Q trình thể chế hóa chính sách quản lý rủi ro thiên taidựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại việt nam hiện nay (Trang 49 - 66)

- Áp lực từ bên ngồi địi hỏi phải xem xét, bổ sung để có chính sách phù hợp.

2.2.2.Q trình thể chế hóa chính sách quản lý rủi ro thiên taidựa vào cộng đồng

Q TRÌNH XÂY DỤNG CHÍNH SÁCH

2.2.2.Q trình thể chế hóa chính sách quản lý rủi ro thiên taidựa vào cộng đồng

chống chịu của cộng đồng, nâng cao chất lượng, độ chính xác của các thơng tin dự báo thời tiết, khí hậu, thủy văn, xây dựng và bảo đảm độ chính xác, độ ổn định của các hệ thống cảnh báo thiên tai,...

2.2.2. Q trình thể chế hóa chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cộng đồng

2.2.2.1. Xây dựng cơ chế về nhân lực quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Cơ cấu tổ chức hiện tại trong lĩnh vực PCTT cũng đã có sự phân giao trách nhiệm quản lý cho các cấp tỉnh, huyện, xã và các ngành, các tổ chức này có chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động rõ ràng trong công tác điều hành, phối hợp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai.

Các mục tiêu về phân giao quyền hạn, trách nhiệm cho các cấp, các ngành và sự tham gia của cộng đồng đã được đề cập cụ thể trong các văn bản pháp lý của Việt Nam, đặc biệt là Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã phường, thị trấn trong đó đảm bảo các cộng đồng dân cư và người dân được đặt ở trung tâm của quá trình đưa ra các quyết định có liên quan đến cuộc sống của họ. Luật PCTT 2013, Nghị định 66/2014, Nghị định 14/2010/NĐ-CP, Quyết định 1002 về QLRRTT-DVCĐ đều nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng vào hoạt động GNRRTT và thích ứng với BĐKH. Hiện nay, có thể nói, Việt Nam đã có một cơ cấu tổ chức khá hoàn chỉnh về cơ quan chỉ đạo, chỉ huy về phòng chống thiên tai (quy định tại Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ) và đã thành lập được một hệ thống quản lý rủi ro thiên tai tốt từ trung ương đến địa phương, được tổ chức khá chặt chẽ và khơng ngừng được củng cố, hồn thiện để đáp ứng được các thách thức ngày càng tăng [08].

Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai:

+Tổ chức bộ máy đã được kiện toàn ở Trung ương với sự thành lập cơ quan chuyên trách là Tổng cục Phịng, chống thiên tai trực thuộc Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn (NN&PTNT) đã phát huy vai trị tham mưu giúp Bộ, Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực PCTT và thực hiện nhiệm vụ Văn phòng thường trực Ban tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT.

+ Một số Bộ, ngành thành lập Ban Chỉ huy Phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) cấp bộ do Lãnh đạo Bộ làm Trưởng ban. Cơ quan tham mưu, tổng hợp được giao cho một đơn vị trực thuộc kiêm nhiệm.

- Cấp tỉnh: giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mà trực tiếp là cán bộ thuộc Phòng Phòng, chống thiên tai trực thuộc Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai hoặc Chi cục Quản lý đê điều và phòng, chống lụt bão;

- Cấp huyện: giao cho Phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn hoặc Phịng kinh tế và hạ tầng trực thuộc UBND cấp huyện; trong đó: 01 phó trưởng phịng phụ trách, 01 chuyên viên theo dõi; song thực tế tại nhiều địa phương khơng có cán bộ chun mơn về lĩnh vực này;

-Đối với cấp xã: Hiện chưa có chức danh cơng chức PCTT, tuy nhiên, nhiệm vụ này được giao cho cán bộ phụ trách nhiều lĩnh vực trong đó phụ trách thêm nhiệm vụ PCTT.

Tuy nhiên hiện còn 8 tỉnh, thành phố giao cho 02 chi cục: Chi cục thủy lợi và Chi cục quản lý đê điều; 16 tỉnh chưa thành lập Phòng phòng, chống thiên tai trực thuộc Chi cục Thủy lợi.

Hệ thống cơ quan điều phối liên ngành

Cơ chế phối hợp liên ngành trong chỉ đạo, chỉ huy công tác phonfgchoonsg thiên tai hiện được phân thành 4 cấp:

- Cấp Trung ương: Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT là Trưởng ban, các thành viên là lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan liên quan kiêm nhiệm tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc điều phối triển khai công tác PCTT cấp quốc gia. Bộ NN&PTNT là cơ quan thường trực

của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT đặt tại Tổng cục Phòng chống thiên tai.

- Ở địa phương, Ban Chỉ huy phịng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở địa phương do Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định thành lập, tham mưu giúp UBND quản lý hoạt động phịng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chỉ huy, điều hành trong phạm vi địa phương. Nếu như ở cấp Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn là hai cơ quan độc lập có phối hợp chặt chẽ với nhau, thì ở dưới địa phương, cơng tác phịng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn được đưa vào nhiệm vụ chung của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

+Đối với cấp tỉnh: thành lập Ban Chỉ huy PCTT&TKCN do Chủ tịch UBND cấp tỉnh làm trưởng ban. Nhiệm vụ Văn phòng thường trực được giao cho Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão/ Chi cục Thủy lợi và PCTT đảm nhiệm.

+ Đối với cấp huyện: thành lập Ban Chỉ huy PCTT&TKCN do Chủ tịch UBND cấp huyện làm trưởng ban. Nhiệm vụ Văn phòng thường trực được giao cho Phòng NN&PTNT hoặc Phòng kinh tế và hạ tầng đảm nhiệm.

+Đối với cấp xã: thành lập Ban Chỉ huy PCTT&TKCN do Chủ tịch UBND cấp xã làm trưởng ban. Nhiệm vụ tổng hợp được giao cho cán bộ phụ trách nhiều lĩnh vực trong đó có phịng, chống thiên tai.

Cán bộ quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng

Quản lý rủi ro thiên tai là một q trình địi hỏi nhiều người và cơ quan tổ chức khác nhau cùng tham gia. Ở Việt Nam, cán bộ QLRRTT bao gồm các thành viên của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tại các cấp địa phương cũng như cán bộ của các tổ chức quần chúng và các tổ chức phi chính phủ, những người có tránh nhiệm liên quan đến rủi ro thiên tai. Để tăng cường năng lực trong suốt tiến trình ra quyết định của cộng đồng địa phương đối với các giải pháp ứng phó với hiểm họa thiên nhiên và các hiện tượng thời tiết cực đoan trong sản xuất ở Việt Nam, vai trò của Uỷ ban Nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội (như Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ,

Hội Cựu chiến binh, Đồn Thanh niên,…) ở cấp xã/thơn đóng vai trị quan trọng như là các đối tác chủ yếu [07].

Cán bộ QLRRTT cùng với cộng đồng địa phương và các tổ chức xã hội có trách nhiệm xây dựng hệ thống QLRRTT cho cộng đồng để ứng phó và khắc phục hiệu quả các trận thiên tai xảy ra tại địa phương. Cán bộ QLRRTT sẽ làm việc chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức ở cộng đồng. Các tổ chức của Nhà nước và phi chính phủ sẽ cùng nỗ lực tham gia để nâng cao khả năng và năng lực đối phó với thiên tai. Sự hợp tác và phối hợp giữa các bên là điều không thể thiếu để thực hiện thành công một chương trình QLRRTT cũng như góp phần giúp cho cán bộ QLRRTT làm việc một cách hiệu quả. Sự tham gia tích cực của lực lượng vũ trang (qn đội, cơng an) tình nguyện viên CTĐ, thanh niên xung kích, các thành viên của các tổ chức đồn thể có vai trị rất quan trọng trong các hoạt động GNRRTT trong thời gian vừa qua [08].

2.2.2.2. Xây dựng cơ chế tài chính trong quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng Nguồn tài chính cho phịng, chống thiên tai bao gồm: ngân sách nhà nước; quỹ phịng, chống thiên tai và nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân [23], được quy định như sau:

+ Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai bao gồm ngân sách nhà nước theo dự tốn chi hằng năm và dự phịng ngân sách nhà nước.

+ Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ được thành lập ở cấp tỉnh, do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh quản lý. Quỹ phịng, chống thiên tai khơng bao gồm ngân sách nhà nước và khơng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

+ Nguồn đóng góp tự nguyện cho phịng, chống thiên tai dưới các hình thức: đóng góp vào quỹ xã hội, quỹ từ thiện; tham gia quyên góp theo quy định của pháp luật và hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai.

Bên cạnh đó, Nhà nước chủ trương khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào việc cung cấp tài chính cho sự nghiệp phịng, chống và giảm nhẹ thiên tai, tiến hành các hoạt động nhân đạo và từ thiện đối với vùng bị thiệt hại do thiên tai. Nghiên cứu xây dựng quỹ tự lực tài chính, quỹ bảo hiểm về

thiên tai; ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm rủi ro thiên tai; hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh ở vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai; chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản đóng góp cho phịng, chống thiên tai.

Trong tổng thể các giải pháp về phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, các giải pháp tài chính đóng vai trị rất quan trọng, Thống kê cho thấy, giá trị thiệt hại bình quân hàng năm từ thiên tai tại Việt Nam ước tính khoảng 40.000 tỷ đồng (chiếm 0,94% GDP). Trong đó, ước tính hàng năm ngân sách nhà nước chi khoảng 10.000 tỷ đồng (25% tổng giá trị thiệt hại bình quân năm) để khắc phục hậu quả thiên tai. Các chi phí khắc phục thiên tai cịn lại được huy động từ các nguồn khác (chiếm 75%) [11]. Như đã đề cập ở trên, nguồn tài chính cho phòng, chống thiên tai bao gồm: ngân sách nhà nước; quỹ phịng, chống thiên tai và nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân. Trong đó, các chính sách thu ngân sách đối với rủi ro thiên tai thường mang tính chất khắc phục hậu quả thông qua việc miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí… nhằm giúp các tổ chức, cá nhân phải gánh chịu hậu quả của thiên tai có điều kiện khơi phục sản xuất, đời sống. Cịn chính sách chi ngân sách nhà nước bao gồm dự toán chi hàng năm cho công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phòng, chống thiên tai; đầu tư, xây dựng, tu bổ, nâng cấp các cơng trình... Ngồi ra, cịn có chính sách sử dụng kịp thời các khoản dự phòng, dự trữ cho cơng tác phịng, chống, khắc phục rủi ro thiên tai.

2.2.2.3. Xây dựng văn bản pháp luật về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

Nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phịng, an ninh, chủ quyền và lợi ích quốc gia. Đồng thời, đảm bảo phù hợp với những thông lệ và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Trong những năm qua, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, chiến lược quan trọng để xây dựng, thiết lập khung chính sách quản lý và giảm nhẹ rủi ro thiên

tai như: Tháng 6 năm 2013, Luật về phịng, chống thiên tai được thơng qua; Chiến lược quốc gia về phòng, chống, và giảm nhẹ thiên tai tới năm 2020 (Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg) đã được ban hành, gắn kết vấn đề giảm thiểu rủi ro thiên tai trong khuôn khổ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp quốc gia, ngành và địa phương. Các bộ ngành có liên quan (tham gia vào Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai TW) đã xây dựng Kế hoạch hành động phối hợp quản lý rủi ro thiên tai trong phạm vi ngành của mình [13].

Luật Phịng chống thiên tai năm 2103 (có hiệu lực từ ngày 1/5/2014) được xem là bước đột phá, thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cơng tác phịng, chống thiên tai. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất trong lĩnh vực PCTT ở Việt Nam nhằm tăng cường cơ cấu thể chế và tổ chức của các cơ quan làm trong lĩnh vực phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, quy định trách nhiệm, cơ chế phối hợp và hỗ trợ giảm nhẹ rủi ro thiên tai của các cơ quan từ trung ương đến địa phương và quy định các nguyên tắc hợp tác quốc tế trong PCTT. Lần đầu tiên Việt Nam đã thống nhất và luật hóa được khái niệm “thiên tai” và 19 loại hình thiên tai ở Việt Nam, quy định thành lập một cơ quan chuyên trách về PCTT.

Để đảm bảo đủ điều kiện thực thi khi Luật Phòng, chống thiên tai bắt đầu có hiệu lực pháp luật, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã phối hợp với các bộ, ngành hữu quan và các địa phương khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành: 05 Nghị định, bao gồm: Nghị định số 66/2014/NĐ-CP hướng dẫn một số điều Luật Phòng, chống thiên tai. Nghị định 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 thay thế Nghị định 66/2014/NĐ-CP; Nghị định 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 Quy định về thành lập và quản lý quỹ phòng chống thiên tai (hiện nay đã xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung đang trình Chính phủ ban hành); Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Sau khi Luật được Quốc hội thơng qua và các Nghị định của Chính phủ được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 05 Quyết định gồm: Quyết định 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai; Quyết định 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai; Quyết định 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung; Quyết định 01/2016/QĐ- TTg ngày 19/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai; Quyết định 257/2016/QĐ-TTg ngày 18/2/2016 thay thế Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2007 Phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sơng Hồng, sơng Thái Bình.

Bộ NN&PTNT, Bộ Xây dựng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền, gồm 07 thông tư, cụ thể:

+ Bộ NN&PTNT: Thông tư 03/2014/TT-BNNPTNT ngày 25/1/2014 hướng dẫn thực hiện Quyết định 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020; Thông tư 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2015 quy định Quy trình bố trí, ổn định dân cư thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng chính phủ; Thông tư 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.

+ Bộ Xây dựng: Thông tư 16/2014/TT-BXD ngày 23/10/2014 Hướng dẫn Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung.

+ Ngân hàng Nhà nước: Thông tư 41/2014/TT-NHNN ngày 16/12/2014 của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại việt nam hiện nay (Trang 49 - 66)