quản lý rủi ro thiên taidựa vào cộng đồng trên thế giớ

Từ những năm 1940, nghiên cứu về thiên tai đã mở rộng cách tiếp cận theo hướng quan điểm xây dựng vì xã hội (Tierney, 2007). Kết quả là, đã có sự thay đổi từ các quan điểm nghiên cứu truyền thống (Merceret al., 2008) sang mơ hình nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng (Pelling 2007) và đã thay đổi cách tiếp cận “từ trên xuống” sang cách tiếp cận “từ dưới lên” trong việc xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai có sự tham gia của cộng đồng (Van Niekerk và Annandale, 2013), bởi vì “từ trên xuống” là phương pháp tiếp cận bỏ qua nhận thức của địa phương, nhu cầu, và giá trị tiềm năng của các nguồn lực địa phương (Zubirand Amirrol, 2011). Từ đó, một số phương pháp tiếp cận theo quan điểm nêu trên đã được giới thiệu để xây dựng năng lực đối phó của con người với các rủi ro thiên tai và giảm tổn thương của họ, từ đó phát triển các cộng đồng an tồn hơn và bền vững hơn (Salajegheh và Pirmoradi, 2013). Cách đây hơn 30 năm, tại hội nghị quốc tế về thực hiện chương trình giảm nhẹ thiên tai, tổ chức tại Ocho Rios ngày 12-16 tháng 11 năm 1984. Andrew Maskrey đã trình bày một nghiên cứu về giảm nhẹ rủi ro

thiên tai từ cộng đồng và tác phẩm Giảm nhẹ thiên tai, hướng tiếp cận từ cộng đồng xuất bản năm 1989 sau hội nghị đã thảo luận về phương pháp tiếp cận coi cộng đồng vừa là đổi tượng để phân tích đánh giá tính dễ bị tổng thương do thiên tai, vừa là chủ thể tham gia quản lý và giảm thiểu nguy cơ thiên tai ngay tại địa phương. Tiếp sau đó, những nghiên cứu của Rajib Shaw về Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và các phương pháp tiếp cận cộng đồng qua các thực tiễn cho thấy tính hữu chí và hiệu quả trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng . Điều này đã được kiểm chứng tại một số quốc gia trên thế giới trong đó có Nhật Bản [31].

Nhật Bản có hệ thống giáo dục chống thảm họa rộng khắp với trình độ tiên tiến hàng đầu thế giới. Trong hệ thống này, giáo dục trong nhà trường đóng vai trị trung tâm. Người Nhật Bản được dạy về ý thức ứng phó với động đất ngay từ nhỏ, có sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội. Những học sinh tiểu học thường xuyên được diễn tập ứng phó khi có động đất để các em ý thức khơng hoảng loạn khi có động đất, cách bảo vệ tốt phần đầu và lánh nạn một cách có trật tự. Mỗi gia đình thường chuẩn bị sẵn “túi chống cháy”, bên trong có nhiều thứ như lương thực, nước uống, thuốc, điện thoại, khăn, khẩu trang, dây thừng… kiểm tra và thay đổi những vật phẩm ứng cứu này theo định kỳ. Các gia đình người Nhật đều có bản đồ hiển thị chi tiết nơi lánh nạn và hướng dẫn con đường nhanh nhất đến nơi lánh nạn. Những nơi lánh nạn chủ yếu ở công viên và trường học. Gần khu dân cư thường có một cơng viên rộng, đường trong công viên không dưới 4 mét để xe ơ tơ ra vào thuận tiện, trong cơng viên có hồ nước và trung tâm cứu nạn. Hệ thống dự trữ và vận chuyển vật tư cứu nạn, đảm bảo vật tư ứng cứu được cung cấp kịp thời sau khi thảm họa xảy ra. Trước tiên họ khuyến khích mỗi gia đình tự chuẩn bị vật tư cứu nạn, đặc biệt là lương thực và nước uống phải đảm bảo cho gia đình sống từ 3 – 7 ngày. Tiếp đến, mỗi khu vực cũng phải tự xây dựng trung tâm vật tư dự trữ, đảm bảo những vật dụng cần thiết như: lều bạt, chăn nệm, máy phát điện và nhiên liệu, điện thoại và lương thực… Mọi thứ phải được cung cấp kịp thời khi thảm họa xảy ra [31].

Phương pháp tiếp cận này đã được các tổ chức Phi chính phủ quốc tế vận dụng, triển khai như là một phương pháp tiếp cận chung để xây dựng các cộng đồng

có khả năng chống chịu trong các nỗ lực giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong các dự án nâng cao năng lực phịng chống thiên tai và được khuyến khích sử dụng trong cơng tác quản lý của các chính quyền địa phương để tăng cường mối liên hệ giữa hệ thống chuyên trách quản lý thiên tai và các tổ chức dựa vào cộng đồng. Từ thực tiễn và kinh nghiệm trong quản lý rủi ro thiên taidựa vào cộng đồng ở các cộng đồng

thường xuyên bi ̣ ảnhưởngh bởi thiên tai tại Châu Á củaZennaida Delica- Willison cho thấysự cần thiết để chuyển đổi mơ hình từ quản lý khẩn cấp sang quản lý rủi ro thiên tai [29]. Điều này liên quan đến việc thay đổi trọng tâm từ ứng phó khẩn cấp tới việc xâyựngd các hoạt động theo kế hoạch để giảm thiểu hoặc ngăn chặn thảm họa xảy ra. Ở cấp độ quốc gia phương pháp này cần có cam kết chính trị, xây dựng chính sách có liên quan cũng như phân bổ nguồn lực để thể chế các cơ chế có thể h ỗ trợ cho các hoạt động quản lý rủi ro.

Các bài học kinh nghiệm khi áp dụng vào Việt Nam

Các kinh nghiệm trong nghiên cứu trên đã nhấn mạnh tầm quan trọng vai trò của cộng đồng địa phương chính lànhững người bi ̣ảnh ưởngh nhiều nhấtvà cũng

là những người góp phần giảm nhẹ tác củađộngrủi ro hiên tai tại cộng đồng Do đó, phương pháp tiếp cận quản lý rủi ro thiên tai dựa vào công đồng là hoạt động phù hợp ở cấp cộng đồngđịa phương ở Việt Nam. Từ thực tiễn hợp tác với các tổ chức và chính quyền địa phương về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đã chứng minh được tính hiệu quả ở một số quốc gia đang phát triển tại châu ÁPhần. lớn các họat động Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đượckhởi xướng và thực hiện bởi các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức đối tác dựa vào cộng đồng do đó các hoạt động cịn chưa được nhân rộng tới cácực khukhácv và khi ựd án

kết thúc, các hoạt động cũng kết thúc do khơng có kinh phí. Bên cạnh đó một số

hoạt động đã cóựthams gia của chính quyền địa phương và do địa phương khởi xướng cũng cần được thể chế hố, phải có sự kết nối với các chương trình, chính sách của Chính phủ để đảm bảo tính bềnữgvsau khi kết thúc các dự án. Mặc dù các cộng đồngtrong thiên tai ở nước ta có thể có nhiều điểm tương đồng, nhưng khơng có cộng đồng nào là giống nhau hồn tồn. Tuy nhiên, có những bài

học từ một cộng đồng, có thể được nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp để áp dụng tại cộng đồng khác. Có nhiều bài học đã được rút rarongt quá khứ và được giới thiệu để triển khai, áp dụng được ở nướcta như việc lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai với kế hoạch phát triển quốc gia, phân bổ ngân sách và thể chế hóa quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên cơ sở bối cảnh cụ thể của mỗi quốc gia để tiến hành lồng ghép.

Thông qua thực tế triển khai các dự án QLRRTT-DVCĐ và các kinh nghiệm đạt được cho thấy rõ rằng có những yếu tố chung giữa ý nghĩa, mục tiêu của QLRRTT-DVCĐ và ý nghĩa, mục tiêu, chính sách và nguyên tắc cơ bản trong quản lý rủi ro thiên tai của Việt Nam. Đó là việc dựa vào người dân và chủ yếu do người dân thực hiện, thúc đẩy nền dân chủ ở cơ sở thông qua việc thực thi quy định dân chủ cơ sở của thành phố, các nguyên tắc của cơng khai và xã hội hóa việc kiểm sốt bão lụt và giảm thiểu thảm họa trong việc chia sẻ tài nguyên và hợp tác triển khai, cũng như sự đồng hành của chính quyền trung ương và địa phương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng quản lý thảm họa, đặt cơ sở pháp lý cho các tổ chức địa phương tham gia giám sát việc xây dựng các cơng trình quản lý thảm họa, khuyến khích áp dụng các biện pháp và cơng nghệ mới. Theo quan điểm này, đã có sự kết hợp cả hai cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên nhưng ở các cấp độ khác nhau. Một số trường hợp vẫn quan tâm đến cách tiếp cận từ trên xuống do cơ chế lập kế hoạch tập trung trong những năm qua khơng chỉ gây trở ngại một phần mà cịn cần thêm thời gian để áp dụng đầy đủ phương pháp QLRRTT-DVCĐ. Tuy nhiên, các cơ quan chính phủ từ cấp trung ương đến địa phương đã cơng nhận và đánh giá tích cực QLRRTT-DVCĐ là một phương pháp hiệu quả nhằm đưa ra hướng dẫn cho q trình lập kế hoạch, hoạch định chính sách và xây dựng các chương trình mang tính chiến lược, và có thể được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của những chính sách, dự án và chương trình QLRRTT hiện có trong bối cảnh BĐKH. Điều này đã được phản ánh trong các chính sách, chiến lược quản lý thảm họa và chính quyền địa phương đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức quốc tế và phi chính phủ phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức kỹ thuật để thực

hiện các dự án QLRRTT-DVCĐ ở các khu vực khác nhau của đất nước. Năm 2007, với sự hỗ trợ của Trung tâm phòng chống thiên tai châu Á (ADPC), CCFSC đã hợp tác với Bộ NN & PTNT để xây dựng các tiêu chí mơ phỏng và cơ chế trao giải trong phịng chống bão lụt và giảm nhẹ thiên tai, trong đó có một chương trình trao giải cho các tổ chức và cá nhân có các hoạt động đặc biệt trong QLRRTT-DVCĐ . Đây là một dấu hiệu khuyến khích áp dụng QLRRTT-DVCĐ tại Việt Nam.

Tiểu kết chương

Chương 1 tập trung làm rõ các cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

Về cơ sở lý luận, Chương này đã trình bày một hệ thống các khái niệm, bao gồm các khái niệm về: chính sách cơng, xây dựng chính sách cơng, thiên tai; quản lý rủi ro thiên tai, chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng…. từ đó thể hiện rõ Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là khuôn khổ pháp lý nhằm quản lý rủi ro thiên tai toàn diện và bền vững, nơi cộng đồng được trao quyền tham gia hoặc được tạo điều kiện tham gia tích cực vào quản lý thiên tai (lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá) bằng cách sử dụng các nguồn lực địa phương tối ưu nhất có thể và các nguồn lực bên ngồi ít nhất có thể. Chính sách Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là định hướng, giải pháp của Nhà nước nhằm xây dựng các cộng đồng an tồn hơn, trong đó người dân địa phương nhận thức được các rủi ro thiên tai và có khả năng bảo vệ bản thân, gia đình, tài sản, cuộc sống và sản xuất của họ khỏi các tác động tiêu cực của các rủi ro thiên tai.

Về thực tiễn, Chương này nêu lên quá trình nghiên cứu về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên thế giới và quá trình phương pháp tiếp cận QLRRTT – DVCĐ được hình thành từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng tại Việt Nam.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại việt nam hiện nay (Trang 32 - 37)