6. Kết cấu luận văn
1.2.4. Bảo vệ môi trường
Nhà nước ban hành luật bảo vệ môi trường cùng những quy định, thủ tục đi kèm để bảo vệ và cải tạo môi trường nhằm tránh những tác động, hậu quả xấu có thể xảy ra trong lương lai, để lại môi trường trong lành cho thế hệ sau tồn tại và phát triển. Đó là lý do mà mỗi doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường để bảo vệ chính cuộc sống và sức khỏe của bản thân mình và không gây ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung quanh. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH) sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) phát triển bền vững, thông qua các hoạt động như tuân thủ pháp luật về BVMT; kiểm soát ô nhiễm; tái chế chất thải; tiết kiệm tài nguyên
Đối với doanh nghiệp khi bắt đầu xây dựng cần tuân thủ:
• Tiến hành đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với các dự án có quy mô
tương ứng phụ lục 2 thuộc Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính Phủ nhằm đánh giá những tác động xấu mà dự án có thể gây ra cho môi trường khu vực và đưa ra những biện pháp giảm thiểu.
• Đối với dự án không thuộc phụ lục 2 thuộc Nghị định 18/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp không tiến hành lập ĐTM mà phải lập Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường (BVMT)
• Đăng ký sổ chủ nguồn thải đối với doanh nghiệp có phát sinh chất thải nguy
hại theo quy định Thông Tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015; Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015; QCVN 07:2009/BTNMT.
• Doanh nghiệp phải xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn, khí
thải để khi thải ra môi trường ngoài đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn môi trường cho phép.
Đối với doanh nghiệp đang hoạt động cần tuân thủ:
• Nếu doanh nghiệp chưa lập ĐTM hoặc chưa có bản kế hoạch bảo vệ môi trường thì phải tiến hành lập Đề Án Bảo vệ môi trường chi tiết (đối với doanh nghiệp có quy mô tương ứng phải lập ĐTM) hoặc lập Đề án BVMT đơn giản đối với những doanh nghiệp còn lại.
• Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng trong quá trình hoạt động tuân thủ đúng theo những gì đã cam kết trong các hồ sơ môi trường (ĐTM, kế hoạch BVMT, đề án BVMT) để mục đích bảo vệ môi trường và thực hiện lập Báo Cáo Giám Sát Môi Trường Định Kỳ 2 lần 1 năm nộp vào trước các ngày 15/6 và 15/12 mỗi kỳ theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015.
• Lập Đề Án khai thác nước ngầm nếu đơn vị có nhu cầu khai thác nước ngầm
theo Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 02/07/2012; Luật Bảo vệ môi trường 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014; Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
• Xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước đối với các cơ sở nằm ngoài khu
công nghiệp có lưu lượng nước thải lớn hơn 5m3/ngày đêm, căn cứ theo Luật Tài nguyên nước 2012 và Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013.
1.3. Kinh nghiệm về tuân thủ pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam
1.3.1. Chương trình tuân thủ của doanh nghiệp tại Hoa Kỳ
1.3.1.1. Quá trình phát triển của chương trình tuân thủ tại Hoa Kỳ
Chương trình tuân thủ trong kinh doanh tại Hoa Kỳ chính thức bắt đầu vào những năm 1940, sau chiến tranh thế giới thứ hai. Khi các tập đoàn phát triển về cả quy mô và độ phức tạp, họ nhận ra sự cần thiết phải tổ chức chương trình tuân thủ trong nội bộ.
Ban đầu, luật chống độc quyền là nội dung trọng tâm của tất cả các chương trình tuân thủ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai cùng với sự phát triển của các tập đoàn lớn trong ngành công nghiệp tập trung, luật chống độc quyền đạt tới hình thức cao nhất của việc thực thi và độ phức tạp. Mặc dù luật chống độc quyền là nội dung trọng tâm, các chương trình tuân thủ cũng có quy định liên quan đến xung đột lợi
Sau khi ban hành bộ luật Shennan và Clayton, luật chống độc quyền ngày càng phát triển và các luật sư ở Bộ Tư pháp và các nơi khác đã trở thành lực lượng thi hành các chính sách của cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài ra, quá trình phát triển luật chứng khoán sau việc thông qua Luật Chứng khoán (Securities Acts) đã trở thành bộ luật thứ hai cho các công ty tại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, các chương trình ban đầu dần mờ nhạt so với các sự phát triển và hoạt động rộng lớn của công ty hiện nay. Các chương trình tuân thủ ban đầu bao gồm nhiều trang giải thích và thường được quản lý hoàn toàn bởi bộ phận pháp lý của doanh nghiệp và chủ yếu bởi một luật sư trong bộ phận. Thực tế, các văn bản của chương trình tuân thủ thường được thực hiện kết hợp với bộ phận nhân sự và được giám sát bởi kiểm toán nội bộ, tuy nhiên quản lý cấp cao hiếm khỉ liên quan đến các chương trình tuân thủ. So với môi trường ngày nay, sự tham gia của quản lý cấp cao là bắt buộc theo yêu cầu của các luật khác nhau, của các chương trình hướng dẫn và các quy định giám sát ngày càng tăng của cộng đồng doanh nghiệp.
Trong quá khứ, văn bản của chương trình tuân thủ được điều chỉnh theo thời gian và phổ biến cho toàn bộ công ty và được giải thích bởi kiểm toán nội bộ. Các kết quả thường được báo cáo cho Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty trong hoặc sau cuộc họp ủy ban Kiểm toán. Ngày nay, các chương trình này được coi là giản đơn bởi vì các chương trình hiện nay thường được khái quát bởi một Ban công vụ, một ủy ban kiểm toán và mỗi năm một lần bởi Hội đồng quản trị.
Chương trình tuân thủ ngày nay được thiết kế phù hợp với các quy định mới và các luật mới được ban hành, và dựa trên hoạt động của các tập đoàn ở Hoa Kỳ. Mỗi một đạo luật được đề cập trong chương trình tuân thủ được xác định rõ trong các tổ chức. Những chương trình này đưa ra hướng dẫn cụ thể để hoạt động và tuân thủ theo các luật này (Patrick J.Head, 1997)
1.3.1.2. Trường hợp cụ thể về chương trình tuân thủ tại công ty Johnson & Johnson
Để hình dung rõ hơn về chương trình tuân thủ tại Hoa Kỳ, nội dung dưới đây xin được tập trung nghiên cứu một trường hợp cụ thể về chương trình tuân thủ của công ty Johnson & Johnson, một doanh nghiệp lớn có trụ sở chính tại Hoa Kỳ.
Johnson & Johnson là một công ty lớn và đa dạng hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chuyên nghiên cứu khoa học và đưa ý tưởng sáng tạo, các sản phẩm và dịch vụ để thúc đẩy sức khỏe và phúc lợi của người dân. Johnson & Johnson có hơn 275 công ty hoạt động tại hơn 60 quốc gia sử dụng khoảng 128.700 người. Trụ sở chính trên toàn thế giới của Johnson &Johnson là ở New Brunswick, New Jersey, Hoa Kỳ.
Tuân thủ và giám sát của Johnson &Johnson
Ủy ban tuân thủ Johnson &Johnson bao gồm các nhà lãnh đạo cao cấp của một số phòng chức năng của công ty cũng như ba nhà lãnh đạo tuân thủ cao cấp của dược phẩm, thiết bị y tế và chẩn đoán, và các lĩnh vực tiêu dùng. Giám đốc tuân thủ là chủ tịch ủy ban. ủy ban tuân thủ có trách nhiệm giám sát và phê duyệt chính sách tuân thủ doanh nghiệp và tuân thủ các lĩnh vực cụ thể, thủ tục và các chương trình, và định kỳ báo cáo Ban chấp hành và Hội đồng quản trị, bao gồm các báo cáo về tình hình tuân thủ.
Các nhân viên từ phòng chức năng của công ty đại diện trong ủy ban tuân thủ đóng một vai trò quan trọng trong việc giám sát hiệu quả của các chương trình tuân thủ trong khu vực chức năng của họ. Họ thực hiện vai trò này bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn và chính sách, đào tạo trên toàn doanh nghiệp về tiêu chuẩn và chính sách mới, và xem xét các kết quả của các cuộc kiểm toán, kiểm tra và giám sát các chương ừình, phân bổ nguồn lực, ké hoạch đào tạo, quản lý và đánh giá kế hoạch hành động.
Ngoài ra, kiểm toán nội bộ doanh nghiệp thực hiện kiểm toán độc lập các hoạt động kinh doanh bao gồm tuân thủ chăm sóc sức khỏe, phòng chống tham nhũng, và sự riêng tư. Đại diện của từng công ty cũng định kỳ báo cáo Uỷ ban tuân thủ về các vấn đề tuân thủ toàn doanh nghiệp trong khu vực và toàn cầu.Văn phòng luật và văn phòng tuân thủ và bảo mật về chăm sóc sức khỏe của Johnson &Johnson có trách nhiệm thiết lập các tiêu chuẩn toàn doanh nghiệp liên quan đến luật chống tham nhũng và tương tác cùng với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Theo nguyên tắc chung, các tổ chức tài chính có trách nhiệm đảm bảo kiểm soát kế toán phù hợp ở tất cả các cấp của tổ chức để đảm bảo độ chính xác trong báo cáo tài
các kết quả tài chính. Tổ chức này cũng có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra và giám sát hệ thống kiểm soát kế toán trên cơ sở liên tục được đảm bảo hợp lý rằng các điều khiển tại chỗ là phù hợp và hoạt động đúng. Một phần của đánh giá này bao gồm các tài liệu về tất cả các bước thực hiện để đánh giá và giám sát điều khiển, cũng như các tài liệu hệ thống và thủ tục kế toán và kiểm soát nội bộ hiện tại.
Johnson &Johnson duy trì đường dây nóng để nhân viên có thể truy cập qua điện thoại hoặc trực tuyến tại www.credohotline.com. Đường dây nóng này cũng có thể được truy cập bởi những người không phải là nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp của doanh nghiệp. Dịch vụ tuân thủ toàn cầu là tổ chức quản lý đường dây nóng bí mật, và gửi một báo cáo tổng két hàng năm tới kiểm toán nội bộ của công ty Johnson &Johnson. Các báo cáo được gửi đến công ty thích hợp hoặc nhân viên công ty để điều tra và giải quyết.
Chính sách đào tạo của Johnson
Đào tạo về chính sách của J&J về cách ứng xử kinh doanh được cung cấp cho người lao động trên toàn thế giới bằng 16 ngôn ngữ. Chương trình đào tạo cung cấp thông tin về các chính sách của Johnson &Johnson liên quan đến xung đột lợi ích và phù hợp với luật pháp và các quy định. Đào tạo về Luật chống tham nhũng ở nước ngoài của Hoa Kỳ (US FCPA) được cung cấp cho các nhân viên bên ngoài Hoa Kỳ.
J&J yêu cầu nhân viên tham gia đào tạo trong các lĩnh vực hai năm một lần, Ngoài ra, đào tạo cụ thể về Luật chăm sóc sức khỏe và các quy định áp dụng đối với các doanh nghiệp của J&J được thực hiện thông qua một mạng lưới rộng lớn của cán bộ tuân thủ trên toàn thế giới.
Chính sách của J&J yêu cầu đào tạo chống tham nhũng cho người lao động để đảm bảo sự tuân thủ. Trong năm 2012, hai khóa học được kết hợp thành một nhằm đáp ứng yêu cầu: "Hội nhập kinh doanh về chăm sóc sức khỏe cho nhân viên J&J" và "Tìm hiểu về Luật chống tham nhũng ở nước ngoài của Mỹ (FCPA)". Chương trình đào tạo bao gồm tất cả các khía cạnh của Hướng dẫn hội nhập kinh doanh về chăm sóc sức khỏe (HCBIG), trong đó có đóng góp từ thiện, quyên góp, bên thứ ba trung gian (ví dụ như các nhà phân phối) và tương tác qua biên giới, tất cả đều được coi là hoạt động có nguy cơ cao.
Trong năm 2012, Johnson &Johnson hoàn thành đào tạo hơn 79.000 nhân viên. Ngoài ra, J&J cũng tổ chức nhiều buổi đào tạo cho những thành phần trung gian thứ ba quan trọng như các nhà phân phối về chính sách của Công ty. Công ty đã yêu cầu trung gian bán hàng được đào tạo về các yêu cầu của HCBIG, và hợp đồng bao gồm các cam kết hợp đồng cụ thể để tuân thủ tất cả các Luật chống tham nhũng, tuân thủ chính sách HCBIG khi tương tác với đại diện của khách hàng và cho phép kiểm toán các hoạt động của họ. Tuân thủ quy định của nhà cung cấp và các nhà cung cấp được theo dõi và kiểm toán bởi tổ chức tuân thủ quy định và mua sắm của J&J. Kiểm toán nội bộ thực hiện đánh giá hợp đồng hàng năm với một số nhà cung cấp chủ chốt để đảm bảo tuân thủ với những thoả thuận về điều khoản và yêu cầu của hợp đồng, Bất kỳ cáo buộc về việc không tuân thủtrong các giao dịch kinh doanh với các bên thứ ba được ghi nhận và điều tra bởi kiểm toán nội bộ, phòng luật hoặc các tổ chức thích hợp khác trong J&J.
1.3.1.3. Kinh nghiệm chương trình tuân thủ tại Hoa Kỳ
Hầu hết các công ty của Hoa Kỳ đều có chính sách về chương trình tuân thủ khá bao quát và chặt chẽ đổi với từng bộ luật đang hiện hành. Kinh nghiệm rút ra từ công ty Johnsqn &Johnson cho thấy muốn xây dụng chương trình tuân thủ hiệu quả, trước hết phải xác định được chính sách cụ thể và rõ ràng cho hoạt động công ty nhằm hoạt động kinh doanh hiệu quả, tuân thủ pháp luật, có đạo đức và trách nhiệm. Để thực hiện được điều đó, cần tách bạch tùng chính sách và có chiến lược, xây dựng bộ qui tắc ứng xử định ra các hành vi tương ứng với từng chính sách luật đó. Theo đó, cần nắm rõ các bộ luật tương ứng, rà soát sự chồng chéo của các bộ luật, xây dựng bộ hướng dẫn các qui tắc ứng xử riêng của công ty đối với các bộ luật đó.
Khi công ty đã xây dựng được bộ qui tắc ứng xử, điều quan trọng là cần xây dựng được chương trình tuân thủ hiệu quả nhằm đảm bảo mục tiêu của công ty. Đặc biệt nhất là khâu đào tạo, truyền thông về các tiêu chuẩn, chính sách của công ty trên phạm vi công ty cũng như các đối tác doanh nghiệp. Các nhân viên có nắm được bộ qui tắc ứng xử thì mới có thể giảm bớt được các hành vi vi phạm. Công tác
Kiểm soát hoạt động tốt và phát hiện các vi phạm đồng thời có các biện pháp xử lý kịp thời thì mới tránh được nhũng rủi ro lớn cho công ty.
Đối với các công ty lớn, các công ty đa quốc gia, cần nắm vững các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là những bộ luật ở từng quốc gia, mỗi địa phương để có thể xây dựng được chính sách và chương trình tuân thủ phù hợp.
Một kinh nghiệm rút ra khi ứng dụng chương trình tuân thủ cho doanh nghiệp Việt Nam là cần bổ sung một đội ngũ chịu trách nhiệm về thực hiện tuân thủ trong sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp, bắt đầu từ Hội đồng quản trị đến ủy ban tuân thủ, Văn phòng tuân thủ và cán bộ tuân thủ.
1.3.2. Chương trình tuân thủ ở Đức
1.3.2.1. Quá trình phát triển của chương trình tuân thủ tại Đức
Chương trình tuân thủ tại Đức đã được phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Vào năm 2000, thủ tướng Đức triệu tập ủy ban Chính phủ lần đầu tiên về quản trị doanh nghiệp để phát triển các tiêu chuẩn chính thức cho quản trị Đức và soạn thảo các khuyến nghị cho sự phát triển pháp luật doanh nghiệp trong tương lai. Vào tháng 9 năm 2001, ủy ban Chính phủ lần thứ hai được giao trách nhiệm phát triển Luật Quản trị doanh nghiệp chính thức của Đức. Việc công bố chính thức Luật Quản trị doanh nghiệp của Đức (German Corporate Governance Code) vào đầu năm 2002 đánh dấu một mốc quan trọng trong sự phát triển của quản trị tốt ở Đức (Good Governance). Trong đó, Luật Quản trị doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng nhiều cửa Nguyên tắc quản trị công ty của OECD (the OECD Principles on Corporate Governance),
Sửa đổi Luật Quản trị doanh nghiệp nhằm tăng cường trách nhiệm cá nhân đối với ban giám sát để đảm bảo các doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ pháp lý của