Thiên tai ở Việt Nam những năm gần đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại việt nam hiện nay (Trang 40 - 42)

- Áp lực từ bên ngồi địi hỏi phải xem xét, bổ sung để có chính sách phù hợp.

Q TRÌNH XÂY DỤNG CHÍNH SÁCH

2.1.4. Thiên tai ở Việt Nam những năm gần đây

Cũng như tình hình chung trên thế giới, ở Việt Nam, BĐKH đang tác động tới tất cả các vùng miền và các lĩnh vực về tài nguyên, môi trường và kinh tế - xã hội. Trong những năm gần đây, các vùng miền trong cả nước đã xuất hiện nhiều loại hình thiên tai bất thường như bão mạnh, siêu bão; mưa lớn cục bộ, lũ quét, rét hại ở phía Bắc; lũ chồng lũ tại các tỉnh miền Trung; hạn hán kéo dài ở Nam Trung bộ và Tây Nguyên; xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền ở ĐBSCL; sạt lở nghiêm trọng ở ven sông, ven biển... các khu vực trên cả nước đã phải hứng chịu hầu hết các loại hình thiên tai (trừ sóng thần), gây tổn thất nặng nề về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, tác động xấu đến môi trường sống, sản xuất kinh doanh của người dân. Theo số liệu thống kê cho thấy thiên tai có xu thế ngày càng gia tăng bất thường, số lần xuất hiện ngày càng nhiều, cường độ ngày càng lớn, nghiêm trọng hơn, nhất là bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, ngập úng, lũ quét, sạt lở đất, rét đậm, rét hại, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn... [02].

Bảng 2.2. Tần suất xuất hiện của các hiểm họa thiên nhiên ở Việt Nam

CAO TRUNG BÌNH THẤP

Lũ, ngập úng Mưa đá và mưa lớn Động đất Bão, áp thấp nhiệt đới Sạt lở đất Sương muối

Hạn hán Cháy rừng Sóng thần

Lũ quét Xâm nhập mặn

Xói lở/bồi lấp Lốc xốy

Nguồn: Báo cáo của Ban chỉ đạo Phịng chống lụt bão Trung ương Những tác động tiêu cực của thiên tai:

Nhìn chung, các vùng ven biển và vùng đồng bằng thường có nguy cơ lũ lụt và bão là cao. Đồng bằng sông Cửu Long thường bị ảnh hưởng bởi lũ lụt theo mùa, có thể kéo trong vài tháng. Các khu vực ven biển Miền Trung thường dễ bị bão và phải đối mặt với lũ lụt thường xuyên và đột ngột. Các khu vực miền núi đặc biệt dễ bị lũ quét và các lở đất cónguyên nhân gây ra bởi lượng mưa lớn, kéo dài. Loại hình thiên tai nắng nóng và rét hại cũng thường xuyên xảy ra ở nước ta gây tác động xấu đến sức khỏe của người dân và sản xuất nông nghiệp. Sương mù thường xuất hiện ở

khu vực miền núi phía Bắc và ảnh hưởng nhiều đến cây trồng. Động đất và sóng thần được coi là nguy cơ rủi ro thấp đến trung bình, khu vực có nguy cơ bị động đất là phía Tây Bắc và đặc biệt là tỉnh Điện Biên. Ngồi ra cịn có một nguy cơ động đất xảy ra ở biển Đơng có thể dẫn đến sóng thần dọc theo tồn bộ bờ biển của Việt Nam, nguy cơ này cao nhất từ tỉnh Quảng bình đến tỉnh Bình Thuận.

Với tình hình thực tiễn nêu trên cho thấy sự gia tăng bất thường, trái quy luật và ngày càng nghiêm trọng hơn của các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan là nguyên nhân làm gia tăng các hiện tượng thiên tai, cả về tần suất và cường độ: Mưa đặc biệt lớn, trong đó có mưa cục bộ ở nhiều khu vực vượt giá trị lịch sử; mưa trái mùa một số khu vực như mưa sớm hơn và mưa muộn cuối vụ (sau khi các hồ chứa đã tích đầy nước); Bão lớn trên cấp 11-12 thường xuyên xảy ra và trái quy luật kể cả về thời gian hình thành và khu vực đổ bộ; Lũ lớn xảy ra thường xuyên, thời gian có thể xảy ra ngay từ đầu năm và kéo dài đến cuối năm ở các vùng miền. Hạn hán trên diện rộng, kéo dài tại các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây nguyên và Nam Bộ; Thiên tai xảy ra nhiều hơn tại các vùng miền trước đây ít khi xảy ra những trận thiên tai lớn như bão ở khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ; Phát triển kinh tế xã hội với tốc độ nhanh, quy mô ngày càng lớn trên tất cả các vùng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu bền vững làm gia tăng rủi ro thiên tai [02]

Thiên tai liên quan đến khí hậu gây ra nhiều tác động tiêu cực tới tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, tác động đồng loạt tới nhiều ngành của nền kinh tế.

Dân nghèo thành thị và nơng thơn là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất do BĐKH, đặc biệt là những người sống trong những khu định cư khơng chính thức. Một tỷ lệ lớn dân số thành thị ở Việt Nam sống ở những khu định cư khơng chính thức, dễ bị ảnh hưởng xấu bởi những căng thẳng về độ ẩm và sự nóng bức quá mức. Các thành phố ven biển đặc biệt bị ảnh hưởng bởi những rủi ro BĐKH, đối mặt với lụt lội do mực nước biển dâng cũng như tần suất mưa tăng lên, và đối mặt với rủi ro nghiệm trọng do thiếu hệ thống thoát nước và việc phá hủy các cơng trình cấp nước và vệ sinh.

Nơng nghiệp được dự báo là ngành chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH, đặc biệt là tại ĐBSCL, vùng sản xuất nông nghiệp năng suất và quan trọng nhất cho an ninh lương thực và xuất khẩu gạo của Việt Nam. ĐBSCL và ĐBSH đã có hiện tượng xâm nhập mặn, ngày càng nặng do mực nước biển dâng. Ngành thủy sản cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi mật độ lốc xoáy nhiệt đới ngày càng tăng, xâm nhập mặn và nhiệt độ tăng. Đánh bắt hải sản chịu nhiều ảnh hưởng do đại dương ấm lên và sự axít hóa đại dương do tích tụ các bon điơxít trong đại dương và khơng khí.

Trong 20 năm qua, mỗi năm trung bình thiên tai làm trên 400 người chết và mất tích, thiệt hại vật chất khoảng 1-1,5% GDP và ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước. Thiệt hại trên biển đã giảm, tuy nhiên thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi hiện có xu hướng gia tăng [02].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại việt nam hiện nay (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)