6. Kết cấu luận văn
2.2.1. Môi trường pháp luật điều chỉnh hoạt động các doanhnghiệp tạ
2.2.1. Môi trường pháp luật điều chỉnh hoạt động các doanh nghiệp tại Việt Nam Nam
Sau nhiều năm đổi mới, Việt Nam đã từng hước hoàn thiện thể chế kinh tế và môi trường đầu tư kinh doanh, đủ sức thu hút hàng vạn dự án đầu tư nước ngoài. Việt Nam đã phát triển các loại hình kinh tế như: Kinh tế Nhà nước, kinh tế đầu tư nước ngoài, kinh tế cổ phần và tư nhân. Tất cả các thành phần kinh tế đều được thừa nhận trong Hiến pháp và dần dần được đối xử ngang bằng, qua khung khổ pháp lý về đầu tư và kinh doanh, góp phần to lớn cho phát triển kinh tế.
Ở Việt Nam, hệ thống các quy định về quản trị doanh nghiệp được đề cập tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật; bao gồm các luật và các văn bản hướng dẫn thi
hành. Trong đó, Luật Doanh nghiệp 2005 có vai trò trung tâm, chi phối hầu hết vấn đề quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tuân theo Luật Đầu tư (2005). Các quy định quản trị doanh nghiệp đặc thù còn được quy định căn cứ theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp như: tín dụng, bảo hiểm, chúng khoán, công chúng, luật sư... Trong đó, tổ chức tín dụng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo quy định của Luật Chứng khoán, các công ty này chỉ được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động thương mại thì tuân theo Luật Thương mại (2005). Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm (KDBH). Nhìn chung, các luật chuyên ngành này thường quy định dẫn chiếu để áp dụng khung pháp lý về quản trị theo quy định của Luật Doanh nghiệp, đồng thời, có những quy định riêng về vấn đề này. Ngoài ra còn có các luật khác như Luật Cạnh tranh (2004/2018), Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2005/2009), Luật quản lý thuế (2006), Luật Thuế thu nhập cá nhân (năm 2007), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (năm 2008), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (năm 2008), Bộ Luật Lao động (2013) và nhiều bộ luật liên quan khác, Bên cạnh đó, đối với các vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, có các bộ luật như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ người tiêu dùng...
- Luật Cạnh tranh năm 2004/2018 quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Luật này cho phép doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật và Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.
- Luật Doanh nghiệp 2005/2014 đã đưa ra các qui định về doanh nghiệp và được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tồ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp. Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân
thuộc mọi thành phần kinh tế; quy định về nhóm công ty. Luật Doanh nghiệp là một bước tiến lớn, tạo ra sự thay đổi căn bản trong quá trình hoàn thiện khung quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam. Xét về mặt nội đung quy định, Luật Doanh nghiệp đã giải quyết những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp trên cơ sở áp dụng thông lệ quốc tế và có sự điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn của Việt Nam. Theo đó, Luật Doanh nghiệp đã thiết lập khung quản trị doanh nghiệp hướng tới các nguyên tắc quản trị hiệu quả theo khuyến nghị của OECD năm 2004.
- Việc ra đời Luật Đầu tư năm 2005 có thể coi là một bước tiến quan trọng và căn bản nhất để hoàn thiện cơ bản môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của Việt Nam, phù hợp với tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Luật Đầu tư đã tạo được sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước, đầu tư có vốn nước ngoài, cũng như giữa các thành phần kinh tế.
- Luật Thương mại (2005) qui định về hoạt động thương mại dựa trên nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại và nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại. Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.
- Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi năm 2009) quy định về sở hữu trí tuệ. Luật này quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó, Trong đó, Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh. Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác.
- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH được ban hành là mốc đánh dấu quan trọng của quản lý thuế ở Việt Nam. Lần đầu tiên ở Việt Nam, toàn bộ các quy định về quản lý thuế được thống nhất trong một văn bản pháp luật về quản lý thuế, góp phần vào việc hạn chế các qui định phức tạp, chồng chéo và vừa thiếu vừa thừa như trước đó. Cũng theo luật quản lý thuế này, cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế từ năm
2007 được áp dụng rộng rãi. Việc chuyển từ cơ chế thông báo thuế sang cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế có thể được coi là bước đột phá quan trọng trong tư duy hành chính thuế, thể hiện sự cải cách hành chính mạnh mẽ, chuyển người nộp thuế từ thế thụ động tuân thủ sang tự giác tuân thủ.
- Luật Thuế thu nhập cá nhân (năm 2007) quy định về đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, giảm thuế và căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân.
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (năm 2008) quy định về người nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và ưu đãi thuế thu nhập doanhnghiệp. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (năm 2008) qui định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế và giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Bộ Luật Lao động mới có hiệu lực từ ngày 1/5/2013 quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động. Bộ luật Lao động giúp cho bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
Có thể nói rằng hệ thống pháp luật về kinh doanh đã tương đối đầy đủ và đồng bộ, bảo đảm cơ sở pháp lý để mở rộng các quyền về tự do kinh doanh cho tất cả các thành phần kinh tế. Tất cả các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều được tự do kinh doanh những hàng hóa và dịch vụ mà pháp luật không cấm. Chính sách về gia nhập thị trường, trong đó đặc biệt là khâu thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, đã tạo ra một bước đột phá cho sự phát triển của khu vực tư nhân. Đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực để đẩy nhanh quá trình sắp xếp và đổi mới DNNN theo các cam kết quốc tế, thực hiện đa dạng hóa các hình
đối xử đối với các doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài... Môi trường kinh doanh cho các đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cải thiện trên nhiều mặt, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được bình đẳng về pháp lý như các doanh nghiệp Việt Nam. Năng lực quản lý và điều hành của Chính phủ ngày càng tốt hơn và hiệu quả hơn. Trong thể chế công ty, tính công khai minh bạch của hệ thống cũng được cải thiện rõ rệt. Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán và yêu cầu công khai minh bạch thông tin đối với các công ty niêm yết cùng với việc các công ty, doanh nghiệp tích cực cải cách các tiêu chuẩn về kế toán và kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế... đã góp phần đáng kể cho việc cải thiện thể chế công ty.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam xuất phát thấp từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, với gần 80% là nông nghiệp, lại chịu ảnh hưởng sau nhiều năm chiến tranh, nên khả năng hội nhập chưa cao và hiệu quả quản lý kinh tế theo hướng thị trường hóa còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Dù đã gia nhập WTO nhưng môi trường pháp lý của Việt Nam còn có nhiều vấn đề phải bàn, trong đó, nổi cộm hơn cả là vẫn chưa đủ các chế tài pháp lý và chất lượng xây dựng các văn bản luật còn quá thấp. Nhiều yếu tố của môi trường pháp lý chưa phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và đang trong quá trình vừa hình thành vừa hoàn thiện. Hơn nữa, do có quá nhiều loại văn bản, được nhiều cấp ban hành, nhưng lại thiếu cơ chế cân nhấc toàn diện các lĩnh vực pháp luật khác nhau, nên mâu thuẫn và chồng chéo là khó tránh khỏi. Tính cồng kềnh, sự tồn tại các bất cập và mâu thuẫn làm giảm tính minh bạch của pháp luật, khiến cho pháp luật trở nên phức tạp, khó hiểu và khó áp dụng và, vì thế, kém hiệu lực. Thêm vào đó, pháp luật thường xuyên bị thay đổi, dẫn những khó khăn đáng kể trong việc thực hiện và tác động xấu đến sự ổn định của các quan hệ xã hội, nhất là đối với các quan hệ kinh tế. Rất nhiều văn bản pháp luật lại có tính quy phạm thấp, tức là thiếu những quy tắc xử sự cụ thể mà chủ thể phải thực hiện. Phần lớn các văn bản luật như vậy giao cho Chính phủ ban hành nghị định để cụ thể hoá. Nhiều nghị định của Chính phủ lại giao cho bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện. Thực tế này đã dẫn đến tình trạng nảy sinh không ít mâu thuẫn giữa văn bản hướng dẫn và văn bản được hướng dẫn thi hành. Việc triển khai thực hiện pháp luật theo cách này thiếu kịp thời, khó mang lại hiệu quả cao, vì phải chờ văn bản của các cấp khác nhau.
Do vậy, môi trường pháp lý của Việt Nam hiện nay chưa tạo ra động lực để các doanh nghiệp phải quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, hướng tới những chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế. Hon nữa, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam rất đồ sộ nhưng thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ, rất dễ bị vô hiệu bằng những công văn - một trong những văn bản dưới luật và việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt hiện nay là môi trường vô cùng thuận lợi cho những hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Trên thực tế vẫn còn có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, hiện tượng tham nhũng còn khá phổ biến, nhiều biện pháp can thiệp của Nhà nước vào thị trường chưa thực sự hiệu quả, phân bổ nguồn lực xã hội còn tập trung chủ yếu trong các công ty nhà nước... Trong khi đó tình trạng của thể chế công ty cũng còn nhiều bất cập, nhiều công ty hoạt động thiếu định hướng, chiến lược kinh doanh, chỉ biết chớp lấy cơ hội trước mắt, xem nhẹ đạo đức trong kinh doanh, thiếu một chế độ kế toán và kiểm toán phù hợp...