6. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Nội dung pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Xuất phát từ vai trò hết sức quan trọng của BHXH tự nguyện đối với đời sống NLĐ cũng như trong đời sống xã hội, nên hầu hết các quốc gia đều quy định cụ thể về BHXH tự nguyện. Tuy quy định của các quốc gia khác nhau, song nhìn chung đều bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
* Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện về nguyên tắc là mọi NLĐ có nhu cầu tham gia, đó là những đối tượng lao động là công dân, đang trong độ tuổi lao động, có thể là người không tham gia hoạt động kinh tế như: người làm nội trợ trong gia đình hoặc đang tham gia hoạt động kinh tế trong các lĩnh vực, ngành nghề như: lao động tự do, lao động nông thôn,... không phân biệt thành phần kinh tế, vùng miền, mức thu nhập nếu có nhu cầu và có khả năng tham gia BHXH tự nguyện.
Tại Đức, BHXH tự nguyện là một hệ thống độc lập áp dụng cho các đối tượng là: nông dân, lao động nông thôn, lao động trong các hộ gia đình, các nông trại có quy mô nhỏ, những người tự tạo việc làm, những nông dân cá thể, các thành viên trong gia đình họ [36].
Tại Phần Lan, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: mọi nông dân từ 18 tuổi trở lên bắt buộc phải tham gia vào hệ thống bảo hiểm tai nạn cho nông dân, từ 14 đến 17 tuổi có thể tham gia BHXH tự nguyện. Ngoài ra, những người trên 65 tuổi cũng được tham gia BHXH tự nguyện cho chế độ bải hiểm tai nạn [36].
Hay tại Trung Quốc, BHXH tự nguyện được thực hiện dưới hai hình thức là chương trình bảo hiểm hưu trí bổ sung và chương trình bảo hiểm tự nguyện nông thôn. Trong đó, chương trình hưu trí tự nguyện được áp dụng cho lao động ở khu vực nông thôn; chương trình bảo hiểm tự nguyện nông thôn được thực hiện với đối tượng tham gia là lao động làm việc trong các hợp tác xã ở khu vực nông thôn3 [27].
Có thể thấy, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là người đóng góp phí BHXH cho mình để được hưởng BHXH. Đối tượng đóng góp vào quỹ BHXH tự nguyện chỉ là người lao động. Người sử dụng lao động không đóng góp vào quỹ BHXH tự nguyện, đây là điểm khác biệt so với BHXH bắt buộc.
* Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mỗi quốc gia trên thế giới đã và đang xây dựng cho mình một hệ thống BHXH tự nguyện với những quy định đặc thù riêng phù hợp với điều kiện kinh tế -
3 http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/co-so-ly-luan-va-thuc-tien-mo-rong-dien-bao-phu-bhxh-voi-lao- dong-khu-vuc-phi-chinh-thuc-bai-1-khuyen-nghi-kinh-nghiem-quoc-te-20769
chính trị - xã hội cũng như tâm lý người dân. Trong đấy, thiết kế các chế độ của BHXH tự nguyện cũng hoàn toàn khác nhau.
Các chế độ BHXH tự nguyện là các quyền lợi mà người tham gia tự nguyện được hưởng khi có đủ các điều kiện bảo hiểm phát sinh.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện thực chất là một loại hình của BHXH, bởi vậy về bản chất BHXH tự nguyện cũng có những nội dung cơ bản của BHXH theo quy định tại Công ước 102 của ILO quy định quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội. Theo đó, BHXH tự nguyện cũng có thể bao gồm tất cả 9 chế độ như trong Công ước. Tuy nhiên, ILO cũng khuyến cáo không bắt buộc các quốc gia phải thực hiện đầy đủ cả 9 chế độ mà chỉ khuyến khích các nước thành viên thực hiện ít nhất 3 chế độ, trong đó ít nhất phải có một trong các chế độ: Trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tàn tật và trợ cấp tử tuất [12].
Việc lựa chọn chế độ nào để áp dụng là nội dung rất quan trọng khi thiết kế chính sách BHXH tự nguyện, vì nó phụ thuộc vào thể chế chính trị và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong mỗi thời kỳ. Cũng có quốc gia thực hiện ngay một lúc nhiều chế độ, nhưng cũng có quốc gia chỉ thực hiện 1 đến 2 chế độ, sau đó mở rộng dần các chế độ như:
Tại Đức, các chế độ được hưởng từ BHXH tự nguyện bao gồm: Tai nạn, ốm đau và thai sản; các chế độ bảo hiểm dài hạn (gồm: Bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm tàn tật, bảo hiểm chế độ tử tuất); trợ cấp gia đình. Ngoài trợ cấp bằng tiền thì người tham gia bảo hiểm còn được trợ cấp bằng hiện vật, như: thuốc chữa bệnh, các phương tiện trợ giúp, đồ mặc và hiện vật cho trẻ sơ sinh, nhà dưỡng lão (đối với người già),... [36]
Ở Phần Lan có 02 chế độ BHXH tự nguyện gồm: Bảo hiểm dài hạn (hưu trí, tàn tật) và bảo hiểm ngắn hạn (ốm đau, tai nạn, thất nghiệp) [36].
Tại Indonesia, các chế độ BHXH tự nguyện bao gồm: Chăm sóc y tế (gồm cả chăm sóc trong các trường hợp ốm đau, thai sản và sinh con), tử tuất, mất sức lao động, hưu trí [17, tr. 47].
Tổ chức Tương tế xã hội nông nghiệp tại Pháp được Nhà nước tài trợ áp dụng các chế độ: BHXH cho nông dân (bảo hiểm bệnh tật, sinh đẻ, thương tật, tử
vong); trả tiền hưu trí cho nông dân; BHXH hưu trí đối với những người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; BHTN lao động và bệnh nghề nghiệp đối với người làm công4 [27].
Nhận thấy, chế độ hưu trí được nhiều quốc gia thực hiện, vì nó đáp ứng được nguyện vọng và nhu cầu của đông đảo người lao động, nhất là lao động tự do, những người nông dân… Việc đóng góp BHXH hưu trí mang tính hoàn lại, tức có đóng có hưởng, nhằm ổn định cuộc sống cho người lao động khi về hưu, giúp họ tự an sinh giảm bớt sự phụ thuộc vào con cái và người thân trong gia đình; khi về già, thu nhập của những người lao động là nông dân, lao động tự do… hầu như bị giảm hoặc mất toàn bộ. Vì khi còn trẻ, họ phải lo cho con cái và thu nhập lại thấp nên khả năng tích lũy tài chính là rất khó khăn; tuổi thọ bình quân của người lao động có xu hướng ngày càng tăng cao, do trình độ chăm sóc y tế ngày càng tốt hơn. Do đó, việc chăm lo đời sống của những người già đang là mối quan tâm của từng nước nói riêng và thế giới nói chung. Ngoài chế độ hưu trí, các chế độ như tử tuất, tàn phế… cũng được nhiều nước triển khai khi thực hiện BHXH tự nguyện.
Để xây dựng hệ thống các chế độ BHXH tự nguyện phù hợp, ngoài việc kế thừa những tri thức về BHXH của thế giới, phải căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể. Bởi lẽ, trong kết cấu của một chế độ của BHXH tự nguyện, bao giờ cũng xác định rõ đối tượng tham gia và đối tượng được hưởng, mức đóng góp, các điều kiện hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng,... Những vấn đề này phụ thuộc vào đường lối, chủ trương và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia
* Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Có thể nói, để BHXH tự nguyện tồn tại và phát triển, đem lại lợi ích tốt nhất cho người lao động tham gia thì phải có một quỹ tài chính đủ lớn và bền vững. Và đây là cơ sở quan trọng để BHXH tự nguyện hoạt động một cách an toàn và hiệu quả. Quỹ BHXH tự nguyện là một quỹ tập trung tiền tệ được hình thành từ sự đóng góp của người lao động tham gia BHXH tự nguyện, ở một số nước còn có thêm sự
4 http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/co-so-ly-luan-va-thuc-tien-mo-rong-dien-bao-phu-bhxh-voi-lao- dong-khu-vuc-phi-chinh-thuc-bai-1-khuyen-nghi-kinh-nghiem-quoc-te-20769
hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức ngành nghề khác, được sử dụng chủ yếu để chi trả trợ cấp cho những trường hợp được hưởng chế độ BHXH tự nguyện theo quy định. Nếu quỹ càng lớn mạnh thì hệ thống BHXH tự nguyện hoạt động càng dễ dàng và ngược lại.
Quá trình diễn ra các hoạt động thu - chi bằng tiền từ quỹ BHXH được tiến hành trên cơ sở luật lệ của Nhà nước. Quỹ BHXH là quỹ được hạch toán độc lập. đảm bảo nguyên tắc vững chắc, bảo toàn và phát triển, không được phép thâm hụt hoặc đổ vỡ và khi cần thiết Nhà nước có thể bảo trợ.
- Nguồn hình thành quỹ BHXH tự nguyện: Khác với BHXH bắt buộc, nguồn hình thành quỹ BHXH tự nguyện hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của NLĐ và sự hỗ trợ của Nhà nước khi cần thiết và các nguồn thu nhập hợp pháp khác, như: Đầu tư quỹ nhàn rỗi, các tổ chức, cá nhân ủng hộ…Trong các nguồn trên thì nguồn đóng góp của người tham gia là thường xuyên và chủ yếu.
Tại Đức, nguồn quỹ hình thành BHXH tự nguyện do chủ trang trại và nông dân cùng đóng góp và được đóng theo quý. Mức đóng chế độ BHXH ngắn hạn cho Chủ tịch quỹ BHXH xác định theo quý. Mức đóng góp dài hạn dựa trên mức chi thực tế cho các chế độ này của quý trước đó, không quy định cứng. Tuy nhiên, quỹ BHXH tự nguyện cũng chủ yếu do nhà nước hỗ trợ (phần đóng của người tham gia BHXH chỉ đảm bảo được 10% chi trả các chế độ và hoạt động) [36].
Tại Phần Lan, quỹ BHXH tự nguyện được hình thành do sự đóng góp của nông dân. Tỷ lệ đóng góp này là khá cao (trên 20% thu nhập cá nhân). Tuy nhiên, 80% trong mức đóng góp này là do Nhà nước hỗ trợ [36].
- Mục đích sử dụng quỹ: Quỹ BHXH tự nguyện được lập ra nhằm các mục đích như:
+ Chi trả trợ cấp các chế độ BHXH: Đây là mục đích chính. Tuy nhiên, xét theo thời hạn, có các loại chi: trợ cấp ngắn hạn (dùng để chi cho các chế độ ngắn hạn, như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…) và chi trợ cấp dài hạn (dùng để chi trả cho các chế độ dài hạn, như: hưu trí, tử tuất). Các mức trợ cấp này được xác định phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức đóng, thời gian
đóng, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước trong những giai đoạn nhất định và được pháp luật quy định.
+ Chi quản lý: Đây là khoản chi cho các hoạt động thường xuyên của tổ chức BHXH tự nguyện như chi lương cho đội ngũ làm công tác BHXH tự nguyện trong toàn hệ thống, chi phí hành chính,…
+ Chi đầu tư: Khoản chi này đảm bảo cho hoạt động đầu tư quỹ nhàn rỗi của BHXH tự nguyện được diễn ra thường xuyên và đạt hiệu quả cao.
+ Chi dự phòng: Đây là khoản dự trữ có thể phát sinh trong năm ngoài dự kiến.
+ Những chi phí khác có liên quan đến hoạt động BHXH tự nguyện.
* Thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện
Thủ tục thực hiện BHXH tự nguyện thường được quy định không giống nhau các nước. Phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức, các điều kiện về kinh tế - xã hội, dân cư, mà các quốc gia sẽ có những quy định riêng biệt về thủ tục thực hiện BHXH tự nguyện cũng như cơ quan, tổ chức thực hiện thủ tục đó.
* Mức phí và phương thức đóng phí bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Mức phí: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có vai trò quyết định đối với cân đối thu chi trong tổ chức và hoạt động của quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện, nên việc xác định mức đóng và tỷ lệ đóng có tầm vai trò đặc biệt quan trọng. Nguyên tắc cơ bản khi xây dựng mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là phải phù hợp với điều kiện thu nhập và mức sống của người lao động trong từng thời kỳ, từ đó thu hút thêm đối tượng tham gia. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện quá cao sẽ không hấp dẫn người lao động tham gia, từ đó làm giảm hiệu quả chính sách bảo hiểm xã hội, ngược lại, nếu mức thu quá thấp sẽ không đảm bảo cân đối thu - chi trong bảo hiểm xã hội tự nguyện và như vậy quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ không tồn tại được. Nếu quy định mức đóng phù hợp với khả năng tài chính của đông đảo người lao động, sẽ khuyến khích người lao động tham gia.
Để xác định mức đóng phí phải căn cứ vào thu nhập của người lao động. Vì đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là những người lao động làm việc ở các ngành nghề, khu vực khác nhau, công việc bấp bênh, thu nhập thấp và không ổn định. Vì
vậy, việc quy định mức đóng không phải là điều dễ dàng. Trên thực tế, khi xây dựng mức đóng, các nước thường quy định hạn mức tối thiểu và tối đa mức thu nhập hằng tháng mà người tham gia lựa chọn làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện và mức đóng sẽ thay đổi trong từng thời kỳ phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng thường quy định mức thu nhập hằng tháng mà người tham gia lựa chọn không thấp hơn mức lương tối thiểu hoặc mức sống trung bình của dân cư ở từng khu vực khác nhau, để khi được hưởng trợ cấp BHXH cũng có thể đảm bảo được mức sống tối thiểu, tránh thu nhập bị hụt hẫng quá lớn.
- Phương thức đóng phí: Là quy định về cách thức đóng phí của người tham gia. Pháp luật về BHXH tự nguyện của từng quốc gia trên thế giới có những quy định khác nhau về phương thức đóng. Có quốc gia quy định đóng BHXH tự nguyện theo tuần, theo tháng, theo quý, theo năm hoặc nhiều năm một lần; có những quốc gia đóng BHXH tự nguyện thông qua thuế, có quốc gia quy định đóng BHXH bằng hình thức trích từ thu nhập của người lao động thông qua tài khoản tại ngân hàng... Tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mức thu nhập và nhu cầu của người lao động tham gia BHXH tự nguyện mà mỗi quốc gia đề ra những quy định, chính sách về BHXH tự nguyện. Nếu phương thức đóng phí dễ dàng, thuận tiện sẽ khuyến khích người lao động tham gia. Vì đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thường sinh sống, làm việc phân tán ở nhiều nơi, thu nhập khác nhau và không ổn định, nên việc quy định phương thức đóng phí phải linh hoạt và đa dạng để người tham gia lựa chọn. Chẳng hạn, lao động trong nông nghiệp thường có tính thời vụ, nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên (có vụ được mùa, có vụ lại mất mùa), cho nên không nhất thiết phải đóng BHXH tự nguyện theo từng tháng, quý hoặc 6 tháng một lần, mà có thể mở rộng ra đóng 1 năm hoặc 2 năm một lần hoặc đóng khi nào có thu nhập cho phù hợp với khả năng tạo ra thu nhập của người lao động.
* Quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội tự nguyện là hoạt động quản lý Nhà nước nhằm mục đích điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội tự nguyện. Quản lý của Nhà nước nhằm mục đích đảm bảo đúng
quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, định hướng cho hệ thống BHXH tự nguyện hoạt động an toàn, hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra. Quản lý Nhà nước về BHXH tự nguyện được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
- Xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện: Để phát triển được hệ thống BHXH tự nguyện thì điều trước tiên và quan trọng nhất là Nhà nước phải xây dựng chính sách BHXH tự nguyện phù hợp với thực tiễn, khi đó việc thực thi chính sách BHXH tự nguyện mới dễ dàng và có hiệu quả. Do vậy, một trong những nhiệm vụ cơ bản của quản lý Nhà nước về BHXH tự nguyện là công