Một số hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật về bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu VuThiHang- Luan Van - Lan 3 (hoan chinh) (Trang 60 - 67)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Một số hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật về bảo hiểm xã hộ

nguyện tại huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương và nguyên nhân

2.2.2.1. Một số hạn chế

Ngoài những mặt đã thực hiện được thì vẫn còn đó một số vấn đề được đặt ra là chính sách BHXH tự nguyện có thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho người dân trong tương lai hoặc khi về già có nguồn thu nhập ổn định hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động tổ chức thực hiện của cơ quan BHXH tại địa phương. BHXH huyện Thanh Miện là nơi trực tiếp thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn huyện quản lý cho người dân, nếu như việc thực hiện các loại hình BHXH tốt và

phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người dân thì sẽ là cơ sở để người dân tự nguyện tham gia. Từ góc độ này có thể thấy việc tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện ở Thanh Miện còn một số những tồn tại như sau:

Thứ nhất, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa cao

Bảo hiểm xã hội tự nguyện triển khai thực hiện đã đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo NLĐ. Tuy nhiên qua số liệu trong 5 năm gần đây cho thấy, con số này còn quá thấp so với số lượng lao động trên địa bàn huyện. Số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở khu vực nông thôn còn thấp, phần lớn các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở thị trấn và những người đã tham gia BHXH bắt buộc một số năm, tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí.

Sau hơn 10 năm triển khai chính sách BHXH tự nguyện, tính đến 31/12/2019 toàn huyện mới chỉ có 2.950 người tham gia BHXH tự nguyện, tính trên số người tham gia BHXH bắt buộc chỉ chiếm 5,7% và tính trên số dân chỉ chiếm 2,17%. Số người dân tham gia BHXH tự nguyện chưa nhiều và chưa thường xuyên liên tục. Như vậy, hằng năm ở huyện Thanh Miện có hàng trăm lao động khi hết tuổi lao động không có lương hưu, đây chính là khó khăn rất lớn cho người cao tuổi và chính sách ASXH chưa được bảo đảm.

Trong số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, phần lớn là những người đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc, họ đóng tiếp để đủ điều kiện hưởng lương hưu và những cán bộ bán chuyên trách cấp xã được chính quyền địa phương hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện; số người tham gia mới, đặc biệt là nông dân và lao động trẻ chưa nhiều, chiếm khoảng 13,45% trong tổng số đối tượng tham gia. Điều này chứng tỏ chính sách BHXH tự nguyện chưa tạo sự hấp dẫn, chưa tạo được sự lan tỏa và có sức thuyết phục thu hút sự quan tâm của người lao động và toàn xã hội, là áp lực lớn cho việc thực hiện BHXH tự nguyện theo quy định tại Luật BHXH và các Nghị quyết của Đảng.

Thứ hai, chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa thực sự hấp dẫn đối với người lao động

Pháp luật đưa ra những quy định về điều kiện hưởng các chế độ như trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hằng tháng khắt khe hơn so với BHXH bắt buộc. Những đối

tượng lao động có độ tuổi từ 45 trở lên đối với nam và từ 40 tuổi đối với nữ là những đối tượng không được hưởng chế độ hưu trí hằng tháng khi đến tuổi nghỉ hưu theo quy định (vì thời gian tham gia BHXH tự nguyện chưa đủ 20 năm).

Ngoài ra, BHXH tự nguyện chỉ bao gồm chế độ hưu trí và tử tuất, không có chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,... Chính vì vậy, chính sách BHXH tự nguyện có sự phân biệt với BHXH bắt buộc, do đó chưa thật sự khuyến khích người lao động tham gia. Quy định thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu phải từ đủ 20 năm trở lên và có tuổi đời 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ còn quá dài; chỉ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất... Đặc biệt, người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ % trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, với mức chuẩn nghèo hiện nay là 700.000 đồng, mức đóng BHXH tự nguyện theo chuẩn nghèo là 22% của 700.000 đồng, mức hỗ trợ theo các tỷ lệ nêu trên vẫn rất thấp.

Thứ ba, thủ tục thực hiện chi trả chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện còn vướng mắc

Tỷ lệ chi trả chế độ BHXH tự nguyện trực tiếp tại huyện Thanh Miện còn cao (chiếm khoảng 60% trên tổng số các phương thức chi trả) nên cần nhiều nguồn lực cho công tác chi trả. Công tác chi trả chế độ BHXH tự nguyện chưa đảm bảo quyền lợi và thuận tiện cho người thụ hưởng. Các khâu quyết toán chi trả chưa được thực hiện khoa học, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng, bộ phận chức năng. Thời điểm chi trả và phương thức chi trả cũng chưa đảm bảo thuận tiện và phù hợp với nguyện vọng của đối tượng thụ hưởng. Nếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng chức năng của cơ quan BHXH cũng như quy định rõ việc tiếp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết các chế độ BHXH tự nguyện sẽ góp phần làm cho thủ tục chi trả trở nên nhanh chóng hơn.

Việc cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý khoa học đối với hệ thống BHXH tự nguyện vẫn còn hạn chế. Các quy định về thủ tục, hồ sơ tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH tự nguyện còn rườm rà; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thống kê, điều hành, giám sát thực hiện BHXH

còn thấp; trình độ nghiệp vụ và công nghệ của một số cán bộ còn nhiều hạn chế,... dẫn tới những khó khăn trong giảm thiểu và đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với người tham gia và thụ hưởng BHXH tự nguyện.

Thứ tư, công tác chỉ đạo, phối hợp giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ quan liên quan còn chưa thường xuyên, sát sao, việc phối hợp với cấp ủy, chính quyền cấp xã còn hạn chế

Sự phối hợp giữa BHXH huyện với các cơ quan, ban ngành chưa thực sự nhịp nhàng, chặt chẽ; công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện chưa đạt hiệu quả, do nguồn kinh phí tuyên truyền có giới hạn. Việc nắm bắt, quản lý đối tượng của cơ quan BHXH chưa chặt chẽ, thiếu cơ chế phối hợp đồng bộ giữa tổ chức BHXH và các cơ quan liên quan. Một số cấp uỷ Đảng và chính quyền ở một số đơn vị cấp xã, thị trấn và một bộ phận không nhỏ nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của BHXH tự nguyện trong hệ thống an sinh xã hội. Định kỳ hàng quý, cơ quan BHXH huyện Thanh Miện mới cử cán bộ xuống cấp xã để thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn chính sách, chế độ BHXH và thủ tục cho người tham gia BHXH tự nguyện. Do đó, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cũng như hướng dẫn cụ thể các thủ tục tham gia BHXH tự nguyện không được thực hiện một cách thường xuyên và chưa đáp ứng nhu cầu cho đông đảo người dân. Mặt khác, các đại lý thu BHXH tự nguyện ở cấp xã còn tỏ ra lúng túng, vướng mắc ở nhiều khâu thủ tục hành chính như tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hưởng chế độ cho các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Như vậy, BHXH tự nguyện bước đầu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn đó nhiều hạn chế cần được khắc phục như: số lượng người tham gia thấp, chế độ BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn,... dẫn tới việc thực hiện BHXH tự nguyện chưa có hiệu quả. Những hạn chế nêu trên do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, người lao động chưa hiểu hết vai trò của BHXH tự nguyện.

kinh tế xã hội phát triển so với một số huyện khác, song ở một số xã, đời sống nhân dân tuy đang cải thiện nhưng vấn đề an sinh xã hội chưa được đề cao. Nguyên nhân

chính dẫn đến số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn thấp là do thu nhập của NLĐ thu nhập chưa ổn định, lý do khác là do chưa được tiếp cận với chính sách. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đa số là những NLĐ tự do, làm việc trong khu vực phi chính thức, thu nhập không cao và không ổn định, thường thay đổi nơi ở theo yêu cầu công việc, nên khả năng tiếp nhận những chính sách ưu đãi của Nhà nước và các chế độ khác còn nhiều hạn chế. Người lao động chưa am hiểu về lợi ích lâu dài của BHXH tự nguyện, họ so sánh giữa việc tham gia BHXH tự nguyện với việc gửi tiết kiệm. Với một phép tính đơn giản: nếu thu nhập bình quân khoảng 2,5 triệu đồng/tháng người lao động phải đóng 550.000 đồng (22% mức thu nhập). Như vậy, tính ra trong 20 năm đóng BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ phải đóng 110 triệu đồng. Sau 20 năm nữa khi được hưởng lương hưu, mỗi tháng họ được hưởng 60% mức thu nhập hàng tháng, tức khoảng 1,5 triệu đồng. Về khoản bảo hiểm hưu trí, các công ty bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hưởng nhiều quyền lợi hấp dẫn. Ngoài việc đóng chi phí thấp hơn, mức hưởng cao hơn, các công ty bảo hiểm nhân thọ còn có các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế thu nhập cá nhân cho người nhận lương hưu một lần và hàng loạt các sản phẩm bổ trợ kèm theo. Bên cạnh đó, khách hàng còn được bảo vệ tài chính trước các rủi ro trong cuộc sống như tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn. Vì vậy, nếu không tính đến những lợi ích lâu dài của BHXH tự nguyện, nếu người dân so sánh việc mang tiền gửi tiết kiệm ngân hàng, hay mua vàng tích trữ hoặc tham gia loại hình bảo hiểm nhân thọ như hiện nay thì các hình thức này đem về lợi ích trước mắt cao hơn rất nhiều so với tham gia BHXH tự nguyện.

Thứ hai, công tác tuyên truyền chưa được tiến hành đồng bộ và hiệu quả.

Như chúng ta đã biết, các chính sách của Đảng và Nhà nước muốn triển khai trên thực tế thì không thể thiếu hoạt động tuyên truyền, phổ biến tới cộng đồng dân cư. Chỉ khi người dân được biết đến chính sách, hiểu về chính sách, thậm chí là ủng hộ thì các chính sách mới thực sự đi vào cuộc sống. BHXH huyện chưa quan tâm đầu tư kinh phí hợp lý cho việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cán bộ chuyên trách công tác BHXH tự nguyện là những người kiêm nhiệm nhiều việc nên chưa dành thời gian, công sức đầu tư để đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền. Thông

tin về BHXH tự nguyện chưa được phổ biến sâu rộng đến đối tượng mà chính sách này hướng đến.

Thứ ba, lực lượng cán bộ chuyên môn của BHXH huyện còn ít (hiện nay

tổng số cán bộ là 14 người), chưa đáp ứng được yêu cầu công việc quản lý và tác nghiệp theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu của xu thế phát triển của đất nước. Đồng thời, chưa có nguồn kinh phí để mở rộng mạng lưới cộng tác viên cơ sở và hỗ trợ hoa hồng cho cơ sở để phát triển BHXH tự nguyện. Điều này dẫn đến việc cơ quan BHXH đảm nhận thêm nhiệm vụ nhưng không có thêm kinh phí để hoạt động, thuê cộng tác viên và mở đại lý.

Thứ tư, hiện nay ngân sách Nhà nước và ngân sách huyện Thanh Miện eo

hẹp, khả năng xã hội hóa khó khăn nên huyện chưa đầu tư, dành nguồn kinh phí thích hợp để hỗ trợ cho các nhóm đối tượng nghèo, nhóm xã hội yếu thế để họ có thể tham gia BHXH tự nguyện nhằm mở rộng độ bao phủ đối với những nhóm đối tượng này.

Kết luận Chương 2

Thông qua việc phân tích những quy định hiện hành về bảo hiểm xã hội tự nguyện, có thể thấy hệ thống pháp luật Việt Nam với các quy định về BHXH tự nguyện đã được xây dựng một cách đầy đủ và chi tiết tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc tổ chức triển khai thực hiện. Đặc biệt, Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 với những điểm mới quan trọng, được các chuyên gia pháp lý đánh giá có tính phù hợp và ưu việt hơn so với quy định trước đây hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự phát triển các chế độ BHXH phát triển mạnh mẽ.

Chính sách BHXH tự nguyện là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, được chính thức bắt đầu triển khai từ năm 2008 nhằm thực hiện công bằng và đảm bảo an sinh xã hội, mở ra cơ hội được tham gia BHXH tới đông đảo người dân. Chương 2 của luận văn đã đánh giá được thực tiễn quá trình triển khai thực hiện pháp luật về BHXH tự nguyện ở huyện Thanh Miện đạt được một số kết quả nhất định như: số lượng người tham gia BHXH tự nguyện không ngừng tăng lên qua các năm; BHXH tự nguyện bước đầu đáp ứng được nhu cầu đảm bảo các chế độ dài hạn

như hưu trí và tử tuất cho khối lao động thuộc khu vực phi chính thức; Công tác quản lý và tổ chức thực hiện cũng đã được chú trọng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo tính hiệu quả áp dụng của loại hình BHXH này.

Tuy nhiên, ở cả hai góc độ quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về BHXH tự nguyện tại huyện Thanh Miện hiện nay cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật và kết quả thực hiện pháp luật về BHXH tự nguyện, việc đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện đối với loại hình BHXH tự nguyện tại huyện Thanh Miện là việc làm quan trọng, có ý nghĩa lý luận và tính thực tiễn sâu sắc.

Chương 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

TỪ THỰC TIỄN HUYỆN THANH MIỆN, TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu VuThiHang- Luan Van - Lan 3 (hoan chinh) (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)