Nâng cao nhận thức về tuân thủ pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuân thủ pháp luật doanh nghiệp những thách thức đặt ra (Trang 86)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Các giải pháp tăng cường tính thủ tại doanhnghiệp Việt Nam

3.2.1. Nâng cao nhận thức về tuân thủ pháp luật

Trước hết, cần nâng cao nhận thức về đạo đức kinh doanh ở Việt Nam thông qua tuyên truyền và giáo dục cho doanh nghiệp cũng như người dân.

-Tuyên truyền, phổ cập các kiến thức về đạo đức kinh doanh nhằm định hướng hành vi của người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, để người dân có thể nắm được nhằm tự bảo vệ quyền lợi cho mình và giám sát hoạt động của

doanh nghiệp, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên huyền, giáo dục để làm cho các doanh nghiệp và những người sản xuất, kinh doanh có nhận thức đúng đắn hơn, đầy đủ hơn về đạo đức kinh doanh.

- Xây dựng các nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để tuyên truyền về đạo đức kinh doanh cũng như quyền lợi của người tiêu dùng, giúp người dân nhận thức rõ hơn, đấu tranh cho quyền lợi của người tiêu dùng.

-Các cơ quan hữu quan cần tổ chức các lớp học cho doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh, chọn lựa dịch và xuất bản một số sách có uy tín của nước ngoài về đề tài này...

-Các trường cao đẳng, đại học khối kinh tế cũng cần đưa nội dung về đạo đức kinh doanh vào chương trình đào tạo của mình, có thể dưới dạng một môn riêng hay gài vào các môn học khác như quản trị nhân sự, nghiệp vụ kinh doanh.,.

Thứ hai, cần có những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp nâng cao đạo đức kinh doanh của mình

-Cần xây dựng hệ thống đánh giá về đạo đức trong phạm vi xã hội

-Các cơ quan hữu quan cần có những biện nháp để khuyến khích doanh nghiệp có thành tích trong đạo đức kinh doanh như xét tặng các giải thưởng nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có “đạo đức kinh doanh” vì người tiêu đùng. Các cơ quan thông tin đại chúng có thể đăng bài tôn vinh những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn này... cần phải nêu nhiều hơn nữa những doanh nghiệp làm ăn chân chính, tuyên truyền, quảng bá những thương hiệu có uy tín đồng thời cũng phê phán mạnh mẽ những doanh nghiệp không có đạo đức kinh doanh. Từ đó, đề cao việc muốn kinh doanh tốt phải có đạo đức tốt. Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại bền vững và làm ăn phát đạt khi khẳng định được uy tín, thương hiệu dựa trên chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát và có chế tài xử phạt nghiêm minh, tăng mức tiền phạt hoặc đình chỉ hoạt động.

Cuối cùng, các doanh nghiệp cần chủ động trong công tác tăng cường đạo đức kinh doanh bằng cách:

- Thành lập bộ phận chuyên quản lý về đạo đức trong phạm vi doanh nghiệp nhằm nghiên cứu, đề ra các chính sách, qui tắc và thể chế về đạo đức, được áp đụng

trong một tổ chức kinh doanh. Bộ phận này có vai trò như một ban tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp về phương diệnđạo đức kinh doanh

- Giáo dục đạo đức kinh doanh cho nhân viên bằng cách phổ biến các qui chế và qui tắc đạo đức của doanh nghiệp.

3.2.2. Đổi mới quản trị doanh nghiệp hướng tới tuân thủ

Để phát triển bền vững và thu hút các nguồn vốn đầu tư dài hạn, doanh nghiệp cần có cơ chế quản trị doanh nghiệp đáng tin cậy, phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp tiên tiến trên thế giới.

Thực tế là doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn xếp ở thứ hạng cuối trong bảng xếp hạng Thẻ điểm quản trị công ty (ACGS) của 6 quốc gia trong khu vực ASEAN, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia (Theo ACGS 2017, các công ty niêm yết của Việt Nam đạt mức điểm trung bình là 41,3 trên thang điểm 130 và điểm số cao nhất là 73 trên thang điểm 130). Nguyên nhân chính là do hệ thống quản trị của các công ty Việt Nam vẫn chưa theo kịp các thông lệ quốc tế chuẩn, đặc biệt trong cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị.

Do đó, việc đổi mới quản trị doanh nghiệp theo hướng tuân thủ các các nguyên tắc, chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp tiên tiến trên thế giới và đặc biệt là Bộ Nguyên tắc QTCT theo thông lệ tốt nhất của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng. Bộ Nguyên tắc QTCT theo thông lệ tốt nhất của Việt Nam được xây dựng dựa trên các Nguyên tắc QTCT của Khối G20/OECD, Thẻ điểm QTCT năm 2017 của ASEAN, và Nguyên tắc QTCT của các quốc gia khác. Bộ Nguyên tắc QTCT của Việt Nam được chia thành 5 phần nội dung chính, bao gồm 10 nguyên tắc chung và các nguyên tắc chi tiết, và sẽ được tóm tắt ở các trang tiếp theo. Tại phần 1 của bộ nguyên tắc quy định Trách nhiệm của Hội đồng Quản trị bao gồm:

Nguyên tắc 1: Thiết lập Vai trò, Trách nhiệm và Cam kết rõ ràng của HĐQT

Nguyên tắc 2: Thiết lập một HĐQT có Năng lực và Chuyên nghiệp

Nguyên tắc 3: Bảo đảm Vai trò Lãnh đạo Hiệu quả và sự Độc lập của HĐQT

Nguyên tắc 5: Bảo đảm Hoạt động Hiệu quả của HĐQT

Nguyên tắc 6: Thiết lập và Duy trì Văn hóa Đạo đức Công ty

Đây là phần nội dung quan trọng nhất, nhằm giúp tất cả các bên có quyền lợi liên quan hiểu được:

• Vai trò quan trọng của HĐQT và các thành viên HĐQT trong công tác chỉ đạo và

quản trị công ty, với các trách nhiệm mà cổ đông của công ty đã ủy thác cho họ

• Khung làm việc và cơ chế hoạt động để các thành viên HĐQT đảm nhận hoặc miễn nhiệm các trách nhiệm của mình một cách minh bạch và hiệu quả

• Những thông lệ tốt nhất đối với một HĐQT có năng lực và cân bằng, tập trung vào các vấn đề liên quan đến tính độc lập, cơ cấu tổ chức, cơ cấu thành viên và đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐQT

Điều lệ hoạt động của HĐQT xác định rõ vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm giải trình. Vai trò của HĐQT bao gồm việc thiết lập khẩu vị rủi ro và các kiểm soát liên quan; mục tiêu hiệu quả hoạt động, trong đó có các tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG); hệ thống kế toán và báo cáo tài chính; kiểm toán độc lập; các xung đột lợi ích tiềm tàng; và kế hoạch kế nhiệm cho các vị trí chủ chốt.

• Các thành viên HĐQT được yêu cầu hiểu rõ các Trách nhiệm Ủy thác của

mình, với mức độ quan tâm và cẩn trọng hợp lý vì lợi ích cao nhất của công ty và các cổ đông, bao gồm lợi ích của các bên có lợi ích liên quan.

• Sự đa dạng trong cơ cấu thành viên HĐQT phải được tăng cường thông qua

sự đa dạng trong trình độ và kinh nghiệm, được thể hiện qua một ma trận kỹ năng mô tả các vai trò và năng lực cần thiết.

• Tất cả các thành viên phải được đề cử thông qua một quy trình chính thứctrước khi được bầu cử tại các đại hội cổ đông và không được giữ vai trò tư vấn hoặc cố vấn được trả phí bởi công ty.

• Các Thành viên HĐQT độc lập chỉ nên tham gia HĐQT của một công ty trong tối đa chín năm liên tục, và một người nên được bổ nhiệm làm “Thành viên HĐQT độc lập đứng đầu”.

• Tính hiệu quả của vai trò giám sát của HĐQT có thể được tăng cường thông qua việc thành lập Ủy ban Kiểm toán, Ủy ban Quản lý rủi ro và Ủy ban QTCT, Bổ nhiệm và Lương thưởng (CGNR), trong đó mỗi ủy ban bao gồm tối thiểu ba thành viên không điều hành, và đa phần các thành viên của Ủy ban, bao gồm Chủ tịch ủy ban, phải là thành viên độc lập.

• HĐQT nên thực hiện và giám sát việc tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử và Đạo

đức Kinh doanh, để thúc đẩy văn hóa đạo đức trong doanh nghiệp.

• HĐQT tự đánh giá hiệu quả hoạt động hàng nămthông qua các tiêu chí và quy trình đánh giá minh bạch, được hỗ trợ bởi CGNR và/hoặc với sự tham gia đánh giá định kỳ của các bên độc lập.

3.2.3. Xây dựng mô hình quản trị tuân thủ tại doanh nghiệp

Hiện nay, chương trình tuân thủ mới chỉ bước đầu được áp dụng tại một số doanh nghiệp lớn, trong khi đó khối lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam rất nhiều nhưng những doanh nghiệp này chưa thực sự quan tâm đến chương trình tuân thủ của doanh nghiệp, chưa có một bộ phận trong doanh nghiệp làm nhiệm vụ kiểm soát nội bộ cũng như đưa ra những đề xuất để doanh nghiệp hoạt động theo đúng những quy định của pháp luật. Có thể nguyên nhân do những người đứng đầu doanh nghiệp chưa nhận ra được lợi ích thực sự của việc áp dụng chương trình tuân thủ, cũng có thể do chi phí để áp dụng chương trình tuân thủ quá lớn... Do đó, đối với nền kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế đang phát triển với kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chi phối thì để nâng cao những doanh nghiệp sử dụng chương trình tuân thủ thì nhà nước cần tuyên truyền để các doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng, so sánh giữa lợi ích đạt được và chi phí mất đi trong việc tuân thủ, từ đó doanh nghiệp chủ động đưa chương trình tuân thủ vào áp dụng tại doanh nghiệp mình.

Vấn đề quan trọng cho mỗi doanh nghiệp là cần thực hiện xây dụng chương trình tuân thủ phù hơp với lĩnh vực hoạt động, chiến lược, qui mô của doanh nghiệp.

Đối với những doanh nghiệp đa quốc gia lớn tại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp này đã hiểu được những lợi ích thu được từ chương trình tuân thủ và đã có chương trình tuân thủ của riêng mình. Tuy nhiên những doanh nghiệp này cũng cần

có những bước điều chỉnh cho chương trình tuân thủ của họ phù hợp với những qui định của Việt Nam mà vẫn đảm bảo những tiêu chuẩn của quốc tế.

Đối với những doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần và các doanh nghiệp không có yếu tố nước ngoài, hiện nay chưa có chương trình tuân thủ trong các doanh nghiệp này. Việc cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam này là xây dựng chương trình tuân thủ nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện tốt các nghĩa vụ liên quan đến pháp luật, đạo đức và trách nhiệm xã hội. Bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp là cân đối được chi phí phù hợp trong khả năng của doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình tuân thủ và sử dụng nhũng nguồn lực để thực hiện chương trình này. Trong đó, các doanh nghiệp lớn có thể bằng nguồn lực của mình tự xây dựng bộ qui tắc ứng xử và chương trình tuân thủ phù hợp với ngành nghề kinh doanh cho riêng mình. Các doanh nghiệp lớn cũng có thể mua bản quyền chương trinh tuân thủ của nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh của mình và thuê nguồn lực tư vấn, điều chỉnh chương trình tuân thủ phù hợp với pháp luật Việt Nam và các qui ước quốc tế.

Vấn đề chi phí là bài toán hóc búa cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ khi muốn áp dụng chương trình tuân thủ tại Việt Nam. Với qui mô nhỏ và nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham khảo chương trình tuân thủ của các doanh nghiệp Việt Nam lớn phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình và thực hiện các yêu cầu tuân thủ theo luật định. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thuê dịch vụ tư vấn ở các doanh nghiệp cung cấp dịch VII tư vấn tuân thủ hoặc cung cấp một khóa đào tạo ngắn hạn cho nhân viên về kiểm toán nội bộ để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ của doanh nghiệp.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả xin đề xuất sơ đồ tổ chức và mô hình mẫu về chương trình tuân thủ tại Việt Nam, được đúc kết từ những chương trình tuân thủ điển hình trên thế giới. Thông qua kinh nghiệm chương trình tuân thủ tại Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản, tác giả nhận thấy chương trình tuân thủ của Hoa Kỳ khá cụ thể, tất cả các quá trình thực hiện tuân thủ trong chương trình của Hoa Kỳ rõ ràng, mạch lạc, không bị chồng chéo lẫn nhau. Chương trình tuân thủ ở Đức có cùng nguyên tắc tuân thủ giống của Hoa Kỳ, tuy nhiên các bước lại không rõ ràng

mạch lạc. Chương trình tuân thủ của Nhật tuy rất chặt chẽ nhưng khó áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam vì chương trình tuân thủ nhóm như vậy sẽ đòi hỏi chi phí cao và năng lực quản lý tốt. Trong khi đó, khả năng quản lý của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu và hạn chế về tài chính. Do vậy, có thể dựa trên chương trình tuân thủ của Hoa Kỳ để xây dựng chương trình tuân thủ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đề xuất chương trình tuân thủ cho doanh nghiệp Việt Nam được thể hiện trong sơ đồ 3.1 và Sơ đồ 3.2. Ở đây, sơ đồ tổ chức được xây dựng cho doanh nghiệp cổ phần làm điển hình. Các loại hình doanh nghiệp khác có thể dùng để tham khảo và ứng dụng thích hợp vào loại hình công ty của từng doanh nghiệp.

Đối với đề xuất mô hình chương trình tuân thủ của doanh nghiệp Việt Nam trong Sơ đồ 3.2, các bước thực hiện chương trình này có thể thay đổi phù hợp với từng doanh nghiệp. Bộ qui tắc ứng xử sẽ là bộ qui tắc qui định những hành vi ứng xử nhằm đảm bảo 3 nội dung của chương trình tuân thủ là tuân thủ pháp luật, tuân thủ đạo đức kinh doanh và tuân thủ trách nhiệm xã hội. Tùy theo lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp có thể đề ra các bộ tiêu chuẩn phù hợp các Luật liên quan.

Để áp dụng chương trình tuân thủ thực sự hiệu quả tại Việt Nam, nhân sự của chương trình tuân thủ nên bao gồm Hội đồng quản trị, Ban tuân thủ, Giám đốc tuân thủ và các cán bộ tuân thủ. Những doanh nghiệp lớn nên áp dụng cơ cấu tổ chức tuân thủ này nhằm kiểm soát được mọi hoạt động có tính tuân thủ hay không.Những doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam với nguồn vốn hạn hẹp có thể áp dụng chế độ một cán bộ tuân thủ cho doanh nghiệp hoặc thuê từ dịch vụ tư vấn tuân thủ.

Về truyền thông chương trình tuân thủ, doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng tất cả các phương thức truyền thông như đề xuất hoặc chỉ lựa chọn một phương thức phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Để thực hiện tốt chương trình tuân thủ, doanh nghiệp Việt Nam cũng nên đảm bảo các qui trình tiếp theo là đào tạo giáo dục nhân viên về bộ qui tắc ứng xử, thực hiện quản lý rủi ro, tiến hành giám sát, kiểm toán nội bộ, điều tra và có những biện pháp khắc phục đối với những rủi ro.

Sơ đồ 3. 1: Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng chương trình tuân thủ

3.2.4. Tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tương đối mới mẻ với Việt Nam. Song, trong những năm gần đây, trước thảm họa về môi trường và những hậu quả tiêu cực về xã hội đo các doanh nghiệp gây ra, vấn đề trách nhiệm xã hội được đặt ra một cách cấp bách. Để định hướng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hiếu biết và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình, cần phải thực hiện một số giải pháp trong cả phạm vi xã hội lẫn phạm vi của doanh nghiệp.

Trong phạm vi xã hội, cần có các biện pháp để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội như:

- Xây dụng một hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và nghiêm túc;

- Đưa tiêu chí trách nhiệm xã hội thành tiêu chí cạnh tranh của các doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ cố gắng thực hiện tốt trách nhiệm xã hội một cách tự giác để thu hút khách hàng, cạnh tranh với đối thủ. Các tiêu chí cần được thiết kế phù hợp, sát với thực tiễn của doanh nghiệp bởi một hệ thống tiêu chí cao sẽ có thể làm mất đi động lực với doanh nghiệp, do đó sẽ cản trở việc khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuân thủ pháp luật doanh nghiệp những thách thức đặt ra (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)