Về quản lý bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu VuThiHang- Luan Van - Lan 3 (hoan chinh) (Trang 51 - 54)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.5. Về quản lý bảo hiểm xã hội tự nguyện

Về cơ quan quản lý:

Ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước là chủ thể duy nhất thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện. Để thực hiện điều này, Nhà nước thiết lập cho mình một hệ thống cơ quan chức năng ngành dọc từ Trung ương đến địa phương đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất trong tổ chức thực hiện, góp phần triển khai thực hiện tốt chính sách pháp luật về BHXH tự nguyện, tổ chức thu, quản lý quỹ BHXH và giải quyết chi trả chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động và các đối tượng thụ hưởng được đầy đủ, kịp thời.

Về nội dung quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội: Để ban hành văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội đều thực hiện theo trình tự: Đảng ban hành chủ trương, đường lối, chính sách về bảo hiểm xã hội thông qua Nghị quyết, Chỉ thị của mình qua từng thời kỳ phát triển.

Nhà nước thể chế hoá chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng về bảo hiểm xã hội bằng các văn bản quy phạm pháp luật.

Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội: Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH là hoạt động cho người lao động và nhân dân trên cả nước hiểu rõ chính sách BHXH là một trong hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống ASXH, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, công tác tuyên truyền có tầm quan trọng và phải tổ chức thực hiện thường xuyên.

Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội: Mọi hoạt động của cơ quan BHXH đều được thống kê, báo cáo hàng tháng, quý, năm theo quy định của ngành, bao gồm các lĩnh vực thu, cấp sổ, thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, thực hiện chi trả chế độ bảo hiểm xã hội. Mỗi lĩnh vực được quy định các mẫu biểu báo cáo quyết toán chi tiết và thực hiện theo thời gian quy định.

Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội: Ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước là chủ thể duy nhất thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện. Để thực hiện điều này, Nhà nước thiết lập cho mình một hệ thống cơ quan chức năng ngành dọc từ Trung ương đến địa phương. Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội: Quản lý thu: Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành từ việc đóng vào quỹ của các chủ thể tham gia BHXH (do người lao động và người sử dụng lao

động đóng theo quy định của luật BHXH, hỗ trợ của Nhà nước) được sử dụng để trả lương hưu và các khoản trợ cấp BHXH cho người lao động theo quy định của pháp luật. Quản lý chi: Để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho mọi người lao động tham gia BHXH thì công tác thực hiện chi trả các chế độ, chính sách đối với người lao động cần được kiểm tra, kiểm soát nhằm bảo đảm chi trả đúng đối tượng, không bỏ sót, sẵn sàng chi trả các chế độ trợ cấp cho người lao động và bảo đảm cân đối quỹ BHXH, hạn chế thấp nhất việc gây thất thoát quỹ BHXH.

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội: Thanh tra, kiểm tra là phương thức của quản lý; đây là một nội dung quan trọng vì trong hoạt động BHXH với sự tham gia của người lao động và người sử dụng lao động có những lợi ích khác nhau nên thường xảy ra những tình trạng trục lợi, lạm dụng. Thanh tra, kiểm tra tập trung vào các công tác sau: việc quản lý thu BHXH và cấp, quản lý, sử dụng sổ BHXH; Quản lý thực hiện các chế độ chính sách BHXH; Quản lý chi trả các chế độ BHXH. Công tác thanh tra, kiểm tra được tập trung vào các đối tượng: đơn vị sử dụng lao động, đại lý thu, chi trả các chế độ BHXH tại bưu điện. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo theo các quy định của pháp luật và của ngành là một trong những hoạt động mang tính thường xuyên của quản lý Nhà nước. BHXH giải quyết khiếu nại, tố cáo khi việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại, họ tên, địa chỉ của người khiếu nại, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại, nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên.

Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội: Việt Nam đàm phán các hiệp định song phương, đa phương về Bảo hiểm xã hội với nhiều nước như: Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp, Nga; với các đối tác như Ngân hàng Thế giới (WB) với Dự án phát hành thẻ an sinh xã hội điện tử thay thế cho Sổ Bảo hiểm xã hội, Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO); tăng cường tổ chức các Hội nghị đối thoại thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Ngoài những quy định trên, Luật BHXH năm 2014 còn có quy định liên quan tới công tác quản lý, tổ chức thực hiện BHXH nhằm hướng tới mục tiêu minh bạch, đơn giản, thuận tiện hơn. Theo đó, quy định các quyền đối với người lao động như: tự quản lý sổ BHXH; hàng năm được cơ quan BHXH xác nhận về việc đóng BHXH,... Bổ sung thêm trách nhiệm của tổ chức BHXH như: ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ BHXH sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Hằng năm, xác nhận thời gian đóng BHXH cho từng người lao động; báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện BHXH; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH. Hằng năm, cơ quan BHXH tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện BHXH trong phạm vi địa phương quản lý; đến năm 2020, sổ BHXH sẽ được thay thế bằng thẻ BHXH điện tử.

Một phần của tài liệu VuThiHang- Luan Van - Lan 3 (hoan chinh) (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)