6. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện tại huyện
Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
Chính sách BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng là một công cụ giúp Đảng và Nhà nước đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện công bằng thu nhập cho người lao động; mở ra cơ hội được tham gia, thụ hưởng BHXH tới đông đảo người dân.
Hiểu được tầm quan trọng của BHXH trong đời sống xã hội của người dân, huyện Thanh Miện đã tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật nhằm hướng dẫn thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện như: Công văn số 72/UBND-VX1của UBND tỉnh về tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh Hải Dương; công văn số 503/BHXH-KTTN ngày 04/5/2018 của UBND tỉnh về việc khai thác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT; công văn số 802/UBND-VX của UBND huyện về việc triển khai thực hiện Công văn số 3046/BHXH-BT ngày 20/8/2018 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Kế hoạch số 109-KH/TU ngày 7/9/2018 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 4107/KH-UBND ngày 22/11/2018 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH… Đặc biệt, BHXH huyện Thanh Miện đã ký quy chế, chương trình phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông
dân và Hội Liên hiệp phụ nữ huyện về công tác tuyên truyền phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình; hướng tới mục tiêu chung là mọi người lao động đều tham gia BHXH và toàn dân tham gia BHYT đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người tham gia BHXH.